YouMed

Yoga chữa bệnh trĩ: Có hiệu quả không?

bác sĩ đoàn mình thái
Tác giả: Bác sĩ Đoàn Minh Thái
Chuyên khoa: Chấn thương chỉnh hình - Y học thể thao

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ, một tình trạng gây sưng phồng tĩnh mạch xung quanh hoặc trong hậu môn. Bệnh này có thể được cải thiện bằng các bài tập thể dục vật lý trong đó có yoga. Bởi các tư thế yoga sẽ giúp bạn cải thiện tiêu hóa và khuyến khích đi tiêu nhiều lần. Bài viết dưới đây Bác sĩ Đoàn Minh Thái sẽ chia sẻ những thông tin bổ ích về yoga chữa bệnh trĩ, hãy cùng tìm hiểu.

Lợi ích khi tập yoga chữa bệnh trĩ

Các bài tập yoga có tác dụng rất tốt với bệnh nhân bị trĩ bởi giúp tăng độ dẻo dai và giảm căng thẳng vùng chậu. Yoga cũng giúp làm tăng cường tuần hoàn máu, giúp hạn chế tụ máu tĩnh mạch. Từ đó, vùng hậu môn được giảm sưng viêm đau nhức. Ngoài ra yoga còn giúp kích thích nhu động ruột, cải thiện các tình trạng táo bón hay rối loạn nhu động giúp giảm tăng nặng triệu chứng trĩ.

Bài yoga chữa bệnh trĩ

Tư thế em bé

Tư thế yoga em bé này được sử dụng rất phổ biến và không mất nhiều sức lực. Lợi ích của bài tập này là giúp tăng cường lưu thông các mạch máu quanh hậu môn. Nhờ đó giảm sưng phồng, thư giãn hông, lưng dưới, chân. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:

Bước 1: Quỳ trên sàn sao cho gót chân để dưới mông, đầu gối hơi mở rộng bằng vai.

Bước 2: Từ từ hạ thấp người xuống, đầu chạm sàn, đồng thời duỗi thẳng hai tay về phía trước. Bạn hãy từ từ cảm nhận các đốt sống được duỗi thẳng và thả lỏng

Giữ nguyên tư thế trong 30 giây và nâng người lên về tư thế ban đầu.

Bài tập tư thế em bé
Bài tập tư thế em bé

Tư thế gác chân lên tường

Gác chân lên tường cũng là một tư thế giúp giảm căng thẳng cơ hậu môn hiệu quả. Máu lưu thông dễ dàng hơn tránh tình trạng vỡ hoặc sưng phồng tĩnh mạch. Nhờ đó giúp hỗ trợ các bài tập giảm sai lệch khung xương hiệu quả hơn. Để thực hiện bạn chỉ cần gác thẳng chân lên tường khoảng 5 phút là được.

Tư thế gác chân lên tường.
Tư thế gác chân lên tường

Tư thế co cơ sàn chậu

Đây là bài tập yoga chữa bệnh trĩ đơn giản nhờ giúp thư giãn cơ vòng hậu môn. Từ đó sẽ giúp bạn đi phân dễ dàng hơn, giảm căng thẳng và giảm sưng tĩnh mạch hậu môn. Để thực hiện tư thế co cơ sàn chậu ta làm như sau:

Bước 1: Nằm ngửa hoặc ngồi.

Bước 2: Co cơ hậu môn và giữ trong 5 giây rồi thư giãn tối thiểu 10 giây. Lặp lại động tác này 5 lần.

Tư thế ép đùi

Ép đùi có thể giúp giãn phần xương chậu, đùi trong, háng và đầu gối của bạn. Bài tập này cũng có thể giúp bụng vận động nhẹ và giảm sự khó chịu về tiêu hóa. Để thực hiện ép đùi, bạn cần ngồi trên sàn sao cho lưng thẳng. Sau đó co gối để hai lòng bàn chân úp vào với nhau. Dùng tay ép nhẹ hai đầu gối căng hết mức có thể. Thực hiện bài tập này trong khoảng 1 phút.Tư thế hít thở sâu

Tư thế kéo giãn cơ lưng, hông

Đây là bài tập yoga chữa bệnh trĩ nhờ kéo giãn cơ bụng, mông và hậu môn giúp đi tiêu dễ dàng hơn. Tư thế này đồng thời cũng tác động lên vùng bụng và giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Bài tập giảm đau cho người bệnh trĩ được thực hiện như sau:

Bước 1: Nằm ngửa trên sàn. Co một gối lên, chân còn lại cố gắng giữ thẳng.

