Bóng cười: Những nguy hiểm tiềm ẩn tới sức khỏe?
Nội dung bài viết
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười là chất khí không màu, không mùi, hay còn được gọi là khí cười. Khi hít vào, khí sẽ làm cho cơ thể phản ứng chậm lại. Điều này giúp cơ thể cảm thấy sảng khoái và hưng phấn.
Khí N2O có thể được sử dụng để giúp điều trị giảm đau, do có chức năng như một thuốc an thần nhẹ. Bởi vì điều này nên đôi khi N2O được sử dụng trước khi thực hiện các thủ thuật nha khoa để giúp thư giãn và giảm lo lắng. Khí N2O hoạt động như một thuốc an thần có tác dụng nhanh, nhưng lâu dài sẽ bị mất tác dụng. Đinitơ oxit khá an toàn. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, nó cũng có tác dụng phụ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một cái nhìn về tác dụng phụ tiềm tàng của loại khí này.
Khí cười có từ khi nào?
Khí cười là gì?
Đây là một loại khí có vị ngọt, không màu, được sử dụng để giải trí từ cuối thế kỉ 18 ở Anh. Vào những năm đầu thế kỷ 20, khí N2O được cho phép sử dụng trong y tế với tác dụng như thuốc an thần, giảm đau quan trọng, đặc biệt trong nha khoa, sản khoa và thể dục thể thao. Do đó, chắc hẳn có nhiều người đã từng sử dụng khí N2O nhưng không hay biết.
Tác dụng của khí cười
Trong thế giới giải trí, khí N2O nổi tiếng với tên gọi khí cười hay bóng cười. Nó được sử dụng hợp pháp ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam, khí cười N2O đã bị cấm sử dụng tại Hà Nội. Khí cười được sử dụng phổ biến trong các buổi nhạc hội, club, các quán bar bởi nó rẻ và tạo được những cơn hưng phấn ngắn, cảm giác “phê”, lâng lâng.
N2O có thể bị thay đổi tác dụng khi kết hợp với các loại thuốc khác. Tùy vào luật pháp của từng quốc gia mà N2O có sẵn hay không. Nhưng nói chung, ở nơi có sẵn thuốc, nó được phân phối từ các hộp lớn hoặc tuýp nhỏ, thành bóng bay, sau đó được sử dụng để hít.
Bởi vì oxit nitơ có công dụng hợp pháp trong ngành công nghiệp thực phẩm (để làm kem hoặc sản xuất bia tại nhà), nên nó có thể dễ dàng được mua từ những nhà bán lẻ trực tuyến như các công ty cung cấp thực phẩm. Tuy nhiên, theo Khảo sát về Thuốc toàn cầu, mọi người đang mua N2O tại các chợ đen.
Nếu dùng khí cười ngắn hạn thì có tác dụng phụ gì?
Mức độ nào là an toàn?
Không có mức độ dùng nào được xem là an toàn. Sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều mang rủi ro. Điều quan trọng là phải cẩn thận khi sử dụng thuốc. Khí N2O cũng vậy, tùy thuộc vào từng người mà sẽ có những tác dụng phụ khác nhau. Những tác dụng này có thể dựa trên:
- Số lần dùng.
- Chiều cao, cân nặng và sức khỏe của người sử dụng.
- Lần đầu sử dụng hay đã sử dụng nhiều lần.
- Có sử dụng cùng lúc với các loại thuốc khác hay không.
Đa số mọi người sử dụng khí cười không có tác dụng phụ hoặc biến chứng, tuy nhiên một số người có thể bị tác dụng phụ khi đang hít. N2O được coi là có độc tính tương đối thấp. Tuy nhiên, nó có thể gây chóng mặt. Do đó, bạn có nguy cơ bị tổn hại do té ngã.
Rủi ro có thể khác nhau tùy thuộc vào cách dùng thuốc. Hít phải N2O trực tiếp từ bình đựng có áp suất có thể làm hư phổi. Mặc dù hiếm gặp nhưng một số ít người đã chết vì ngạt sau khi bị bất tỉnh. Hầu hết người dùng hít thuốc từ bóng bay hoặc bóng đèn nhỏ và liều dùng thấp, vì vậy nguy cơ ngạt thở là gần như không có.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ thường xảy ra khi hít quá nhiều khí hoặc hít quá nhanh. Các tác dụng phụ ngắn hạn thường gặp bao gồm:
- Vã nhiều mồ hôi.
- Run.
- Buồn nôn.
- Nôn.
- Chóng mặt.
- Mệt mỏi.
- Mờ mắt.
- Cười không kiểm soát.
- Rối loạn vận động.
- Đột tử.
Một số người cũng có thể gặp ảo giác (thường là những ảo thanh – âm thanh không có thật) sau khi hít khí cười.
Nếu hít một lượng lớn khí N2O, có thể gây ra:
- Tụt huyết áp.
- Ngất.
- Nhồi máu cơ tim.
- Hít N2O có thể gây tử vong nếu như không có đủ oxy để cung cấp.
Dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng phản ứng dị ứng sau khi hít khí cười
- Sốt.
- Lạnh run.
- Phát ban.
- Run.
- Khí thở.
Ngay lập tức đến các cơ sở y tế nếu có những dấu hiệu trên.
Sử dụng bóng cười nhiều sẽ có tác hại gì?
Sử dụng oxit nitơ lâu dài và nhiều có thể dẫn đến thiếu vitamin B12, do đó có thể gây ra thiếu máu. Thiếu vitamin B có thể gây ngứa ran ở ngón tay, ngón chân và tứ chi kéo dài hàng giờ hoặc nhiều ngày. Các trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tê và khó đi lại, và nguy cơ cao ở những người đã sẵn thiếu vitamin B12.
Ngoài thiếu vitamin B, sử dụng N2O kéo dài có thể gặp các biến chứng khác như:
- Mất trí nhớ.
- Ù tai.
- Tiêu tiểu không tự chủ.
- Tê tay, chân.
- Nếu sử dụng trong thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi.
- Suy giảm miễn dịch.
- Trầm cảm.
- Có tâm lý lệ thuộc vào chất.
- Rối loạn tâm thần.
Khí N2O – khí cười là một chất thường được giới trẻ sử dụng để giải trí. Khí cười không phải vô hại như bạn nghĩ. Nên cân nhắc và thận trọng khi sử dụng.
Xem thêm bài viết liên quan:
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Potential Side Effects of Nitrous Oxidehttps://www.healthline.com/health/nitrous-oxide-side-effects#takeaway
Ngày tham khảo: 04/02/2020
-
Nitrous oxidehttps://adf.org.au/drug-facts/nitrous-oxide/
Ngày tham khảo: 04/02/2020