YouMed

Các yếu tố môi trường liên quan đến suyễn (Phần 2)

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Nội dung bài viết

Suyễn là một bệnh lí mãn tính ở đường hô hấp thường gây các triệu chứng như: ho, khò khè và khó thở. Tình trạng bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với những yếu tố như: thuốc lá, phấn hoa, nấm mốc, khói bụi,.. Bạn nên cho trẻ hạn chế tiếp xúc với những yếu tố môi trường nào? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm.

Nấm mốc

1. Đặc điểm của nấm mốc

Nấm mốc có thể xuất hiện quanh năm ở trong nhà, ngoài trời và trong thực phẩm hằng ngày. Đặc biệt nấm xuất hiện ở những khu vực có độ ẩm cao như: phòng tắm, tầng hầm ẩm ướt,… Hoặc các vật dụng như: thùng ướp lạnh, máy tạo độ ẩm và tủ lạnh,…

Nấm lơ lửng xung quanh không khí, cả ngoài trời và trong nhà. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn giảm sự phát triển của nấm mốc:

Nấm mốc xuất hiện trong nhà làm tăng nguy cơ mắc bệnh suyễn ở trẻ
Nấm mốc xuất hiện trong nhà làm tăng nguy cơ mắc bệnh suyễn ở trẻ

2. Phương pháp giảm nấm mốc

  • Ánh sáng và sự thông gió sẽ ngăn ngừa sự phát triển nấm mốc. Bạn nên vệ sinh tường gạch, sàn nhà, rèm tắm và bồn rửa mặt trong phòng tắm thật kỹ và thường xuyên.
  • Sử dụng dung dịch tẩy rửa dành riêng cho nhà tắm có thể giết chết nấm mốc.
  • Kiểm tra vòi nước và ống thoát nước để sửa chữa kịp thời nếu bị rò rỉ, tránh để nước ứ đọng.
  • Sử dụng sơn thay vì giấy dán tường. Sơn được phủ bởi lớp men ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc tốt hơn sơn latex.
  • Bạn có thể yêu cầu thêm chất chống nấm vào sơn để giữ cho nấm mốc không phát triển lên trên tường.
Thêm chất chống nấm vào sơn để giữ cho nấm mốc không phát triển lên trên tường
Thêm chất chống nấm vào sơn để giữ cho nấm mốc không phát triển lên trên tường

3. Giảm nấm mốc qua độ ẩm

  • Tốt nhất là giữ độ ẩm trong nhà ở mức 30 đến 50%. Mua máy hút ẩm để làm giảm hơi ẩm ra khỏi không khí nếu bạn sống ở nơi có khí hậu ẩm ướt.
  • Phát hiện các khu vực dễ bị ẩm ướt sau những cơn mưa lớn để dọn dẹp và sửa chữa bất kỳ sự rò rỉ nào từ ống dẫn nước.
  • Tránh để các thiết bị như bình xịt, thùng ướp lạnh, máy tạo độ ẩm gần khu vực chứa nước hay ẩm ướt. Bởi vì chúng là nơi lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Khi các thiết bị này hoạt động, nấm mốc và vi khuẩn có thể được phun lan khắp nhà.
  • Hãy làm sạch hồ chứa hằng ngày bằng xà phòng và nước. Làm khô nó hoàn toàn.
  • Nhà kính, thùng chứa phân ủ và những ngôi nhà trồng nhiều cây cũng thường xuyên có nấm mốc. Che phủ đất trong chậu cây được trồng trong nhà bằng lá cây để giảm sự lây lan bào tử của nấm mốc.

Bụi trong nhà

1. Đặc điểm của bụi nhà

Nhiều thứ có thể tạo nên bụi ở trong nhà bạn ở. Bao gồm: bụi bẩn, xác côn trùng, mái nhà, nấm mốc, vụn thức ăn và vi khuẩn. Bụi có thể bám lên trên mọi vật dụng trong nhà như: giường nệm, bàn ghế, quần áo, thảm chân, rèm treo,…

Đặc biệt đồ chơi bên cạnh trẻ như thú nhồi bông là nơi có nhiều bụi nhất. Một vài ý tưởng sau sẽ giúp bạn hạn chế bụi trong nhà.