Bước 2: Dùng tay kéo sát gối vào ngực, cảm nhận các khớp được đưa về đúng vị trí. Duy trì tư thế trong 30 giây và đổi bên.

Tư thế kéo giãn cơ lưng, hông
Tư thế kéo giãn cơ lưng, hông

Tư thế hít thở sâu

Bài tập này chủ yếu để thư giãn và giảm áp lực, giảm căng thẳng cơ sàn chậu. Động tác này được thực hiện như sau:

Bước 1: Ngồi thẳng và tay chống eo, vị trí tay đặt dưới xương sườn và trên vùng thắt lưng.

Bước 2: Hít vào và thở ra hết cỡ. Khi hít vào bụng nở và thở ra bụng hóp lại. Mỗi lần thở ra kéo rốn về phía cột sống. Thực hiện trong 5 phút.

Bài tập người bị trĩ cần tránh

Những người bị bệnh trĩ có tĩnh mạch bị giãn và sưng phồng nên các áp lực quá mạnh sẽ khiến bệnh nhân đau nhiều hơn. Vì vậy bạn nên tránh các loại bài tập có tác động mạnh. Nhất là những bài tập gây áp lực lớn lên vùng hậu môn và bùng bụng. Đó là các bài tập thể dục như:

  • Squat và động tác tương tự với khối lượng tạ nặng
  • Đi xe đạp trong thời gian lâu
  • Các bài tập nâng tạ làm tăng áp lực ổ bụng
  • Chèo thuyền
  • Cưỡi ngựa

Lưu ý để tập yoga chữa bệnh trĩ hiệu quả

Bên cạnh các bài tập yoga chữa bệnh trĩ thì bệnh nhân cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt để đảm bảo hồi phục sớm nhất. Một số lời khuyên dành cho bạn là:

  • Uống thật nhiều nước để hạn chế tình trạng táo bón và tạo điều kiện đi tiêu dễ dàng hơn. Hạn chế việc cố rặn hoặc nín thở khi đi tiêu.
  • Ăn nhiều thực phẩm cung cấp chất xơ như rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Mặc quần rộng rãi và có chất liệu vải mềm mại.
  • Giữ vùng hậu môn được sạch sẽ và khô thoáng.
  • Để giảm đau và giảm sức ép cho tĩnh mạch vùng bệnh, bạn có thể ngồi trên gối hoặc đệm.
  • Ngâm mình mỗi ngày với nước nóng từ 15 đến 20 phút. Bạn nên thực hiện vài lần mỗi ngày hoặc sau khi bạn đi tiêu.
  • Tránh sử dụng xà phòng để rửa mà nên sử dụng nước ấm.
  • Thay vì sử dụng giấy vệ sinh như bình thường, bạn nên thay bằng khăn ướt mềm.
  • Chườm lạnh hoặc chườm đá vùng bệnh bằng khăn để giảm đau và giảm sưng phồng tĩnh mạch.
  • Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu để giảm căng thẳng cho vùng chậu.
  • Bạn có thể tìm mua thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen.

Bài viết trên là hướng dẫn các bài tập yoga chữa bệnh trĩ có thể thực hiện ngay tại nhà. Để tăng cường hiệu quả của những bài tập bạn cần xây dựng thói quen sinh hoạt và ăn uống phù hợp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn mau thoát khỏi căn bệnh khó chịu này trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên nếu các triệu chứng không giảm hoặc ngày càng nặng hơn bạn nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị chuyên sâu hơn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. 6 Exercises to Treat (and Prevent) Hemorrhoids https://www.healthline.com/health/exercises-for-hemorrhoids#exercises-to-try

    Ngày tham khảo: 15/12/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người