Đau mắt đỏ: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Nội dung bài viết
Đau mắt đỏ, còn gọi là viêm kết mạc, là hiện tượng nhiễm trùng mắt gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Bệnh tuy không nghiêm trọng nhưng rất dễ lây lan thành dịch, đặc biệt trong khí thời và thời tiết nóng ẩm.
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ
- Thường gặp nhất là đỏ hoặc ngứa một hoặc cả hai mắt
- Cảm giác có sạn ở trong mắt.
- Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt, khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do dịch này khô lại.
- Cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được.
Thường bắt đầu ở một mắt và có nhiều trường hợp lây sang mắt bên kia sau một đến hai ngày phát bệnh. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đau mắt hột: Triệu chứng – Nguyên nhân – Điều trị
Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ
- Khi thấy mắt bị đỏ, cộm rát hay khó chịu, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa mắt khám để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Tuyệt đội không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt, kháng sinh.
- Chỉ mua thuốc khi đã được khám và có đơn của bác sĩ. Thông thường, nếu viêm kết mạc do vi khuẩn, dùng các thuốc rửa mắt như nước muối sinh lý 0,9%, sau đó tra dung dịch kháng sinh. Nếu viêm kết mạc do virus cũng có thể dùng kháng sinh tra mắt để phòng bội nhiễm.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Đỏ mắt do đâu? Có thực sự nguy hiểm?
Một khi đã được chẩn đoán là đau mắt đỏ cần thực hiện các bước sơ trị và thuốc để chữa trị, phòng ngừa lây lan.
Các bước sơ trị kết hợp để điều trị đau mắt đỏ
Khi đau mắt đỏ phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng không dùng chung thuốc nhỏ mắt.
Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9%, khoảng 3 lần/ ngày.
Nếu mắt bạn bị chảy dịch, bạn hãy lau mắt bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau đó vứt ngay.
Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa với người thân để tránh lây lan.
Nếu có cảm giác khó chịu, bạn tuyệt đối không được dùng tay dụi hay gãi mắt. Thay vì đó, bạn có thể làm dịu bằng cách đắp khăn ấm, sạch lên mắt bị đau.
Cần ăn uống đầy đủ, tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng để nhanh lành bệnh hơn.
Uống nhiều nước, nghỉ ngơi, tránh khói bụi, đeo kính mát, khẩu trang khi đi ra ngoài.
Khi thấy bệnh không khỏi sau 5-7 ngày, hoặc trở nặng hơn, mắt mờ đi, bạn cần tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. Nếu bệnh không kịp thời được điều trị, chăm sóc cẩn thận, người bệnh sẽ bị giảm thị lực, gây sẹo.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dấu hiệu viêm kết mạc, nguyên nhân và cách điều trị
Bênh đau mắt đỏ tuy là một bệnh lành tính và dễ điều trị, nhưng nó có khả năng lây lan rất nhanh. Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và không sử dụng chung đồ đạc cá nhân với người khác là cách phòng ngừa hiệu quả nhất các bệnh lây lan.