YouMed

Biển súc – Vị thuốc quý và những công dụng đối với sức khỏe

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Thị Lệ Quyên
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Khi nói đến biển súc, chắc hẳn nhiều người sẽ không quen thuộc lắm khi dùng tên gọi này. Tuy nhiên, biển súc còn có tên gọi khác là rau đắng. Có lẽ khi nghe đến rau đắng, ai nấy đều thấy thân quen. Không chỉ được đưa vào lời của bài hát, rau đắng còn có những lợi ích sức khỏe khác. Cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên tìm hiểu về biển súc hay rau đắng qua bài viết dưới đây.

Giới thiệu chung

Biển súc còn có những tên gọi khác như cây càng tôm, cây xương cá ngoài tên gọi rau đắng mà ta thường nghe.

Tên khoa học của Biển súc là Polygonum aviculare L. Thuộc họ Rau răm Polygonaceae.

Mô tả1 2

Cây thảo nhỏ, mọc bò, thân và cành mọc tỏa tròn gần sát mặt đất, màu đỏ tím. Đôi khi cây có thể cao tới 10 – 30 cm. Lá nhỏ, mọc so le. Phiến lá của cây thường dài 1,5 – 2 cm, rộng 0,4 cm.

Hoa nhỏ màu hồng tím, mọc tụ từ 1 – 5, thường từ 3 – 4 hoa ở kẽ lá. Quả mọc ở cạnh, chứa một hạt đầu đen. Mùa hoa tháng 5 – 6, kéo dài suốt mùa hè.

Phân bố sinh thái1 2

Biển súc phân bố phổ biến ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới Châu Á, bao gồm Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Thái Lan, Mianma, Malaysia…

Ở Việt Nam, cây cũng phân bố ở nhiều nơi, từ đồng bằng đến trung du và vùng núi thấp. Cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường mọc thành đám ở ruộng trồng hoa màu, bãi sông, nương rẫy, vườn và ven đường đi. Cây con mọc từ hạt xuất hiện vào cuối mùa xuân, ra quả vào mùa hè và cuối thu thì tàn lụi. Vòng đời của cây thường kéo dài khoảng 4 – 6 tháng tùy nơi mọc.

Biển súc - Một loại cây dược liệu quý dễ trồng trong vườn nhà
Biển súc – Một loại cây dược liệu quý dễ trồng trong vườn nhà

Bộ phận dùng

Dùng toàn cây, thu hái vào lúc ra hoa, có thể dùng tươi hoặc phơi khô.

Biển súc dùng toàn cây dạng tươi hoặc phơi khô để làm thuốc
Biển súc dùng toàn cây dạng tươi hoặc phơi khô để làm thuốc

Thành phần hóa học

Dược liệu này chứa tinh dầu, avicularin, quercitrin, emodin, các sắc tố flavon, avicularosid, tannin, acid silicic. Ngoài ra còn có vitamin C, carotin, đường, tinh dầu, nhựa, sáp.

Lợi ích sức khỏe của biển súc

Một số lợi ích của dược liệu được nghiên cứu như sau:3

Ung thư

Khi nói đến việc tìm ra phương pháp điều trị ung thư. Ngày càng có nhiều loại thảo mộc được đánh giá về đặc tính chống u và khả năng ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng các hợp chất phenolic có trong biển súc có tác dụng chống oxy hóa và chống khối u mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu dược liệu này còn ở bước đầu và cần nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi có thể xác nhận hiệu quả của nó.

Hỗ trợ hệ hộ hấp

Biển súc được dùng để điều trị các triệu chứng của cảm lạnh thông thường. Nó có đặc tính long đờm tự nhiên cũng như khả năng chống viêm có thể giúp giải phóng chất nhờn khỏi đường thở. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để khẳng định tác dụng của dược liệu này.

