YouMed

Bệnh đổ mồ hôi đầu nhiều: nguyên nhân và cách khắc phục

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Bệnh đổ mồ hôi đầu ảnh hưởng đến khoảng 2 – 3% dân số thế giới. Việc ra mồ hôi đầu khiến bạn cảm thấy khó chịu vì cơ thể có mùi. Tình trạng này có thể được điều trị bằng các phương pháp y khoa. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh này ra sao? Mời bạn cùng YouMed tìm hiểu chủ đề đổ mồ hôi đầu trong bài viết sau.

Tổng quan về bệnh đổ mồ hôi đầu

Trong cơ thể tồn tại hàng triệu tuyến mồ hôi. Trong đó, các tuyến mồ hôi tập trung nhiều ở vùng đầu mặt.

Tuyến mồ hôi đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều nhiệt của cơ thể. Khi nóng lên, não sẽ truyền tín hiệu kích thích bài tiết mồ hôi qua da. Mồ hôi sẽ bốc hơi và làm mát cơ thể.

Khi cơ thể có bất thường trong việc điều tiết mồ hôi gây đổ mồ hôi quá mức thì tình trạng này gọi là tăng tiết mồ hôi.

Mồ hôi đầu khiến da mặt luôn bóng nhờn, có mùi khó chịu trên tóc hay vùng nách. Tình trạng này khiến bạn xấu hổ và giảm tự tin khi giao tiếp.

Nguyên nhân đầu đổ nhiều mồ hôi

Ra mồ hôi nhiều là bình thường nếu nó được gây ra bởi các yếu tố như nhiệt độ cao. Ở với một số người, mồ hôi có thể tiết ra gần như dai dẳng và nhiều. Tình trạng này được gọi là hyperhidrosis. Đổ mồ hôi đầu quá nhiều được gọi là chứng tăng tiết mồ hôi đầu (cranial hyperhydrosis).

Tăng tiết mồ hôi đầu có 2 loại:

  • Bệnh đổ mồ hôi đầu nguyên phát: bản thân nó là bệnh lý chứ không phải do một tình trạng gây ra.
  • Bệnh đổ mồ hôi đầu thứ phát: do một tình trạng bệnh lý khác gây ra.

1. Nguyên nhân tăng tiết mồ hôi nguyên phát

Nghiên cứu cho thấy, hầu hết các trường hợp đổ mồ hôi đầu nguyên phát thường do di truyền.

Tình trạng này đặc trưng bởi các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức ở đầu. Những người này thường có xu hướng bị đổ mồ hôi đầu nhiều khi còn rất trẻ. Lý do có thể là bất thường trong hệ thần kinh điều hòa bài tiết tuyến mồ hôi.

Mặc dù chưa có nguyên nhân cụ thể nào gây ra tăng tiết mồ hôi nguyên phát nhưng bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn nếu có thêm các yếu tố:

  • Sử dụng thức uống chứ caffeine.
  • Hút thuốc lá.
Hút thuốc có thể khiến tình trạng đổ mồ hôi đầu trở nên trầm trọng hơn
Hút thuốc có thể khiến tình trạng đổ mồ hôi đầu trở nên trầm trọng hơn

Trong hầu hết các trường hợp, đổ mồ hôi đầu nguyên phát thường chỉ ảnh hưởng khu trú ở một vùng trên cơ thể. Còn tình trạng đổ mồ hôi thứ phát có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng trên cơ thể.

2. Nguyên nhân tăng tiết mồ hôi thứ phát

Có nhiều tình trạng bệnh lý gây đổ mồ hôi đầu thứ phát. Dưới đây là một số tình trạng, bệnh lý phổ biến:

Rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp sản xuất hormone và được cơ thể sử dụng trong nhiều quá trình sinh hóa quan trọng trong cơ thể. Sự thay đổi về lượng hormone tuyến giáp có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe.

Chẳng hạn sự thiếu hụt các hormone tuyến giáp được gọi là suy giáp. Hoặc sản xuất quá mức các hormone giáp được gọi là cường giáp.

Một trong các triệu chứng phổ biến của cường giáp là đổ mồ hôi nhiều. Tuyến giáp hoạt động quá mức có thể làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể. Từ đó dẫn đến đổ mồ hôi đầu nhiều.

Lo lắng hoặc căng thẳng

Lo lắng có liên quan đến việc đổ mồ hôi đầu quá nhiều. Nhiều người có xu hướng đổ mồ hôi nhiều khi lo lắng, căng thẳng. Và mồ hôi thường tiết ra nhiều ở vùng đầu khi căng thẳng.

Vì vậy, có thể nói rằng lo lắng, căng thẳng làm trầm trọng thêm tình trạng đổ mồ hôi đầu chứ chưa thực sự là nguyên nhân gây ra.

