YouMed

Bạn cần lưu ý gì ở khi trẻ đạt mốc 2 tháng tuổi?

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Chỉ trong 2 tháng đầu, em bé của bạn đã thay đổi về rất nhiều mặt. Cũng mang đến rất nhiều điều thú vị như nụ cười đầu tiên hay nhận biết giọng nói của mẹ… Quan trọng là trẻ đã bước ra khỏi giai đoạn sơ sinh. Một cột mốc quan trọng trong những tháng đầu đời. Dưới đây là tất cả các thông tin quan trọng và lời khuyên bạn cần biết cho con mình trong suốt tháng thứ hai.

1. Đặc điểm chung ở trẻ 2 tháng tuổi

1.1. Tăng trưởng nhanh về cân nặng, chiều dài

Khi được 2 tháng tuổi, con bạn có thể trông hoàn toàn khác so với lúc mới sinh. Nhờ sự phát triển nhanh chóng, con bạn trông bụ bẫm hơn. Có thể không còn giống một đứa trẻ sơ sinh nhỏ nhắn nữa. Rất có thể, bạn đã thu dọn những bộ quần áo mà trẻ mặc từ vài ngày tuổi đầu tiên. Bởi vì sự thay đổi đáng kể về cân nặng ở giai đoạn này. Ngoài ra, bạn sẽ thấy những phản xạ mới xuất hiện mà trẻ học từ cha mẹ mỗi ngày. Trung bình, khi trẻ được 2 tháng tuổi:

  • Tăng khoảng 900 gam đến 2000 gam kể từ khi sinh.
  • Chiều dài sẽ tăng hơn 3 đến 5 cm.
  • Tăng chu vi vòng đầu khoảng 4 cm.
Những con số trên chỉ mang tính chất tham khảo vì trẻ sơ sinh có thể phát triển hơn thế nữa. Con bạn có thể tăng trưởng nhiều hơn trong một hoặc hai tháng. Giai đoạn sau đó có thể tăng trưởng chậm lại nhưng điều này hoàn toàn bình thường.

Cuộc sống với đứa trẻ 2 tháng tuổi có thể khác nhau tùy thuộc vào tính cách từng trẻ. Một số biểu hiện thường thấy như trẻ có thể vẫn quấy khóc vào buổi tối, muốn có nhiều thời gian nằm trên giường để nhìn xung quanh, hoặc muốn được nằm trong nôi. Tất cả các trẻ nhỏ, ngay cả ở độ tuổi tưởng chừng như không biết gì này, đều khác biệt về nhu cầu và cách thể hiện.

Tham khảo thêm bài viết: Suy dinh dưỡng ở trẻ: Bố mẹ phải làm gì?

1.2. Giấc ngủ

Bạn đã vượt qua những tuần khó khăn nhất của việc nuôi dạy con. Bởi vì hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu ngủ suốt đêm vào khoảng 12 tuần tuổi. Do đó, nỗi khổ thức đêm cho con bú của người mẹ sẽ được giảm bớt phần nào. Trẻ có thể ngủ khoảng 16 giờ/ngày. Có 3 đến 4 giấc ngủ ngắn trong ngày. Tuy nhiên, một số trẻ có thể ngủ nhiều vào ban ngày hay ngủ nhiều giấc ngắn hơn.

Bạn có thể tiếp tục cho trẻ ngậm núm vú giả trong lúc ngủ. Việc sử dụng núm vú giả có liên quan đến việc giảm tỷ lệ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).  Vì vậy đó là một phần trong khuyến nghị về giấc ngủ an toàn của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ.

Khi được 2 tháng tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh vẫn chưa ngủ suốt đêm. Tình trạng đó sẽ không xảy ra cho đến lúc trẻ gần 3 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, hầu hết các bé vẫn thường thức một đến hai lần mỗi đêm. Đa số là vì trẻ có nhu cầu bú.

Một điểm cần lưu ý là trẻ bú sữa công thức có thể có các cữ bú hơi khác so với trẻ bú sữa mẹ. Vì trẻ bú sữa công thức có thể ngủ lâu hơn vào ban đêm và ban ngày. Hoặc kéo dài thời gian mỗi lần bú hơn.

2. Các mốc phát triển

2.1. Về cơ thể

  • Thóp sau đóng:

Đây là một vị trí lõm nhẹ, sờ mềm nằm phía trên đỉnh đầu của bé mà bạn có thể không nhận thấy. Nó sẽ đóng lại khi trẻ được 2 tháng tuổi. Nghĩa là các xương sẽ dính sát với nhau để khép kín chỗ hõm này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể vẫn mở cho đến khi bé được 3 tháng tuổi.

  • Tăng cân nhiều hơn:

Con bạn có thể bắt đầu trông bụ bẫm và mũm mĩm hơn. Trẻ sơ sinh ở giai đoạn này có xu hướng tăng cân đều đặn. Vì chúng chưa bắt đầu di chuyển nhiều và cơ bắp chỉ mới bắt đầu phát triển.

