YouMed

Cha mẹ nên làm gì khi bé mọc răng hàm không chịu ăn?

Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Tác giả: Bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc
Chuyên khoa: Răng - Hàm - Mặt

Thời kì trưởng thành răng miệng của bé được đánh dấu qua quá trình mọc răng. Bé từ 6-24 tháng tuổi là thời gian bắt đầu giai đoạn này. Ngoài biểu hiện răng mọc, những triệu chứng bất thường khác của bé cũng nên được cha mẹ chú ý. Trong đó, bé mọc răng hàm không chịu ăn là vấn đề mà rất nhiều phụ huynh băn khoăn? Vậy, phải làm gì trong tình huống này? Bài viết dưới đây của bác sĩ Kim Thạch Thanh Trúc sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

Khi nào bé mọc răng hàm?

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên mọc khi bé đang trong độ tuổi mọc răng. Răng sẽ bắt đầu thay khi bé 6 tuổi, và sẽ cố định và giữ nguyên đến suốt đời. Những chiếc răng sữa sẽ bắt đầu lú lên từ dưới nướu làm lộ ra những mầm răng – hình ảnh đầu tiên của mọc răng. Tùy mỗi bé mà thời gian bắt đầu mọc răng có thể sớm hoặc trễ, song răng mọc có trình tự nhất định.

  • 6-12 tháng tuổi: răng cửa giữa mọc.
  • 9-16 tháng tuổi: răng cửa bên mọc.
  • 16-23 tháng tuổi: răng nanh mọc.
  • 13-19 tháng tuổi: răng hàm 1 mọc.
  • 22-24 tháng tuổi: răng hàm 2 mọc.

Như vậy, răng hàm bắt đầu mọc sau khi bé tròn một tuổi. Cha mẹ có thể nhận thấy những triệu chứng bất thường ở bé trong thời gian này liên quan đến việc mọc răng hàm.

Xem thêm: Dấu hiệu mọc răng và các cách giảm nhẹ triệu chứng

Tại sao bé mọc răng hàm không chịu ăn?

Bé không chịu ăn có nhiều lý do. Điều này có thể liên quan đến việc mọc răng của trẻ.

  • Mọc răng hàm có thể gây viêm sưng nướu, khi nhai thức ăn, bé phải cắn nhiều càng đè lên chiếc răng đau. Vì răng hàm to và diện tích lớn, nên khi mọc có thể gây khó chịu nhiều hơn.
  • Ở tuổi này, bé bắt đầu ý thức hơn về màu sắc thức ăn và món ăn. Do đó, thức ăn quá đặc hay không bắt mắt có thể làm bé không chịu ăn.
  • Đút trẻ ăn nhanh, liên tục tạo ra sự lo lắng cho trẻ. Bé không kịp thời gian để nuốt và nghỉ giữa mỗi muỗng ăn làm cho bé không cảm thấy hứng thú khi ăn.
  • Bé mất tập trung vì có đồ chơi, ca nhạc, tivi, không chú tâm vào việc ăn uống.
  • Bé mệt và buồn ngủ cũng không chịu ăn. Điều này có thể liên quan đến việc mọc răng làm cho bé khó chịu hơn và mau mệt hơn.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh

bé mọc răng hàm không chịu ăn
Bé mọc răng hàm bị đau và không chịu ăn

Qua đây, cha mẹ nên chú ý hơn khi chăm bé ăn ở độ tuổi này. Cần phải có những cách phù hợp khi đút bé ăn và phải theo dõi những biểu hiện bất thường liên quan đến việc mọc răng của bé.

Những lưu ý dành cho cha mẹ

Nếu phụ huynh lo lắng về vấn đề bé mọc răng hàm không chịu ăn, hãy nhờ sự tư vấn của nha sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa. Một số mẹo sau có thể giúp cải thiện tình trạng của trẻ.

Cho bé ăn thức ăn phù hợp

Lựa chọn thức ăn đúng sở thích của bé giúp bé thoải mái hơn khi ăn uống. Điều này có thể giúp bé tạm quên đi cảm giác đau răng và hứng thú hơn khi ăn, kể cả khi bé mệt. Bạn có thể cho bé thử với nhiều loại thức ăn và nhiều màu sắc khác nhau gây thu hút.

Xem thêm: Triệu chứng đau răng: phát hiện sớm để điều trị

Hơn nữa, việc này giúp bạn hiểu hơn về thói quen và sở thích ăn uống của trẻ. Song, cần lưu ý rằng, luôn đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ các chất và luôn cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Nếu bé chỉ thích một loại thức ăn, bạn hãy trộn đồ ăn mới với món ăn cũ để bé không chú ý đến nó.

