YouMed

Liệu bạn có biết cách chữa đổ mồ hôi trộm dưới đây?

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Giấc ngủ là một phần rất quan trọng trong cuộc sống. Nhưng bạn sẽ làm gì khi giấc ngủ của bạn bị cản trở do đổ mồ hôi trộm? Hiện tượng đổ mồ hôi trộm đa số là bình thường và phổ biến ở cả hai giới. Tuy nhiên chúng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh rất nhiều. Vậy cách chữa đổ mồ hôi trộm là gì? Mời bạn cùng YouMed khám phá chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Mồ hôi trộm là gì?

Trước khi tìm hiểu cách chữa đổ mồ hôi trộm, chúng ta cần tìm hiểu mồ hôi trộm là gì và nguyên nhân ra mồ hôi trộm.

Mồ hôi trộm là từ dân gian gọi tình trạng đổ mồ hôi trong lúc ngủ. Đặc biệt là hiện tượng này hay xảy ra nhất vào ban đêm. Do đó, dân gian gọi là “trộm”.

Mồ hôi trộm có thể ra nhiều đến mức làm ướt quần áo, ga giường khiến bạn thức giấc. Đa số đây không phải là tình trạng đáng lo ngại. Nhưng nếu chúng có đi kèm một số bất thường khác và tính chất xảy ra thường xuyên làm bạn lo lắng thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

Đổ mồ hôi trộm là tình trạng đổ mồ hôi trong lúc ngủ
Đổ mồ hôi trộm là tình trạng đổ mồ hôi trong lúc ngủ

Nguyên nhân đổ mồ hôi trộm

Cách chữa đổ mồ hôi trộm tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Do đó, việc hiểu về nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm là vô cùng cần thiết.

Tình trạng đổ mồ hôi trộm thường do một số bệnh hoặc do sử dụng thuốc gây ra. Để tìm nguyên nhân chính xác, tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến.

Nhiệt độ phòng ngủ cao

Nghiên cứu cho thấy nhiệt độ phòng lý tưởng khi ngủ là từ 16 – 21°C. Nếu nhiệt độ cao hơn mức độ có thể gây ra hiện tượng đổ mồ hôi. Mặc các loại quần áo có vải quá dày cũng góp phần làm đổ mồ hôi trộm.

Rối loạn bài tiết mồ hôi

Đây là tình trạng này đổ mồ hôi nhiều hơn mức cần thiết, kể cả khi đang ngủ. Mồ hôi thường bài tiết nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, vùng nách và vùng đầu.

Tình trạng này có thuật ngữ y khoa là hyperhidrosis. Nó có thể ảnh hưởng các hoạt động hàng ngày của người bệnh.

Ung thư

Đổ mồ hôi trộm có thể là một dấu hiệu của bệnh lý ung thư, chẳng hạn như:

  • Bệnh bạch cầu.
  • Lymphoma.
  • Ung thư xương.
  • Ung thư gan.
  • U trung biểu mô.

Người ta vẫn chưa biết chính xác cơ chế gây đổ mồ hôi của các bệnh lý ung thư này. Nhưng có một số nghiên cứu cho rằng đây là tình trạng cơ thể đang cố gắng chống lại tế bào ung thư.

Bệnh bạch cầu có thể gây đổ mồ hôi trộm
Bệnh bạch cầu có thể gây đổ mồ hôi trộm

Rối loạn nội tiết tố

Người bị đổ mồ hôi trộm có thể bị rối loạn nội tiết tố. Cụ thể là sự thay đổi về nồng độ estrogen trong cơ thể. Thường những ai bước vào tuổi mãn kinh sẽ dễ gặp phải tình trạng này. Ngoài lúc ngủ, phụ nữ mãn kinh có thể đổ mồ hôi gần như mọi lúc trong ngày.

Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng thuộc nhóm này. Vì mang thai khiến nồng độ hormone trong cơ thể rất thay đổi. Các bác sĩ khuyến cáo họ nên đi kiểm tra ngay nếu tình trạng này kéo dài và mang lại nhiều phiền toái.

