YouMed

Cách phòng bệnh bướu cổ dành cho mọi người

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Bướu cổ là một trong những bệnh rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là phụ nữ trên 40 tuổi. Cách phòng bệnh bướu cổ nào thật sự hiệu quả là thắc mắc không chỉ của riêng người bệnh mà còn ở tất cả mọi người. Vậy, câu trả lời thật sự là gì? Tất cả sẽ được YouMed hé lộ ngay sau đây!

Ai dễ bị bướu cổ hơn?

Trước khi tìm hiểu cách phòng bệnh bướu cổ cần nắm rõ các yếu tố nguy cơ thường gặp ở bệnh nhân bướu cổ!

Dù bất kỳ ai cũng có khả năng hình thành và phát triển bướu cổ basedow, theo thống kê có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Gia đình có người bị bệnh

Như đã đề cập ở phần trước, tiền sử gia đình có người mắc bệnh tự miễn là một yếu tố nguy cơ đã biết. Có thể tồn tại một hoặc nhiều gen khiến một người dễ mắc bệnh hơn.

Giới tính

Theo thống kê, bệnh Graves thường xảy ra ở phụ nữ hơn nam giới.

Tuổi

Bệnh bướu cổ basedow thường khởi phát ở người dưới 40 tuổi.

Tiền căn mắc các rối loạn miễn dịch khác

Những người có tiền căn bệnh rối loạn miễn dịch khác. Như đái tháo đường típ 1, viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh Graves.

Căng thẳng về cảm xúc hoặc thể chất

Những căng thẳng do cuộc sống hoặc stress bệnh lý có thể dẫn đến khởi phát bệnh Graves ở những người mang gen mắc bệnh.

Thai kỳ

Mang thai hoặc sinh con gần đây làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt ở những phụ nữ mang gen bệnh. Tình trạng cường giáp sẽ làm tăng rủi ro xảy ra biến chứng thai kỳ.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh Graves.

Triệu chứng bướu cổ

Khàn giọng là một trong những triệu chứng thường gặp
Khàn giọng là một trong những triệu chứng thường gặp

Để hiểu rõ hơn cách phòng bệnh bướu cổ, cần nắm sơ lược những triệu chứng thường gặp có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị bệnh.

Cùng với tình trạng một khối bất thường hay vùng sưng đỏ ở cổ, các triệu chứng thường gặp của bướu cổ bao gồm:

  • Khàn giọng
  • Cảm giác căng cứng cổ họng
  • Chóng mặt khi giơ tay lên
  • Sưng tĩnh mạch cổ
  • Ho khan
  • Khó thở hoặc khó nuốt

Nếu bệnh nhân bướu cổ kèm cường giáp, có thể có các triệu chứng:

  • Đổ mồ hôi
  • Bệnh tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực
  • Run tay chân

Nếu bệnh nhân bướu cổ kèm suy giáp, có thể có các triệu chứng:

  • Da khô
  • Mệt mỏi
  • Tăng cân
  • Kinh nguyệt không đều

Điều trị bướu cổ

Có 3 lựa chọn điều trị phổ biến cho người bị bệnh Graves:

  • Điều trị nội khoa (thuốc kháng giáp).
  • Xạ trị (liệu pháp Iod phóng xạ).
  • Điều trị ngoại khoa

Điều trị nội khoa với thuốc kháng giáp

Điều trị nội khoa là phương pháp hàng đầu được ưu tiên sử dụng. Phương pháp này được chỉ định ở những người bệnh mới phát hiện, tuyến giáp to vừa, không có nhân, chưa xảy ra biến chứng. Đồng thời bệnh nhân có điều kiện để điều trị lâu dài và theo dõi bệnh.

Các thuốc kháng giáp được sử dụng hiện nay là propylthyouracin, methimazole và carbimazole. Nhóm thuốc chẹn beta đôi khi được chỉ định để giúp giảm triệu chứng cho đến khi các phương pháp điều trị khác phát huy hiệu quả.