Bé mọc răng hàm không chịu ăn
Chọn thức ăn lỏng giúp bé dễ nuốt hơn

Không nên tạo áp lực cho bé

Mẹ nên đút bé từ từ nhưng không kéo dài thời gian ăn uống. Đừng dồn ép bé và nên có khoảng nghỉ ngắn giữa mỗi lần đút giúp bé có thời gian nuốt và ít phải tác động vào chỗ răng nướu đau thường xuyên. Cho bé ăn khi có dấu hiệu đói và dừng lại khi bé no.

Ăn lượng vừa phải, đút từng muỗng nhỏ, không nên cho ăn nhiều đồ ăn quá đặc. Bé có thể chạm vào thức ăn nếu muốn. Khi cho bé bú cũng nên bú chậm và luôn quan sát bé khi đang ăn. Không nên cho bé ăn trước giờ đi ngủ.

Tạo môi trường phù hợp

Không nên cho bé vừa ăn vừa chơi, xem tivi làm bé sao nhãng. Nên cho trẻ ăn trong phòng sáng, thoáng và ít người qua lại. Tuy nhiên, cũng không nên quá gò bó, bạn có thể đặt vài món đồ chơi ưa thích gần chỗ bé và nói chuyện với bé giúp bé thoải mái hơn.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ

Thỉnh thoảng nên mát xa nướu răng bằng cách dùng ngón tay bạn thoa nhẹ lên vùng nướu bé. Bạn phải rửa tay thật sạch trước đó. Cho trẻ cắn một chiếc khăn lạnh hoặc ăn trái cây lạnh giúp giảm cơn đau nướu. Khi cần thiết, bạn có thể đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được chỉ định một số loại thuốc giảm đau. Cho bé chơi những loại đồ chơi cứng, dai và khử khuẩn thường xuyên, an toàn nếu bé cắn hoặc nhai.

Xem thêm: Thuốc và cách giảm đau khi mọc răng ở trẻ

Có cần gặp bác sĩ?

Những cách xử trí trên có thể giúp cải thiện tình trạng bé mọc răng hàm không chịu ăn. Vấn đề ăn uống sẽ không phải là nỗi lo ngại nếu bé phát triển bình thường và tăng cân hợp lý theo độ tuổi. Song, trong một số trường hợp, phụ huynh nên cân nhắc đưa trẻ đi khám răng sớm nếu có một trong những triệu chứng sau:

  • Bé hay gãi, dụi mặt, má và tai – đây là vị trí của răng hàm mọc.
  • Chảy nước dãi rất nhiều.
  • Sưng đỏ, phồng rộp nướu răng.
  • Bỏ ăn, bỏ bú, bỏ chơi, khóc nhiều.
  • Cắn, nhai đồ vật thường xuyên.

Xem thêm: Bé bỏ bú mẹ phải xử trí như thế nào?

Bé mọc răng hàm không chịu ăn
Hãy đưa bé đến gặp nha sĩ nếu có những dấu hiệu bất thường

Bé mọc răng hàm không chịu ăn tuy thường gặp nhưng không phải là khó trị. Quan trọng nhất, phụ huynh cần kiên nhẫn, quan tâm và dỗ dành trẻ nhiều hơn. Giúp bé vượt qua được giai đoạn này, các vấn đề trên sẽ giảm thiểu đáng kể. Nếu bạn còn thắc mắc gì, hãy dẫn bé đến gặp bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Baby Doesn’t Want to Eat? Painless Tips and Trickshttps://flo.health/being-a-mom/your-baby/baby-care-and-feeding/if-baby-does-not-want-to-eat

    Ngày tham khảo: 19/08/2021

  2. Safely Soothing Teething Pain and Sensory Needs in Babies and Older Childrenhttps://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/safely-soothing-teething-pain-and-sensory-needs-babies-and-older-children

    Ngày tham khảo: 19/08/2021

  3. Baby's Teeth Coming In? You Can Relieve Teething Pain Safely Without Medicinehttps://www.uhhospitals.org/Healthy-at-UH/articles/2019/07/how-to-relieve-your-babys-teething-pain-safely

    Ngày tham khảo: 19/08/2021

  4. When Do Babies Start Teething?https://www.medicinenet.com/teething/article.htm#what_medications_are_safe_to_use_to_treat_teething_pain

    Ngày tham khảo: 19/08/2021

  5. 5 Signs Your Baby is Teething (And Needs to See a Dentist Soon)!

    https://www.childrenandteendental.com/blog-articles/5-signs-your-baby-is-teething-and-needs-to-see-a-dentist-soon

    Ngày tham khảo: 19/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người