Tác dụng trên hệ tim mạch

Biển súc chứa silica và flavonoid được biết là có tác dụng cải thiện độ bền của mạch máu. Ngoài ra còn giúp điều hòa lưu thông máu và giảm stress thành mạch. Do đó giúp ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch và đột quỵ tim.

Viêm nướu

Viêm nướu là trạng tổn thương viêm cấp hay mãn tính xảy ra ở tổ chức phần mềm xung quanh răng. Viêm nướu gây ra các cơn đau và khó chịu ở miệng, thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Do nguy cơ tác dụng phụ và mối lo ngại ngày càng tăng về tình trạng kháng thuốc kháng sinh, các nhà nghiên cứu đã xem xét về các biện pháp từ thảo dược.

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của Polygonum aviculare đối với bệnh viêm lợi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tác dụng này.

Tác dụng theo Y học cổ truyền

Tính vị, công năng

Biển súc có vị đắng nhạt, tính bình, không độc. Quy kinh vị và bang quang. Có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc, sát trùng

Công dụng

Biển súc được dung chữa kiết lị, táo bón, tiểu khó do viêm hoặc sỏi thận, giun sán…

Liều dùng

10 – 20 g dược liệu khô nấu nước uống. Ngoài ra còn có thể dung biển súc tươi giã nát, thêm nước gạn uống, bã đắp, chữa rắn cắn.

Bài thuốc chứa biển súc

Một số bài thuốc chứa biển súc như sau:1 2

Hỗ trợ điều trị viêm bàng quang

Biển súc 12 g; Tỳ giải, bồ công anh, mỗi vị 20 g; sài hồ, hoàng cầm, hoạt thạch, cù mạch, mỗi vị 12 g; mộc thông 6 g. Nếu tiểu ra máu, thêm sinh địa, chi tử sao đen, rễ có tranh, mỗi vị 12 g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa tiểu ít và khó

Biển súc, mộc thông, xa tiền, cù mạch, sơn chi tử, hoạt thạch mỗi vị 12 g. Đại hoàng 8 g, chích thảo 6 g. Sắc uống ngày 01 thang.

Hỗ trợ giảm sưng tấy, đau nhức

Biển súc khô băm nhỏ rồi ngâm rượu, dung xoa bóp hang ngày. Hoặc dung cây tươi 15 – 20 g giã nát, thêm nước uống.

Hỗ trợ chữa rắn cắn, trẻ đau bụng giun.

Biển súc, cỏ nọc rắn, mỗi vị 40 – 60 g. Sắc uống.

Lưu ý khi dùng biển súc

Độc tính: Biển súc được xem là tương đối  an toàn với người nhưng không nên dùng làm thức ăn cho động vật như ngựa, cừu vì có thể gây rối loạn tiêu hóa. Nhất là chim bồ câu vì chúng rất mẫn cảm với độc tính của biển súc. Bên cạnh đó, độc tính của biển súc khi nghiên cứu trên thỏ và mèo cho thấy liều gây chết bằng đường uống là 20 mg/ kg thể trọng.

Biển súc có vị đắng, tính hàn. Vì vậy, không nên lạm dụng dung để tránh làm hao tổn tinh khí.

Với những tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh mà biển súc mang lại, không có gì khó hiểu khi biển súc lại được xem là loại thảo dược rất đáng để trồng trong vườn nhà. Tuy nhiên, khi sử dụng biển súc, cần thận trọng hỏi ý kiến bác sĩ để tránh những rủi ro không đáng có.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học. Trang 271 – 272.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/04/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam-2006.pdf#page=287
  2. Viện dược liệu (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2. NXB Khoa học và kỹ thuật. Trang 577 – 579.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/cay-thuoc-va-dong-vat-lam-thuoc-o-viet-nam-tap2.pdf#page=575
  3. Assessment report on Polygonum aviculare L., herbahttps://www.ema.europa.eu/en/documents/herbal-report/final-assessment-report-polygonum-aviculare-l-herba_en.pdf

    Ngày tham khảo: 16/10/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người