YouMed

Yếu tố cảm xúc người bệnh Alzheimer: Lời khuyên cho người chăm sóc

Chuyên viên tâm lý NHIÊU QUANG THIỆN NHÂN
Tác giả: Chuyên viên tâm lý Nhiêu Quang Thiện Nhân
Chuyên khoa: Tâm thần

Bệnh Alzheimer hay nhóm bệnh sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi là một bệnh mãn tính. Quá trình một người đón nhận và sống với bệnh Alzheimer sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Cảm xúc là một yếu tố có thể khiến tình trạng bệnh tăng nặng, nhưng cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo sự cải thiện tình trạng sức khỏe. Người bệnh cảm thấy thế nào? sự tự tin, lòng tự trọng người bệnh là 2 chủ đề quan trọng của cảm xúc với bệnh nhân Alzheimer.

1. Đón nhận chẩn đoán bệnh Alzheimer

Nhận một chẩn đoán Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống của một người. Khi mới nhận được chẩn đoán mắc bệnh Alzheimer, người bệnh có khả năng trải qua một loạt các cảm xúc tiêu cực, chúng có thể bao gồm đau buồn, mất mát, giận dữ, sốc, sợ hãi, hoài nghi và thậm chí hoảng loạn.

Một số người có thể ứng phó với những cảm xúc này và họ trải qua lần lượt hoặc phối hợp nhiều cảm xúc cho đến khi tâm trí tự điều chỉnh cân bằng lại. Họ có thể cảm thấy sợ hãi về tương lai, sợ hãi về những khoảnh khắc ngơ ngác vì quên lãng, buồn bã về sự mất trí nhớ ảnh hưởng trực tiếp đến những người xung quanh, đôi khi họ xem mình là gánh nặng của gia đình và xã hội.

Việc đón nhận chẩn đoán Alzheimer có thể gây ra rối loạn trầm cảm và rối loạn lo âu ở một số trường hợp. Tình trạng trầm cảm và lo lắng có thể đẩy nhanh tiến triển của bệnh Alzheimer. Vì vậy, một số đề xuất về liệu pháp tâm lý, hỗ trợ điều trị bằng dược lý tâm thần có thể hữu ích cho sức khỏe của người bệnh. Khuyến khích nguồn lực từ gia đình và thay đổi lối sống lành mạnh cũng có thể ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Alzheimer 1

Thành viên trong gia đình và những người xung quanh cũng sẽ có các phản ứng cảm xúc của riêng họ để đối phó với thông tin “ông, bà, cha, mẹ, anh, chị” của mình mặc bệnh Alzheimer. Điều quan trọng là cả người mắc bệnh và gia đình đều cảm thấy có thể chấp nhận. Một tiến trình tốt là khi người bệnh và gia đình được khuyến khích và bày tỏ cảm xúc của họ.

Một số trường hợp ít hơn họ có những phản ứng cảm xúc tích cực khi nhận chẩn đoán Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ. Họ cảm thấy nhẹ nhõm khi biết được tình trạnh bệnh của mình sớm hơn đến khi nó trở nên tồi tệ, họ có thể chú ý về tình trạng sức khỏe của mình trước khi nó nặng hơn.

Một số khác chủ động tìm hiểu về bệnh tình để đánh giá lại tình trạng của họ và tập trung vào các hoạt động cải thiện sức khỏe, lối sống lành mạnh và các mối quan hệ khiến họ cảm thấy hạnh phúc.

2. Lời khuyên cho người chăm sóc hỗ trợ cảm xúc người bệnh Alzheimer

  • Cố gắng hiểu người Alzheimer cảm thấy như thế nào.
  • Đừng loại bỏ những lo lắng của người bệnh, vì nó cần thiết với học lúc đó – hãy lắng nghe và cho họ thấy rằng bạn đang ở đó với họ và vì họ.
  • Cố gắng tập trung vào hiện tại và cố gắng không dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ về điều tồi tệ sẽ diễn ra ở tương lai mà ta không kiểm soát được, vì đôi khi viễn cảnh này sẽ được cảm xúc tiêu cực phóng đại hơn.
  • Một tình huống hài hước hoặc dành thời gian cho một việc nào đó khác phù hợp có thể sẽ giúp đỡ.