Cách chữa đổ mồ hôi trộm

Cách trị đổ mồ hôi trộm tùy thuộc vào nguyên nhân là gì. Một số cách khắc phục là:

Chữa đổ mồ hôi trộm bằng cách giảm nhiệt độ phòng

Phòng ngủ mát mẻ không chỉ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ mà còn có thể chữa đổ mồ hôi trộm.

Đối với người lớn tuổi, nhiệt độ phòng tốt nhất là 15,5 – 19,4°C. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thì khoảng 18 – 21°C.

Tránh ăn quá no trước khi đi ngủ

Nói chung, việc ăn quá no trước khi ngủ có thể là nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm. Ngoài việc giảm thức ăn cay, bạn cũng có thể hạn chế tiêu thụ đường.

Bổ sung vitamin B12

Đổ mồ hôi trộm cũng có liên quan đến chế độ ăn thiếu vitamin B12. Có thể bổ sung vitamin B12 trong các thực phẩm như: thịt bò, gan, trứng, sữa chua và pho mát.

Hạn chế sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ

Rượu là chất làm giãn nở các mạch máu. Do đó da sẽ cảm thấy nóng lên và ửng đỏ. Điều này sẽ kích thích cơ thể tăng bài tiết mồ hôi. đỏ bừng để tiết ra mồ hôi.

Caffein có thể kích thích hệ thần kinh giao cảm khiến hoạt động bài tiết mồ hôi tăng lên.

Do đó việc hạn chế sử dụng các chất này trước khi ngủ là cách để chữa đổ mồ hôi trộm.

Cách chữa đổ mồ hôi trộm theo dân gian

Chữa đổ mồ hôi trộm bằng lá dâu

Lá dâu có tác dụng làm mát, thanh nhiệt giải độc. Do đó chúng có thể cải thiện chứng ra mồ hôi trộm. Có thể sử dụng bằng cách:

  • Chọn 300g lá dâu tươi. Nên chọn lá già nhưng vẫn còn xanh.
  • Đun lá dâu với 2 lít nước thêm một chút muối trắng. Để nước nguội bớt và dùng nước đó tắm hàng ngày.
Sử dụng lá dâu như một phương thuốc trị mồ hôi trộm theo dân gian
Sử dụng lá dâu như một phương thuốc trị mồ hôi trộm theo dân gian

Chữa đổ mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng

Đinh lăng là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y. Với công dụng hoạt huyết, bổ thận, thanh nhiệt, làm mát cơ thể nên chúng có thể được sử dụng để chữa đổ mồ hôi trộm. Cách sử dụng lá đinh lăng cũng tương tự lá dâu.

Rau hẹ

Rau hẹ có tác dụng chữa đổ mồ hôi trộm hiệu quả. Trong Đông y, lá rau hẹ có tác dụng bổ khí, bổ thận, làm mát cơ thể. Bạn có thể tham khảo cách sử dụng như sau:

  • Rửa sạch và giã nhỏ rau hẹ. Sau đó lọc lấy nước.
  • Dùng nước đó đun sôi để nguội và uống một 1 – 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý

  • Dù là các phương pháp dân gian đơn giản có thể thực hiện tại nhà nhưng người bệnh nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.
  • Khi đã áp dụng nhiều cách chữa mồ hôi trộm nhưng khoảng 1 tháng mà không thấy hiệu quả, nên trực tiếp đi khám để được tư vấn chính xác.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được một số cách chữa đổ mồ hôi trộm hiệu quả. Tình trạng đổ mồ hôi trộm sẽ không đáng lo ngại nếu như không kèm theo một dấu hiệu bất thường nào khác. Tuy nhiên nếu nó kéo dài và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, bạn nên gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Sweating While Sleeping: 5 Reasons, and How To Stop It

    https://markethealthbeauty.com/sweating-while-sleeping/

    Ngày tham khảo: 09/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người