YouMed

Trẻ 9 tháng tiêm mũi sởi được không?

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp ưu tiên hàng đầu để chủ động phòng ngừa bệnh sởi. Vậy, trẻ 9 tháng tiêm mũi sởi được không? Những tác dụng phụ cần phải lưu ý sau khi tiêm phòng cho trẻ là gì? Hãy cùng YouMed theo dõi các vấn đề được phân tích và trình bày trong bài viết dưới đây nhé!

Một số thông tin cơ bản về bệnh sởi

Sởi là gì?

Trước khi tìm hiểu vấn đề “Trẻ 9 tháng tiêm mũi sởi được không?”, bạn cần hiểu rõ về bệnh sởi là gì. Thực tế, bệnh sởi do vi rút sởi gây ra. Đây là một bệnh lí dễ lây truyền trên diện rộng. Các phương thức lây truyền:1

  • Qua đường hô hấp như khi ho, hắt hơi, nói chuyện
  • Ngoài ra, có thể dễ dàng lây qua các giọt dịch tiết mũi họng
  • Các phương thức lây truyền trên đều chứa vi rút sởi sẽ phát tán ra ngoài không khí, bám trên các bề mặt,… Từ đó, có thể làm lây bệnh cho người khác.

Khoảng thời gian lây bệnh kéo dài, bắt đầu từ trước cho đến khi người bệnh biết mình mắc sởi. Đó là khoảng từ 4 ngày trước khi phát ban đến 4 ngày sau khi hết ban.1

Biến chứng do bệnh sởi gây ra

Trường hợp người bệnh nếu không được chăm sóc cũng như được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng:2

  • Tình trạng viêm đường hô hấp, viêm tai mũi họng.
  • Người bệnh bị tiêu chảy cấp.
  • Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa.
  • Có thể bị viêm màng não.
  • Đặc biệt ở đối tượng trẻ em, trẻ suy dinh dưỡng và bị suy giảm miễn dịch.
  • Với đối tượng là phụ nữ có thai nếu mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non.

Do đó, việc tiêm phòng vắc-xin cho trẻ là biện pháp phòng bệnh quan trọng. Kết quả sau khi tiêm phòng đã làm giảm số lượng trẻ mắc bệnh rất nhiều so với trước kia. Từ đó có thể bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ các biến chứng và tử vong do bệnh sởi.

Tiêm vắc-xin là biện pháp quan trọng để phòng sởi
Tiêm vắc-xin là biện pháp quan trọng để phòng sởi

Trẻ 9 tháng tiêm mũi sởi được không?

1. Trẻ 9 tháng tiêm mũi sởi được không?

Theo WHO, trẻ 9 tháng tuổi ở những khu vực đang có dịch sởi có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh. Ở những khu vực khác, vắc-xin sởi nên tiêm cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi trở lên.3 Bên cạnh đó, vắc-xin sởi đơn MVVAC cũng có thể được tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người chưa có miễn dịch.4

Mặt khác, với vắc-xin kết hợp sởi – quai bị – rubella MMR có thể được tiêm cho trẻ từ 6 đến 11 tháng tuổi để phòng 3 bệnh trên, trong trường hợp trẻ đi du lịch quốc tế.5

Trẻ 9 tháng tuổi ở những khu vực đang có dịch sởi có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh
Trẻ 9 tháng tuổi ở những khu vực đang có dịch sởi có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh

2. Một số lưu ý khác

Không khuyến nghị việc tiêm vắc-xin cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.6 Khi tiêm vắc-xin sởi cho trẻ trước lịch tiêm chủng thì mũi tiêm này không được xem là mũi tiêm chính thức.

Do vậy, bố mẹ vẫn phải đưa trẻ đi tiêm đầy đủ 2 mũi vắc-xin sởi. Đó là vào lúc trẻ được 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi. Mục đích của các mũi tiêm nhằm đảm bảo hiệu quả miễn dịch phòng bệnh cho trẻ.

Khuyến nghị tiêm phòng vắc-xin cho mẹ đang cho con bú. Điều này là do kháng thể có thể được tạo ra từ cơ thể mẹ có thể bài tiết qua sữa. Từ đó, có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi khi trẻ còn quá nhỏ. Đây là các đối tượng chưa đủ tháng để tiêm vắc-xin.

Không những trẻ em mà người lớn cũng cần tiêm vắc-xin sởi. Đặc biệt chú ý đến những người đi du lịch hoặc có công tác đến những vùng có dịch.

Với những nhân viên y tế làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với các mầm bệnh. Ngoài ra, cần chú ý và cân nhắc tiêm phòng với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có ý định mang thai.