Lau chùi nhà cửa thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn
Lau chùi nhà cửa thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn

2. Cách hạn chế bụi trong nhà

  • Tránh để vật dụng bừa bộn, đặc biệt là trong phòng ngủ. Các dụng cụ trang trí nhà cửa, tranh ảnh trên tường, rèm treo cửa sổ, sách vở, giấy tờ hoặc đồ chơi không cần thiết.
  • Cho trẻ chơi đồ chơi có thể vệ sinh được, những vật không gây dị ứng cho trẻ.
  • Nếu trẻ muốn ngủ với thú nhồi bông hay gối ôm, chỉ nên giữ một hoặc hai vật trên giường của trẻ. Giặt chúng mỗi tuần trong nước nóng (ít nhất trên 55°C).
  • Thu gom các loại đồ chơi như búp bê, siêu nhân, đồ xếp hình,… bên ngoài phòng ngủ hoặc cất riêng trong tủ quần áo.
  • Luôn đóng cửa tủ quần áo khi không sử dụng. Hút bụi, lau dọn tủ thường xuyên.
  • Chỉ cất giữ quần áo cần sử dụng theo mùa trong tủ quần áo.
  • Để sàn trần là tốt nhất. Bạn có thể dùng thảm có thể giặt được và chống trơn trượt.
  • Lau dọn sàn nhà và hút bụi thảm thường xuyên. Nên hút bụi vào buổi sáng trong ngày để bụi lắng xuống trước khi đến giờ nghỉ trưa hoặc đi ngủ buổi tối. Tốt nhất là hút bụi khi trẻ không ở nhà hoặc để trẻ ở một khu vực khác trong nhà từ 30 đến 60 phút sau khi bạn hút bụi.
  • Hãy dọn sạch cả những mặt phía dưới đồ trang trí nội thất và trong tủ quần áo.
Thu gom các loại đồ chơi như búp bê, siêu nhân, đồ xếp hình,… ngay khi chơi xong
Thu gom các loại đồ chơi như búp bê, siêu nhân, đồ xếp hình,… ngay khi chơi xong

3. Vệ sinh trong phòng ngủ

  • Nệm phải được bọc trong một lớp phủ chống dị ứng, ví dụ như nhựa, bạn có thể mua lớp phủ thêm này tại cửa hàng bán nệm.
  • Bọc gối bằng lớp phủ chống dị ứng. Giặt gối, vỏ gối, chăn, tấm drap mỗi tuần trong nước nóng. Chỉ nên sử dụng gối có chất liệu từ polyester.
  • Nước lạnh được sử dụng với chất tẩy rửa cũng có thể làm giảm bụi trong nhà bám vào các đồ dùng này. Tránh các sản phẩm làm từ lông, len, sợi bông.
  • Thiết bị điều hòa không khí nên được lắp đặt thêm hệ thống lọc bụi. Bộ lọc nên được làm sạch và thay đổi sau mỗi 2 đến 4 tuần.
Giặt gối, vỏ gối, chăn, tấm drap mỗi tuần trong nước nóng
Giặt gối, vỏ gối, chăn, tấm drap mỗi tuần trong nước nóng

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn đọc các thông tin hữu ích về các yếu tố môi trường tác động đến cơn suyễn của trẻ. Bạn nên tìm hiểu các cách phòng tránh những tác nhân khác gây bệnh suyễn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Xem thêm:

Các yếu tố môi trường liên quan đến Suyễn (Phần 1)

Các yếu tố môi trường liên quan đến Suyễn (Phần 3)

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Asthma: Environmental Controlhttps://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_asthenvi_pep.htm

    Ngày tham khảo: 30/06/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người