  • Vận động nhiều hơn:

Ngoài việc có thể tập ngẩng đầu lên, trẻ cũng bắt đầu thực hiện các chuyển động nhịp nhàng hơn với cánh tay và chân. Vậy nên, bạn sẽ nhận thấy các cử động phản xạ dần dần có chủ đích hơn.

2.2. Về não

Nhận dạng khuôn mặt: Khi được 2 tháng tuổi, con bạn có thể nhận dạng khuôn mặt của bố mẹ hay những người thường xuyên chăm sóc trẻ. Biểu hiện thường gặp là mỉm cười hoặc nhìn theo khi nghe giọng nói của ai đó.

Tiếng thì thầm, ríu rít: Con bạn đã bắt đầu học cách nói chuyện. Nhờ nghe thấy giọng nói xung quanh, trẻ sơ sinh của bạn sẽ thể hiện nỗ lực để “trò chuyện” với bạn.

2.3. Khi nào cần đưa trẻ đến khám bác sĩ?

Nếu lần đầu làm cha mẹ, bạn có thể cảm thấy rất thú vị khi theo dõi cẩn thận các mốc phát triển của trẻ. Nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng các cột mốc quan trọng có thể khác nhau ở mỗi em bé. Chỉ vì em bé của bạn chưa đạt được một cột mốc cụ thể nào đó không nhất thiết là có điều gì đó bất ổn. Nhưng nếu bạn có lo lắng hoặc nhận thấy bất kỳ điều nào sau đây, hãy nói chuyện với bác sĩ.

  • Bú giảm hoặc không tăng cân: Khi được 2 tháng tuổi, trẻ có thể đã trải qua một giai đoạn phát triển vượt bậc. Nhưng bạn khó có thể tự đánh giá được. Biểu đồ tăng trưởng của bé tại phòng khám bác sĩ có thể giúp bạn biết thêm thông tin này.
  • Không có dấu hiệu nhận dạng khuôn mặt: Điều yêu thích của trẻ khi được 2 tháng tuổi là khuôn mặt của cha mẹ. Trẻ nên thể hiện những dấu hiệu phấn khích, vui mừng như đá chân hoặc mắt “sáng lên” khi nhìn bạn.
  • Không dõi theo hay tìm kiếm chuyển động của âm thanh đồ chơi hoặc ngón tay của bạn khi bạn di chuyển nó qua lại trước mặt trẻ.
  • Không thể nhấc đầu lên khi bạn đang ôm bé vào ngực hoặc trên vai của bạn.

tre-2-thang-tuoi

Khi được 2 tháng tuổi, có thể bạn sẽ gặp phải một số vấn đề sức khỏe khi trẻ bước vào giai đoạn này. Tất nhiên, đối với trẻ có tình trạng bệnh lý phức tạp hoặc có nhu cầu chăm sóc đặc biệt, bạn sẽ dành nhiều sự chăm sóc hơn. Đặc biệt, trẻ nên được theo dõi tại cơ sở y tế. Đối với các vấn đề chung, sau đây là một số điểm cần ghi nhớ:

3.1. Hắt hơi

Ở thời điểm này, bé bắt đầu hắt hơi nhiều. Đường hô hấp nhỏ của con bạn có thể cực kỳ nhạy cảm với các chất gây kích ứng trong không khí. Vì vậy, hãy cố gắng chú ý đến những tác nhân gây bệnh thông thường. Ví dụ như lông của vật nuôi hay khói thuốc lá. Bạn cần loại bỏ chúng khỏi môi trường sống của bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát trong phòng của bé. Mục đích giúp giúp bé dễ chịu hơn khi thời tiết quá khô nóng. Nếu có nghẹt mũi, bạn có thể nhỏ nước muối sinh lý để làm sạch các chất gây kích ứng.

3.2.Tưa miệng

Nếu bạn nhìn thấy bé có những mảng trắng ở bên trong má và lưỡi mà không thể dễ dàng lau sạch, đó có thể là dấu hiệu của tưa miệng. Đây là một bệnh nhiễm trùng nấm men rất nhẹ. Thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi có triệu chứng này, bạn nên đưa trẻ đến khám để Bác sĩ kê toa thuốc rơ miệng cho trẻ. Con bạn có thể bị tưa miệng khi bú mẹ hoặc nếu đang dùng thuốc kháng sinh kéo dài. Bạn có thể đọc thêm tại bài viết “Lưỡi trắng: Vấn đề khoang miệng cần lưu ý“.

3.3. Mụn trứng cá 

Trẻ sơ sinh của bạn có thể bị mụn trứng cá, phát ban và da bong tróc. Thường sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Ngoài ra, con bạn cũng dễ bị khô da. Do đó, hãy sử dụng xà phòng và kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, an toàn cho trẻ sơ sinh. Vệ sinh những vùng da này 1 hoặc hai 2 mỗi ngày. Nếu trẻ hay chảy nước miếng và bị phát ban ở vùng da gần đó, việc đặt một chiếc yếm có thể giúp ngăn nước miếng tiếp xúc với da của bé.