Tiêm ngừa sởi trễ có sao không?

Việc thực hiện tiêm chủng đúng lịch cho trẻ sẽ nâng cao được khả năng phòng vệ của vắc-xin trước những căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bố mẹ quên lịch cũng như thực hiện trễ mũi tiêm phòng sởi cho bé.

Trường hợp khi tiêm muộn, không nên quá lo lắng. Bố mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tư vấn và thực hiện lịch tiêm bổ sung các mũi tiêm còn thiếu cho bé.

Trường hợp bé đã đủ 18 tháng tuổi nhưng chưa được tiêm vắc-xin phòng sởi thì cần thực hiện đủ 2 mũi vắc-xin cho trẻ càng sớm càng tốt.

Những lưu ý khi tiêm vắc-xin sởi cho trẻ

Nhiều phụ huynh quan tâm khi tiêm phòng sởi có những lưu ý nào. Theo lời lời khuyên chuyên gia, bố mẹ cần chú ý đến lịch tiêm phòng cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi tiến hành tiêm phòng.

Ngoài ra, mẹ cũng nên theo dõi phản ứng của trẻ sau khi tiêm ngừa. Lưu ý một số phản ứng thường gặp ở trẻ như:7

  • Tình trạng sốt, phát ban nhẹ.
  • Cảm giác sưng, đau nhức tại vị trí.
  • Trẻ cũng có thể khóc quấy, biếng ăn tạm thời.
Sau tiêm sởi, trẻ có thể bị sốt và sưng, đau tại vị trí tiêm
Sau tiêm sởi, trẻ có thể bị sốt và sưng, đau tại vị trí tiêm

Sau tiêm, bố mẹ vẫn nên để trẻ ở lại trung tâm tiêm chủng để được theo dõi khoảng 30 phút để trường hợp có vấn đề xảy ra sẽ kịp thời xử lý.

Chỉ nên cho trẻ tiêm khi đảm bảo sức khỏe của trẻ tốt và đủ độ tuổi yêu cầu. Nếu phải cho trẻ <9 tháng tuổi tiêm vắc-xin thì phải có chỉ thị từ chương trình Tiêm Chủng Mở Rộng trong trường hợp cần thiết.

Trường hợp nếu trước 9 tháng tuổi đã thực hiện tiêm chủng thì kháng thể tự nhiên của cơ thể trẻ sẽ tự loại bỏ các vi rút trong vắc-xin. Do vậy, vắc-xin hoàn toàn không có tác dụng.

Khi trẻ đủ 9 tháng tuổi vẫn phải tiêm nhắc lại vì lúc này kháng thể tự nhiên của trẻ đã yếu đi.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã có câu trả lời cho vấn đề “Trẻ 9 tháng tiêm mũi sởi được không?”. Như đã nói thì tiêm vắc-xin sởi không miễn dịch vi rút sởi hoàn toàn, nó chỉ làm hạn chế quá trình nhiễm bệnh của người đã tiêm chủng. Tuy nhiên, trường hợp sau tiêm ngừa mà bị nhiễm sởi chiếm tỉ lệ rất thấp. Hãy cho trẻ đến các trung tâm tiêm chủng để được tư vấn và chỉ định tiêm phòng vắc-xin đầy đủ nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Measleshttps://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/measles

    Ngày tham khảo: 21/04/2023

  2. Measleshttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/measles/symptoms-causes/syc-20374857

    Ngày tham khảo: 21/04/2023

  3. One of the most contagious diseaseshttps://www.who.int/news-room/spotlight/history-of-vaccination/history-of-measles-vaccination

    Ngày tham khảo: 21/04/2023

  4. Vắc xin sởi MVVachttps://vnvc.vn/vac-xin-mvvac/

    Ngày tham khảo: 21/04/2023

  5. Measles, Mumps, and Rubella (MMR) Vaccination: What Everyone Should Knowhttps://www.cdc.gov/vaccines/vpd/mmr/public/index.html

    Ngày tham khảo: 21/04/2023

  6. Protecting Your Baby From a Measles Outbreak: FAQshttps://www.healthychildren.org/English/safety-prevention/immunizations/Pages/Protecting-Your-Baby-from-a-Measles-Outbreak-FAQs.aspx

    Ngày tham khảo: 21/04/2023

  7. Measles, Mumps, Rubella (MMR) Vaccinehttps://www.cdc.gov/vaccinesafety/vaccines/mmr-vaccine.html

    Ngày tham khảo: 21/04/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người