YouMed

9 cách xử lý móng quặp (móng mọc ngược)

Bác sĩ VÕ THỊ NGỌC HIỀN
Tác giả: Bác sĩ Võ Thị Ngọc Hiền
Chuyên khoa: Da liễu

Móng quặp (móng mọc ngược) là một tình trạng xảy ra khá rất phổ biến. Khi đó cạnh bên của móng mọc ngược vào trong chọc vào phần mềm của ngón tay hay ngón chân. Nguyên nhân chính khiến cho móng mọc ngược là do thói quen và do một số nghề nghiệp. Các trường hợp nhẹ thường không gây nguy hiểm mặc dù gây khó chịu khi sinh hoạt.

Trong trường hợp nặng hơn thì tình trạng nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến xương bên dưới. Đối với các trường hợp nhẹ thì chúng ta có thể xử lý chúng tại nhà bằng các biện pháp đơn giản. Các biện pháp này giúp giải quyết móng quặp và ngăn chúng không diễn tiến nặng hơn. Trong bài viết này chuyên gia từ YouMed sẽ giúp chúng ta hiểu rõ những bước xử lý móng quặp tại nhà.

1. Ngâm tay hoặc chân trong nước

Ngâm tay hoặc chân trong nước

Móng mọc ngược vào trong sẽ khiến cho phần mô mềm xung quanh móng sưng phù và đau nhức. Lúc này, ngâm tay hoặc chân bị móng quặp vào trong nước ấm sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng. Các bạn có thể ngâm tay hoặc chân 3 lần/ngày và mỗi lần khoảng 20 phút. Nước ấm sẽ giúp làm dịu cơn đau do móng quặp gây ra.

2. Ngâm tay hoặc chân với giấm

Ngâm tay hoặc chân với giấm

Giấm táo là một phương thuốc dân gian được sử dụng trong nhiều trường hợp bao gồm cả móng quặp. Công dụng của giấm táo đem lại là khả năng kháng khuẩn và giúp giảm viêm. Tuy vẫn còn thiếu bằng chứng từ các nhà khoa học nhưng sử dụng giấm táo có thể đem lại lợi ích.

Đầu tiên, chuẩn bị một thau nước ấm pha với một ít giấm táo. Ngâm tay hoặc chân vào trong dung dịch giấm táo khoảng 20 phút. Cuối cùng lau khô tay và chân của bạn sau khi ngâm.

3. Nâng cao phần móng quặp bằng chỉ nha khoa hoặc bông gòn

Nâng cao phần móng quặp bằng chỉ nha khoa hoặc bông gòn

Các bạn có thể thử dùng chỉ nha khoa hoặc mẩu bông gòn nhỏ để dưới cạnh móng và nâng phần móng quặp lên. Tuy nhiên theo các chuyên gia cho rằng dùng bông gòn nâng móng quặp lên sẽ gây đau và khiến cho vi trùng có thể xâm nhập. Vì thế, trước tiên làm ướt bông gòn hoặc chỉ nha khoa với cồn để giảm khả năng bị nhiễm khuẩn.

4. Bôi thuốc kháng sinh

Bôi thuốc kháng sinh

Sử dụng kem chứa kháng sinh bôi lên phần móng quặp giúp kháng khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Các thuốc kháng sinh chứa thành phần Neosporin, Polysporin hay Bactroban có công dụng giúp kháng khuẩn. Các bạn có thể bôi kem kháng sinh 3 lần/ngày và băng ngón tay hoặc chân ngay sau đó để tăng tác dụng.

5. Mang giày và vớ thoải mái

Vớ hay giày quá chật sẽ khiến cho tình trạng móng quặp trở nên nặng hơn. Vì thế khi bị móng quặp, ngoài các biện pháp giúp giảm đau và kháng khuẩn. Các bạn cũng cần lưu ý mang vớ và giày thoải mái.

Việc này giúp cho chân của bạn không bị ép chặt và không gây chấn thương cho móng. Cách tốt nhất là trong thời gian đang chờ móng bị quặp lành thì các bạn nên mang giày hở ngón. Giày bít mũi chân sẽ khiến cho các ngón chân phải chịu thêm áp lực.

6. Uống thuốc giảm đau khi móng mọc ngược

Nếu cơn đau khiến cho bạn cảm thấy khó chịu nhiều và khó khăn khi sinh hoạt hay đi lại. Lúc này các bạn có thể uống thêm thuốc giảm đau. Cơn đau sẽ giảm nhanh chóng sau khi uống thuốc, điều này giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian chờ phần móng quặp lành.

7. Mang dụng cụ bảo vệ ngón

Mang dụng cụ bảo vệ ngón

Một số dụng cụ thông minh giúp bảo vệ phần ngón bị móng quặp để hạn chế lực tác động lên nó. Các dụng cụ này được thiết kế ôm trọn ngón tay hay ngón chân của bạn. Sử dụng chúng rất dễ dàng, bạn chỉ cần đeo trực tiếp chúng vào ngón bị móng quặp.

8. Đến khám bác sỹ khi móng mọc ngược

Khi móng quặp chỉ ở giai đoạn sớm và triệu chứng còn nhẹ thì chúng ta có thể chăm sóc móng tại nhà. Các biện pháp được trình bày ở trên có hiệu quả giúp giảm nhanh triệu chứng và khắc phục móng quặp.

Còn trong các trường hợp sau đây, các bạn nên đến khám bác sỹ chuyên khoa:

  • Móng sưng và đau nhiều hơn.
  • Các biện pháp tại nhà không mấy hiệu quả.
  • Móng bị nhiễm trùng, có mủ hay máu.

Cần lưu ý rằng tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng và ảnh hưởng đến phần xương bên dưới. Lúc này bác sỹ sẽ giúp chẩn đoán mức độ tổn thương và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

9. Phẫu thuật móng mọc ngược

Phẫu thuật móng mọc ngược

Trong trường hợp móng bị nhiễm trùng hay có mủ thì bác sỹ có thể sẽ đề nghị bạn cần phải phẫu thuật. Bác sỹ sẽ cắt bỏ phần móng chọc vào thịt và gốc móng tương ứng. Phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện với đốt điện, laser hoặc dao mổ. Kết quả của phẫu thuật móng ở mức độ cao, đem lại sự hài lòng cho người bệnh.

Sau khi phẫu thuật, các bạn có thể trở lại hoạt động bình thường và khả năng tái phát thấp.

10. Kết luận

Móng mọc ngược là tình trạng phổ biến xảy ra ở nhiều người. Các trường hợp nhẹ thường không gây nguy hiểm mặc dù gây khó chịu khi sinh hoạt. Trong trường hợp nặng hơn thì tình trạng nhiễm trùng có thể lây lan và ảnh hưởng đến xương bên dưới.

Đối với các trường hợp nhẹ thì chúng ta có thể áp dụng các biện pháp xử lý tại nhà. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, phẫu thuật móng là biện pháp hiệu quả an toàn và ít tái phát.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Ingrown Toenail: Remedies, When to See Your Doctor, and Morehttps://www.healthline.com/health/ingrown-toenail-remedies#nail-removal

    Ngày tham khảo: 05/05/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người