YouMed

Bibonlax là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Dược sĩ Trần Việt Linh
Tác giả: Dược sĩ Trần Việt Linh
Chuyên khoa: Dược

Bibonlax là thuốc gì? Công dụng ra sao? Cần lưu ý gì khi sử dụng để mang lại hiệu quả sử dụng tốt nhất? Bài viết sau đây của Dược sĩ Trần Việt Linh sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về thuốc Bibonlax. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Hoạt chất: Sorbitol, Natri citrat.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Sathom, Microlax,…

Bibonlax là thuốc gì?

Bibonlax là thuốc được bào chế dưới dạng gel dùng đường trực tràng, do công ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội sản xuất. Đây là thuốc nhuận tràng, được sử dụng trong điều trị táo bón do các nguyên nhân ở vùng trực tràng và hậu môn.

Bibonlax được sản xuất dưới dạng gel và được đóng tuýp 8g đối với Bibonlax Adults (dùng cho người lớn) và 5g đối với Bibonlax Baby (dùng cho trẻ em). Mỗi hộp gồm 10 tuýp.

Sản phẩm Bibonlax Adults 8g/tuýp hộp 10 tuýp
Sản phẩm Bibonlax Adults 8g/tuýp hộp 10 tuýp

Thành phần thuốc và công dụng của từng thành phần

1. Thành phần

Mỗi tuýp Bibonlax Baby 5g gồm:

  • Sorbitol: 2.5g.
  • Natri citrat: 0.36g.
  • Tá dược: Natri lauryl sulfat, methyl paraben, propylparaben, natri carboxymethyl cellulose, nước tinh khiết vừa đủ 5g.

Mỗi tuýp Bibonlax Adults 8g gồm:

  • Sorbitol: 4.0g.
  • Natri citrat: 0.567g.
  • Tá dược: Natri lauryl sulfat, methyl paraben, propylparaben, natri carboxymethyl cellulose, nước tinh khiết vừa đủ 8g.

2. Công dụng của từng thành phần

  • Sorbitol: Thuộc nhóm nhuận tràng thẩm thấu, sorbitol có thể thúc đẩy quá trình hydrat hóa các chất chứa trong ruột làm mềm phân và tăng nhu động ruột, giúp điều trị các triệu chứng táo bón, khó tiêu.1
  • Natri citrat: Trong y tế, nó thường có trong thuốc chống đông máu giúp bảo quán máu dự trữ ở các ngân hàng máu. Natri citrat cũng được sử dụng để kiềm hóa nước tiểu – làm cho nước tiểu ít có tính axit hơn – từ đó ngăn ngừa sỏi thận. Nó cũng được xem như chất đệm và chất trung hòa axit trong dạ dàynước tiểu. Nên được ứng dụng trong điều trị các bệnh dạ dày, giúp lợi tiểu.2

Tác dụng của Bibonlax

Bibonlax được chỉ định trong:

  • Điều trị táo bón do các nguyên nhân ở vùng trực tràng và hậu môn.
  • Chuẩn bị nội soi trực tràng.
Bibonlax Baby có tác dụng điều trị táo bón ở trẻ em
Bibonlax Baby có tác dụng điều trị táo bón ở trẻ em

Cách dùng và liều dùng thuốc

1. Cách dùng

Bibonlax được sử dụng qua đường trực tràng. Với cách dùng cụ thể như sau:

  • Mở nắp ống, bóp nhẹ để lấy 1 lượng thuốc vừa đủ để bôi trơn đầu ống Canula.
  • Đưa hết toàn bộ ống Canula vào trực tràng, bóp mạnh để đẩy hết thuốc trong ống vào trực tràng.
  • Rút ống ra. Lưu ý khi rút vẫn bóp giữ ống.

2. Liều dùng cho từng đối tượng

  • Bibonlax Adults được dùng cho người lớn 1 tuýp/ngày. Dùng trước thời điểm đi đại tiện dự định 5-20 phút.
  • Bibonlax Baby được dùng cho trẻ em 1 tuýp/ngày. Dùng trước thời điểm đi đại tiện dự định 5-20 phút.

Bibonlax giá bao nhiêu?

Hiện nay giá bán của Bibonlax trên thị trường dao động tầm 105.000 VNĐ/hộp 10 tuýp. Tuy nhiên, mức giá này có thể thay đổi tùy thời điểm và nhu cầu của thị trường.

Tác dụng phụ của thuốc

Khi sử dụng Bibonlax có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:

  • Khó chịu do kích ứng vùng hậu môn.
  • Ngứa quanh vùng bôi thuốc.
  • Cảm giác rát bỏng tại chỗ gây viêm đại trực tràng xung huyết khi dùng thuốc kéo dài.

Khi gặp phải những tác dụng phụ của thuốc, hãy ngừng thuốc vào báo ngay cho bác sĩ để có thể xử trí kịp thời.

Tương tác thuốc

Hiện tại nhà sản xuất chưa ghi nhận các trường hợp tương tác giữa Bibonlax với các thuốc khác. Tuy nhiên, do Bibonlax là thuốc nhuận tràng làm tăng nhu động ruột; nên có thể rút ngắn thời gian lưu tại ruột của các thuốc uống cùng. Do đó làm giảm sự hấp thu của những thuốc này.

Vì vậy, nếu đang dùng bất kỳ thuốc điều trị nào, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng Bibonlax.

Đối tượng chống chỉ định dùng thuốc

1. Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú có uống được Bibonlax?

Hiện tại, chưa có báo cáo từ nhà sản xuất về việc dùng thuốc này cho phụ nữ có thai và cho con bú. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho các đối tượng này.

2. Đối tượng thận trọng khi dùng Bibonlax

Không dùng thuốc cho các đối tượng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Xử lý khi quá liều thuốc

Khi sử dụng quá liều, Bibonlax có thể chuyển từ nhuận tràng sang tẩy xổ (gây tiêu chảy, đường ruột suy yếu,..). Khi có các dấu hiệu như mệt mỏi – có thể do cơ thể mất nước vì tiêu chảy, hay chảy máu vùng trực tràng,…; người dùng cần ngưng thuốc và đến cơ sở y tế ngay để được hỗ trợ tốt nhất.

Quá liều Bibonlax có thể gây tiêu chảy
Quá liều Bibonlax có thể gây tiêu chảy

Trường hợp quên liều thuốc

Thuốc được sử dụng trước khi đi đại tiện 5-20 phút. Vì vậy, việc quên liều thường không xảy ra. Trong trường hợp bạn bỏ lỡ một liều, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như kế hoạch, đừng gấp đôi liều để bắt kịp.

Lưu ý gì khi sử dụng Bibonlax?

  • Để xa tầm tay trẻ em.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng, không sử dụng sản phẩm đã hết hạn dùng.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh ánh sáng mặt trời, nhiệt độ từ 15-30 độ C.

Bài viết trên đây là những thông tin về Bibonlax. Dược sĩ Trần Việt Linh hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ trước khi dùng nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Bộ Y Tế (2018). Dược thư quốc gia Việt Nam. NXB Y học Hà Nội. Tr.1294.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/03/Duoc-thu-quoc-gia-2018.pdf#page=1294

    Ngày tham khảo: 15/03/2023

  2. Sodium Citratehttps://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Sodium-citrate

    Ngày tham khảo: 15/03/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người