YouMed

Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất bạn nên biết

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Bệnh trĩ thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng các triệu chứng của bệnh có thể làm ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Đa số người bệnh không đi khám ngay vì còn ngần ngại. Bởi đây là bệnh khá nhạy cảm. Trĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy cách chữa bệnh trĩ là gì? Cách chẩn đoán và cần lưu ý những gì. Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau. 

Cách chẩn đoán bệnh trĩ

Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh trĩ, chúng ta cần tìm hiểu cách chẩn đoán bệnh trĩ như thế nào.

Trĩ ngoại có thể được chẩn đoán dễ dàng. Vì đa số búi trĩ đã sa ra ngoài hậu môn. Chẩn đoán bệnh trĩ nội có thể là:

  • Thăm hậu môn – trực tràng:  Bác sĩ sẽ dùng tay đeo găng và sử dụng chất bôi trơn để kiểm tra hậu môn trực tràng của bạn có búi trĩ hay u bất thường hay không.
  • Nội soi đại tràng: Vì trĩ nội thường quá mềm để có thể sờ thấy. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định nội soi phần dưới đại tràng và trực tràng.

Có thể nội soi toàn bộ đại tràng nếu có các dấu hiệu sau:

  • Các dấu hiệu và triệu chứng của một bệnh hệ tiêu hóa khác.
  • Có các yếu tố nguy cơ ung thư đại trực tràng.
  • Bạn ở độ tuổi trung niên và chưa nội soi gần đây.
Cách chữa bệnh trĩ
Nội soi hậu môn trực tràng là phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ

Cách chữa bệnh trĩ

Có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ, có thể là dùng thuốc hoặc là các phương pháp điều trị ngoại khoa hoặc điều trị tại nhà.

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà

Nếu trĩ ở mức độ nhẹ có thể giảm đau, sưng viêm bằng các phương pháp điều trị tại nhà:

Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Bởi chúng có thể làm mềm phân giúp tránh tình trạng mót rặn. Rặn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trĩ hiện có.

Cách chữa bệnh trĩ
Bổ sung nhiều chất xơ có thể chữa bệnh trị trĩ mức độ nhẹ

Sử dụng các phương pháp điều trị tại chỗ

Có thể sử dụng kem bôi trị trĩ không kê đơn hoặc sử dụng miếng dán có chứa chất từ cây phỉ hoặc chất làm tê.

Ngâm bồn

Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc bồn tắm nằm có thể làm giảm sưng viêm búi trĩ. Thực hiện từ 10 đến 15 phút và lặp lại 2-3 lần một ngày.

Với các phương pháp điều trị này, triệu chứng bệnh trĩ thường giảm hoặc hết trong vòng một tuần. Hãy đến gặp bác sĩ sau một tuần nếu bạn không thuyên giảm. Hoặc bạn thấy có triệu chứng nặng hơn như chảy máu dữ dội.

Thuốc điều trị bệnh trĩ

Nếu các triệu chứng của bệnh trĩ chỉ gây khó chịu nhẹ, bác sĩ có thể kê cho bạn các loại kem không kê đơn, thuốc mỡ hoặc miếng đệm. Những sản phẩm này có chứa các thành phần như cây phỉ hoặc hydrocortisone và lidocain. Chúng có thể tạm thời giảm đau và ngứa.

Ngoài ra bác sĩ có thể kê một số thuốc giảm đau để giảm nhẹ các triệu chứng. Hoặc sử dụng thuốc chống làm phình tĩnh mạch.

Trị bệnh trĩ bằng ngoại khoa

Phẫu thuật

Phẫu thuật là cách chữa bệnh trĩ được thực hiện sau cùng khi các biện pháp không thể thực hiện. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ người bệnh trĩ cần phải phẫu thuật. Nếu các thủ thuật khác không thành công hoặc trĩ lớn, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp sau:

Cắt trĩ

Cắt trĩ là biện pháp hiệu quả và dứt điểm nhất để điều trị bệnh trĩ nặng hoặc tái phát.  Thủ thuật này cần gây tê tủy sống. Do đó thường để lại biến chứng nhiễm trùng đường niệu.

Hầu hết người bệnh đều bị đau sau khi làm thủ thuật. Nên bác sĩ sẽ kê thêm loại thuốc để giảm đau. Ngâm mình trong bồn nước ấm cũng có thể hữu ích trong trường hợp này.

Bấm kim búi trĩ.

Thủ thuật này được làm để chặn dòng máu đến mô trĩ. Phương pháp này thường được chỉ định cho bệnh trĩ nội.

Bấm kim thường ít đau hơn cắt trĩ và cho phép người bệnh sinh hoạt lại được sớm hơn. Tuy nhiên, so với cắt trĩ, việc bấm kim có liên quan đến nguy cơ tái phát và sa trực tràng cao hơn.

Các biến chứng có thể gặp bao gồm:

  • Chảy máu.
  • Bí tiểu hoặc tiểu đau.
  • Nhiễm trùng huyết (hiếm).

Cắt bỏ huyết khối trĩ ngoại

Nếu trĩ ngoại có hình thành cục máu đông thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ búi trĩ. Thủ thuật này, được thực hiện dưới gây tê cục b. Nó cho hiệu quả cao nhất nếu thực hiện trong vòng 72 giờ sau khi cục máu đông hình thành.

Các phương pháp ít xâm lấn

Những phương pháp này là cách chữa bệnh trĩ cho người bệnh ngoại trú và không cần gây mê. Bao gồm:

  • Thắt búi trĩ: Bác sĩ sẽ đặt một hoặc hai dây cao su xung quanh gốc trĩ để cắt dòng máu lưu thông đến búi trĩ. Búi trĩ sẽ chết và tự rụng trong vòng một tuần.
  • Liệu pháp xơ hóa búi trĩ: Bác sĩ sẽ tiêm dung dịch hóa chất vào mô trĩ để làm teo búi trĩ. Ưu điểm là vết tiêm sẽ để lại sẹo nhỏ và không đau. Tuy nhiên cách này ít hiệu quả hơn thắt búi trĩ.
  • Đông máu: Kỹ thuật này sử dụng tia laser hoặc tia hồng ngoại để làm cho các búi trĩ ngừng chảy máu và teo lại. Cách chữa bệnh trĩ bằng kỹ thuật này có ít tác dụng phụ và ít gây khó chịu.
Cách chữa bệnh trĩ
Thắt búi trĩ là phương pháp chữa trĩ ít xâm lấn

Các lưu ý khi điều trị bệnh trĩ

Người bệnh trĩ cần được khám sớm với bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào mức độ tổn thương của bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp.

Nếu không điều trị có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Biến chứng cấp tính có thể là đau, nhiễm trùng, chảy máu và bí tiểu. Càng để lâu thì biến chứng càng khó kiểm soát.

Sau khi phẫu thuật trĩ, do miệng vết thường nằm ở gần cửa hậu môn, nên dễ bị viêm nhiễm. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra đau đớn sau khi phẫu thuật và cũng là vấn đề làm cho bệnh nhân lo lắng nhất sau phẫu thuật. Do đó vấn đề chăm sóc vết thương như thế nào là việc hết sức quan trọng. Đồng thời cũng nên bổ sung nhiều rau quả tươi và thực phẩm nhuận tràng để duy trì tính chất phân mềm.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã “bỏ túi” cho mình những cách chữa bệnh trĩ hiệu quả. Khi thực hiện các phương pháp tại nhà, nếu thấy không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám ngay để tránh các biến chứng nặng hơn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Hemorrhoidshttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/diagnosis-treatment/drc-20360280

    Ngày tham khảo: 06/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người