Tỷ lệ lui bệnh hoàn toàn theo thống kê từ 60 – 70% sau 12 – 18 tháng điều trị.

Xạ trị (liệu pháp Iod phóng xạ)

Liệu pháp Iod phóng xạ là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị bướu cổ basedow. Phương pháp này sử dụng Iod phóng xạ I-131 nhằm thu nhỏ tuyến giáp và đưa chức năng tuyến giáp từ cường năng trở về bình thường.

Liệu pháp này yêu cầu bệnh nhân nuốt một lượng nhỏ Iod dưới dạng thuốc viên. Phương pháp này chống chỉ định với trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú vì có thể gây suy giáp ở trẻ sơ sinh. Đối với bệnh nhân có triệu chứng nhiễm độc giáp nặng, hoặc bướu cổ basedow quá to gây chèn ép, khó nuốt, khàn tiếng thì phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn.

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Phẫu thuật là một trong những phương pháp được chỉ định
Phẫu thuật là một trong những phương pháp được chỉ định

Phương pháp phẫu thuật là một trong các lựa chọn điều trị nhưng ít được sử dụng hơn. Phẫu thuật được chỉ định khi điều trị nội khoa 4 – 6 tháng thất bại (bệnh tái phát khi ngưng thuốc), hoặc tuyến giáp quá to gây mất thẩm mỹ, chèn ép các cơ quan lân cận. Hoặc chỉ định khi nghi ngờ ung thư tuyến giáp.

Phẫu thuật tuyến giáp cũng có thể được đề nghị cho bệnh nhân mang thai mà không thể sử dụng Iod phóng xạ hay thuốc kháng giáp. Phẫu thuật chỉ được thực hiện từ sau tam cá nguyệt thứ hai (tháng 4 của thai kỳ) để phòng ngừa nguy cơ sẩy thai.

Nếu bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp sẽ cần phải được điều trị hormon thay thế suốt đời.

Cách phòng bệnh bướu cổ

Một số biện pháp được khuyến khích thực hiện nhằm phòng ngừa bướu cổ lành tính và phát hiện sớm các triệu chứng bướu cổ khác để điều trị kịp thời. Những cách phòng bệnh bướu cổ đó bao gồm:

  • Đảm bảo cơ thể luôn trong tình trạng được cung cấp đầy đủ Iod. Hãy bổ sung cho cơ thể những loại thức ăn giàu Iod như: cá biển, nước mắm. Sử dụng muối Iod là nguyên tắc cơ bản, dễ thực hiện làm giảm nguy cơ thiếu Iod.
cách phòng bệnh bướu cổ
Đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ Iod để phòng ngừa bệnh bướu cổ
  • Đối với các đối tượng có tiền căn mắc bệnh lý tuyến giáp, sau khi điều trị bệnh tim, tâm thần, mắc các bệnh tiêu hóa và bệnh thận mạn tính cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
  • Khi có dấu hiệu triệu chứng bướu cổ cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Vậy là YouMed đã giải đáp hoàn toàn thắc mắc cho các bạn về những cách phòng bệnh bướu cổ hiệu quả nhất. Ngoài các phương pháp kể trên, tập thể dục thường xuyên để giữ gìn sức khỏe cũng là điều vô cùng cần thiết, giúp tăng sức đề kháng, đề phòng bướu cổ do viêm nhiễm virus, vi khuẩn!

Ths. Bs. CKI. Trần Quốc Phong

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Graves' Diseasehttps://www.healthline.com/health/graves-disease

    Ngày tham khảo: 05/06/2021

  2. What you need to know about goiterhttps://www.healthline.com/health/goiter-simple

    Ngày tham khảo: 05/06/2021

  3. Goiterhttps://www.webmd.com/women/understanding-goiter-basics

    Ngày tham khảo: 05/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người