3. Người bệnh Alzheimer cảm thấy thế nào?

Những người mắc chứng Alzheimer thường trải qua những thay đổi trong phản ứng cảm xúc của họ. Họ có thể ít khả năng kiểm soát cảm xúc của mình và cách bọc lộ chúng. Ví dụ, người bệnh có thể trở nên cáu kỉnh, dễ thay đổi tâm trạng nhanh chóng hoặc phản ứng thái quá với mọi thứ. Họ cũng có thể bất thình lình không quan tâm đến những thứ xung quanh,…

Những thay đổi này thường là khó khăn mà người chăm sóc sẽ đối mặt. Hãy hiểu cho người bệnh vì những phản ứng cảm xúc đôi khi chịu ảnh hưởng một phần do tổn thương não của họ. Một số người bệnh có thể phản ứng cảm xúc nhiều, cường độ mạnh hơn với một tình huống nào đó hơn là trước đây (ví dụ như họ có thể dễ dàng xúc động hoặc kích động) vì một số ký ức thực tế hoặc suy nghĩ nào đó trước đây được gợi lại trong tình huống thực tế.

Điều quan trọng với người chăm sóc là hãy bình tĩnh và phán đoán về những cảm xúc họ đang cố gắng thể hiện ra nhưng khó khăn hơn là chỉ tập trung vào những lời nói hoặc hành vi bên ngoài mà mình nhìn thấy. Các phản ứng cảm xúc mạnh mẽ cũng có thể được gây ra bởi nhu cầu không được đáp ứng. Người chăm sóc nên cố gắng tìm ra những nhu cầu này là gì và đáp ứng nếu có thể.

a. Sự tự tin và lòng tự trọng

Chứng Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ có thể khiến người bệnh cảm thấy bất an và mất niềm tin vào bản thân và khả năng của chính họ. Họ có thể cảm thấy họ không còn kiểm soát được mọi thứ và không tin vào phán đoán của chính mình. Họ cũng có thể trải nghiệm những phản ứng kỳ thị và đánh giá từ những người xung quanh – đôi khi là không được mọi người đối xử như người bình thường do kết quả chẩn đoán của họ. Tất cả những điều này có thể có tác động tiêu cực đến sự tự tin và lòng tự trọng của người bệnh.

Chứng Alzheimer cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị bản thân của người bệnh bằng cách ảnh hưởng đến các lĩnh vực sống quan trọng khác trong cuộc sống của người bệnh. Các vấn đề sức khỏe, hoàn cảnh sống, tài chính, tình trạng công việc với những người bệnh trẻ tuổi và quan trọng là mối quan hệ với những người xung quanh có thể bị ảnh hưởng.

alzheimer

Tuy nhiên, một số người hình thành các mối quan hệ mới sau khi đón nhận chẩn đoán của họ, thông qua các hoạt động như tham dự các khóa học mà chưa thực hiện được, tham gia một nhóm hỗ trợ đồng đẳng, câu lạc bộ, hay như là cơ hội xây dựng lại các mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Cách người bệnh nhìn nhận giá trị bản thân họ tốt cho phép họ ứng phó tốt hơn với tình trạng sức khỏe mãn tính của mình.

b. Hỗ trợ người bệnh duy trì giá trị bản thân: lời khuyên cho người chăm sóc

  • Cung cấp cho người bệnh lời khen ngợi phù hợp và khuyến khích – ăn mừng thành công và tập trung vào điều tích cực dù là nhỏ.
  • Tránh những lời chỉ trích gay gắt hoặc coi thường ý kiến người bệnh.
  • Đảm bảo cả người bệnh và người chăm sóc đều có thời gian để thực hiện các hoạt động mà họ thích và điều đó mang lại cho họ tâm thế thoải mái.
  • Nếu ai đó mắc lỗi, hãy cố gắng hỗ trợ người còn lại hết mức có thể.
  • Giúp người bệnh duy trì các mối quan hệ xã hội hiện có và hình thành những mối quan hệ mới. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tạo điều kiện cho các hoạt động chung với bạn bè và gia đình, tham gia các nhóm sở thích và trò chuyện khích lệ.

>> Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân mắc phải căn bệnh Alzheimer, chuẩn bị ngay các câu hỏi khi đi khám Alzheimer để có được buổi gặp bác sĩ tốt hơn

Alzheimer là một bệnh mãn tính. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của cả người bệnh và người chăm sóc. Điều quan trọng là gia đình và người chăm sóc cần nhận ra và đáp ứng nhu cầu cảm xúc và giá trị bản thân của người bệnh, đặc biệt là trong các mối quan hệ xã hội. Điều này mang một ý nghĩa quan trọng và tích cực trong điều trị.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. The psychological and emotional impact of dementiahttps://www.alzheimers.org.uk/get-support/help-dementia-care/understanding-supporting-person-dementia-psychological-emotional-impact

    Ngày tham khảo: 09/10/2019

  2. Alzheimer's Diseasehttps://www.psychologytoday.com/us/conditions/alzheimers-disease

    Ngày tham khảo: 09/10/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người