YouMed

Những điều cần biết khi bà bầu bị dị ứng nổi mề đay

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Phan Lê Nam
Tác giả: ThS.BS Phan Lê Nam
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Mề đay là tình trạng phổ biến ở cả người bình thường và phụ nữ mang thai. Phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người để có tình trạng khác nhau, tuy nhiên không được chủ quan về vấn đề này. Theo thống kê có khoảng 60% số phụ nữ mang thai xuất hiện tình trạng dị ứng nổi mề đay. Hãy cùng ThS.BS Phan Lê Nam tìm hiểu những lưu ý cần biết khi bà bầu bị dị ứng nổi mề đay qua bài viết dưới đây.

Mề đay là gì?

Mề đay là một tình trạng phản ứng của da, do giải phóng histamin và các chất trung gian hoá học khác. Người bị nổi mề đay có biểu hiện phù nề, da mẩn đỏ từ dạng nốt nhỏ đến mảng lớn. Các đám sẩn này không đều, nổi nhiều hoặc ít có màu hồng hoặc xanh trắng. Kèm theo đó là triệu chứng ngứa ngáy không ngừng, càng gãi càng ngứa. Hiện tượng này sẽ hoàn toàn biến mất thường chỉ sau vài giờ đến vài ngày.1

Mề đay là một trong những chuỗi dấu hiệu của dị ứng. Những người có cơ địa dị ứng hoặc mắc các bệnh như hen, viêm mũi dị ứng là đối tượng nguy cơ thường xuyên nổi mề đay.

Dấu hiệu nghi ngờ bà bầu bị dị ứng nổi mề đay

Dị ứng nổi mề đay thường xảy ra ở những tháng cuối hoặc thời kỳ đầu của thai kỳ. Mề đay ở phụ nữ có thai có thể tại một vị trí nhất định hoặc mề đay khắp người. Chúng thường xuất hiện đầu tiên ở bụng, sau đó thấy ở mông, đùi và tứ chi nhưng ít xảy ra ở mặt. Nổi mề đay dễ gặp trong lần đầu mang thai hơn và ít tái phát ở những thai kỳ sau.

Dấu hiệu của bà bầu mang thai ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau. Một số dấu hiệu phổ biến như sau:

  • Da mẩn đỏ, sẩn phù ban đầu xuất hiện ở 1 vị trí rồi lan ra các vị trí khác.
  • Ngứa kèm cảm giác nóng rát, mệt mỏi.
  • Đối với những trường hợp nặng hơn có thể sưng phù ở mí mắt, môi hoặc các vùng da mỏng.

Khi gặp các triệu chứng nặng mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được điều trị phù hợp

Mề đay ở phụ nữ có thai
Mề đay ở phụ nữ có thai

Nguyên nhân gây ra nổi mề đay ở bà bầu

Nguyên nhân bà bầu bị dị ứng nổi mề đay hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Nguyên do có thể do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết thai kỳ: bất thường về hormone, các vấn đề về stress, tâm lý.

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị dị ứng nổi mề đay
Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị dị ứng nổi mề đay

Hoặc giống như những người bình thường khác, phụ nữ có thai bị chứng nổi mề đay do các nguyên nhân sau:

  • Cơ địa dị ứng.
  • Thay đổi nội tiết tố.
  • Sức đề kháng suy giảm nên dễ bị tác động bởi các dị nguyên.
  • Thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc, vaccine.
  • Thay đổi thời tiết.
  • Tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng: phấn hoa, bụi, hoá chất, lông động vật,…
  • Tâm lý lo lắng.
  • Nguyên nhân khác: môi trường, côn trùng cắn,…

Bà bầu bị dị ứng nổi mề đay có gây hại cho con không?

Có 2 dạng mề đay:

  • Cấp tính (triệu chứng nhẹ, xuất hiện đột ngột, kéo dài vài giờ hoặc dưới 6 tuần).
  • Mãn tính (bùng phát và tái nhiễm nhiều lần có thể trên 6 tuần hoặc kéo dài hơn).

Mức độ ảnh hưởng của mề đay phụ thuộc vào tình trạng mề đay. Đa số các trường hợp mề đay ở phụ nữ có thai sẽ tự khỏi sau vài giờ đến vài ngày. Nhưng có trường hợp mề đay kéo dài có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Bên cạnh đó, mề đay ở mẹ bầu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Thai nhi có thể bị chậm phát triển, dễ bị dị tật bẩm sinh, hệ hô hấp bị ảnh hưởng.

Ảnh hưởng hệ hô hấp của trẻ
Ảnh hưởng hệ hô hấp của trẻ

Thuốc sử dụng cho bà bầu dị ứng nổi mề đay

Thuốc chữa mề đay cho phụ nữ có thai cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Các bà bầu không được tự ý chữa trị cho dù là tình trạng nhẹ nhất. Thông thường thuốc cho bà bầu bị mề đay chủ yếu là thuốc điều trị triệu chứng.2

Các thuốc được sử dụng phải lành tính, hoạt lực thấp và ít ảnh hưởng thai nhi. Thuốc được lựa chọn cũng nên hạn chế dùng đường uống, đa số dùng thuốc tác động tại chỗ. Loại thuốc thường dùng nhất là kháng histamine dạng kem hay thuốc mỡ steroid tại chỗ. Steroid chỉ nên dùng uống đối với mề đay nặng nếu các phương pháp khác thất bại.2

Xu hướng hiện nay các mẹ bầu thường dùng thuốc dược liệu hơn, tuy tác dụng chậm nhưng an toàn. Một số dược liệu  thường được dùng là nha đam, lá khế, kinh giới, tía tô, rau má,…

Phụ nữ có thai được xếp vào nhóm đối tượng đặc biệt. Các bệnh gặp phải hay thuốc sử dụng đều có nguy cơ gây hại cho sự phát triển của bé. Vì vậy, khi có bất kì dấu hiệu nào, nên tìm đến sự tư vấn của nhân viên y tế. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý quan trọng về bà bầu bị dị ứng nổi mề đay.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Hiveshttps://www.healthline.com/health/hives

    Ngày tham khảo: 07/10/2022

  2. Phụ nữ mang thai bị mề đay và sẩn ngứahttps://suckhoedoisong.vn/phu-nu-mang-thai-bi-me-day-va-san-ngua-16941672.htm

    Ngày tham khảo: 07/10/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người