3.4. Trào ngược

Nhiều trẻ ọc sữa sau khi ăn do bú quá no. Hoặc do cấu trúc van đóng đầu trên của dạ dày chưa trưởng thành. Điều này thường không đáng lo ngại gì nhiều. Miễn là con bạn vẫn tăng cân đều đặn và tình trạng trên không khiến trẻ ho hoặc sặc.

Để giúp ngăn trào ngược, hãy thử cho trẻ ăn với lượng ít hơn. Chia thành nhiều cữ bú. Thường xuyên cho ợ hơi sau khi bú. Tránh tạo áp lực lên bụng như cho trẻ nằm sấp. Hoặc hạn chế hoạt động mạnh sau khi ăn. Tình trạng này sẽ cải thiện theo độ tuổi. Đa số không cần điều trị đặc biệt. Nhưng nếu trớ hay ọc sữa có vẻ trở nên tồi tệ hơn hoặc khiến bé khó chịu, hãy tìm đến sự giúp đỡ của Bác sĩ. Đọc thêm thông tin ở bài viết “Chứng trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm?” n

3.5. Tắc ống dẫn nước mắt (tắc tuyến lệ)

Nhiều trẻ sơ sinh thường xuyên bị chảy nước mắt, thường là do ống dẫn nước mắt bị tắc. Điều này không đáng lo ngại trừ khi mắt bị nhiễm trùng. Nếu bạn thấy mắt trẻ sưng đỏ hay tiết dịch vàng, hãy cho bác sĩ nhi khoa biết. Bởi vì có thể cần thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Tắc ống dẫn nước mắt thường tự hết trước khi con bạn được 12 tháng tuổi.

3.6. Hăm tã

Hăm tã rất phổ biến ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đa số khỏi sau 3 – 4 ngày với một loại kem thoa dưỡng ẩm. Có thể ngăn ngừa hăm tã bằng cách thay tã thường xuyên cho trẻ. Hạn chế mặc tã càng ít càng tốt. Bạn cũng có thể thoa kem chống hăm tã như một biện pháp phòng ngừa trong thời tiết nóng bức.

3.7. Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Nếu con bạn bị ho hoặc bị sổ mũi, bạn có thể khó biết phải làm gì cho trẻ. Vì ở độ tuổi này, thuốc không cần kê toa không an toàn cho con bạn. Để giúp con bạn dễ chịu, cách điều trị tốt nhất là dùng nước muối sinh lí nhỏ mũi. Dụng cụ hút mũi sẽ giữ cho mũi của trẻ thông thoáng. Do trẻ chưa biết cách thở bằng miệng, nếu mũi nghẹt mũi sẽ khiến trẻ không thể bú. Đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu con bạn sốt cao, khó thở hoặc không cải thiện sau 1 tuần nhé.

    3.8. Kiểm tra sức khỏe 

    Con bạn nên được khám sức khỏe tổng quát cho trẻ 2 tháng. Lần khám này sẽ bao gồm tất cả các bước kiểm tra thông thường. Bao gồm cân nặng, chiều dài, vòng đầu, các mốc phát triển. Ngoài ra, đây cũng là đợt tiêm vắc xin đầu tiên của con bạn.

    Theo lịch tiêm chủng mở rộng của chương trình y tế quốc gia, con bạn cần được tiêm vắc xin DTaP (Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván), Hib, phế cầu, uống vắc xin bại liệt và rota ngừa tiêu chảy. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ được chủng ngừa nhắc lại viêm gan B lần thứ hai vào lần khám này.

    Đến tháng thứ 2, con của bạn đã khám phá ra rằng có nhiều điều cần thiết hơn là chỉ ăn, ngủ và khóc. Khi em bé thức lâu hơn, sẽ có nhiều thời gian hơn để chơi cùng bạn vì trẻ đang dần làm quen với môi trường xung quanh.

    Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

    Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

    +25 Bệnh viện
    +700 Bác sĩ
    +89 Phòng khám
    Đặt khám không chờ đợi

    Đặt khám
    không chờ đợi

    Nhắn tin với bác sĩ

    Nhắn tin
    với bác sĩ

    Gọi video với bác sĩ

    Gọi video
    với bác sĩ

    Mua sản phẩm y tế giá tốt

    Mua sản phẩm
    y tế giá tốt

    Lưu trữ hồ sơ y tế

    Lưu trữ
    hồ sơ y tế

    Đọc tin y tế chính thống

    Đọc tin y tế
    chính thống

    Tải ứng dụng YouMed

    Nguồn tham khảo / Source

    Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

    1. The Verywell Family Review Board, “Your 2-Month-Old Baby’s Development”, https://www.verywellfamily.com/your-2-month-old-baby-development-and-milestones-4171959, accessed on 17th September, 2020.

    Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người