Lo lắng căng thẳng làm trầm trọng hơn tình trạng đổ mồ hôi đầu
Lo lắng căng thẳng làm trầm trọng hơn tình trạng đổ mồ hôi đầu

Thời kỳ mãn kinh

“Nóng trong người” là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ mãn kinh. Những cơn bốc hỏa kèm theo cảm giác nóng dữ dội ở phần trên cơ thể, tim đập nhanh và đổ mồ hôi nhiều.

Cường độ của các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi khác nhau ở mỗi phụ nữ. Trong số đó có người bị đổ mồ hôi đầu nhiều.

Đau tim

Đau tim là một trong những tình trạng bệnh lý có thể gây đổ mồ hôi đầu nhiều. Đi kèm là triệu chứng đau ngực và một số triệu chứng khác. Mặc dù các cơn đau tim thường liên quan đến đổ mồ hôi toàn thân. Nhưng một số người có thể chỉ bị ra mồ hôi đầu.

Dùng thuốc

Sử dụng một số loại thuốc cũng được cho là nguyên nhân gây đổ mồ hôi đầu nhiều. Một số loại thuốc đó là:

  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc điều trị tâm thần kinh.
  • Thuốc nội tiết tố.

Bệnh tiểu đường

Một tình trạng bệnh lý khác có thể làm ra mồ hôi đầu nhiều là bệnh tiểu đường. Tình trạng bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và có thể gây ra tăng tiết mồ hôi đầu.

Người bị bệnh tiểu đường có thể bị đổ mồ hôi đầu chủ yếu là sau khi ăn hoặc vào ban đêm.

Đổ mồ hôi đầu là bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân trên, có một số yếu tố khác có thể làm ra mồ hôi đầu nhiều. Chẳng hạn là:

Bệnh đổ mồ hôi đầu điều trị thế nào?

Bệnh đổ mồ hôi đầu có thể được điều trị theo y khoa như sau:

1. Sử dụng thuốc

Thuốc chống mồ hôi

  • Thuốc chống mồ hôi không kê đơn có chứa nhôm clorua.
  • Thuốc chống mồ hôi theo toa có chứa nhôm clorua hexahydrat.

Các loại thuốc này có thể gây khó chịu cho vùng da nhạy cảm vùng đầu mặt. Bác sĩ sẽ có thể giúp bạn phát triển một chế độ để kiểm soát mồ hôi và cũng như chăm sóc da.

Thuốc kháng cholinergic

Thuốc này làm giảm tiết mồ hôi trên toàn bộ cơ thể. Chúng có thể có các tác dụng phụ như táo bón, bí tiểu, chóng mặt và khô miệng.

Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm tiết mồ hôi và giúp giải quyết sự lo lắng gây ra các đợt đổ mồ hôi. Tuy nhiên có một số loại thuốc chống trầm cảm có thể khiến đổ mồ hôi nhiều hơn.

Thuốc chẹn beta và benzodiazepine

Các thuốc này có thể phòng ngừa các biểu hiện lo lắng về thể chất chẳng hạn như đổ mồ hôi. Do đó, chúng có tác dụng trong điều trị đổ mồ hôi đầu.

2. Tiêm botox

Botox có thể được sử dụng để giảm hoạt động của các dây thần kinh ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi. Thông thường phải mất vài lần điều trị để thuốc tiêm bắt đầu có tác dụng. Nhưng chúng có thể giúp giảm các triệu chứng trong tối đa 12 tháng.

Những lưu ý giúp bạn kiểm soát bệnh đổ mồ hôi đầu

Ngoài thuốc và thủ thuật, có một số cách có thể giúp giảm đổ mồ hôi đầu. Bao gồm:

  • Tắm thường xuyên để giảm vi khuẩn và tạo độ ẩm cho da.
  • Thoa chất chống mồ hôi vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
  • Giữ một chiếc khăn mềm thấm nước trong túi xách, bàn làm việc hoặc trong phương tiện để lau khô mồ hôi thừa.
  • Sử dụng bột đắp mặt đơn giản, không mùi để giúp hút ẩm.
  • Tránh ăn thức ăn cay nóng, caffein.
  • Mặc quần áo mỏng nhẹ, thoáng khí, hút ẩm
  • Uống nhiều nước.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn, thường xuyên hơn để giúp điều hòa tiêu hóa, sinh nhiệt.
  • Không tập thể dục ngay trước khi làm việc hoặc các hoạt động xã hội khác. Vì mồ hôi có thể tiếp tục ra sau một thời gian tập thể dục.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu được bệnh đổ mồ hôi đầu. Tuy nhiên bài viết này chỉ dành cho mục đích thông tin và không nên được sử dụng để thay thế cho lời khuyên y tế của bác sĩ. Bạn hãy đến gặp bác sĩ là cách an toàn nhất để chẩn đoán và điều trị bất kỳ tình trạng sức khỏe nào.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người