YouMed

Bạn đã biết cách quấn tã cho trẻ sơ sinh ngủ ngon?

bác sĩ nguyễn lâm giang
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Quấn tã cho con là một việc hầu như bậc phụ huynh nào cũng từng trải qua. Tưởng như đơn giản nhưng công việc này lại đòi hỏi rất nhiều yếu tố như lựa chọn loại tã phù hợp hay cách quấn tã thế nào để bé ngủ ngon. Sau đây, mời bạn cùng bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát Nguyễn Lâm Giang tìm hiểu cách quấn tã cho trẻ sơ sinh qua bài viết sau.

Nên sử dụng loại tã nào cho trẻ sơ sinh?

Trước khi học cách quấn tã cho trẻ sơ sinh, ba mẹ nên hiểu rõ một số loại tã cho bé. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tã em bé. Do đó, bạn nên tham khảo để lựa chọn loại tã phù hợp cho con, đảm bảo cho giấc ngủ của con được tốt nhất.

Tã chéo, tã vải

Đây là loại tã sơ sinh được ra đời từ khá lâu. Những ưu điểm nổi bật của loại tã này là rẻ, thông thoáng và cũng rất dễ sử dụng. Tuy nhiên, loại tã này đòi hỏi ba mẹ cần phải thay thường xuyên. Do tã ít thấm hút nên để lâu sẽ dễ khiến con khó chịu.

Tã xô

Tương tự như tã vải, tã xô cũng có những ưu điểm như thông thoáng, dễ sử dụng nhưng lại cần phải thay thường xuyên. Ngoài ra, phụ huynh nên giặt tay tã xô nếu không muốn tã nhanh bị sờn rách.

Tã dán

Đây là loại tã được nhiều ba mẹ lựa chọn do chất liệu thấm hút tốt, phù hợp cho bé dùng vào ban đêm. Song loại tã này lại không quá thông thoáng. Do đó, bạn nên hạn chế dùng tã dán cả ngày để tránh trường hợp con bị hăm vùng kín.

Xem thêm: Mách mẹ cách điều trị rôm sảy, hăm tã tại nhà

cách quấn tã cho trẻ sơ sinh
Tã dán là loại tã thường được nhiều phụ huynh lựa chọn

Tã quần (bỉm)

Với thiết kế có hình dạng tương tự quần lót, loại tã này sẽ đem lại cảm giác thoải mái cho các bé. Ngoài ra, đây là loại tã có khả năng chống tràn rất tốt. Tã quần cũng rất thích hợp dùng khi bé đi ngủ do bạn không cần phải thay tã trong vòng 4-5 tiếng. Trong khi với những loại tã khác, bạn cần thay liên tục mỗi 2-3 tiếng.

Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh ngủ ngon

Sau khi có được loại tã ưng ý, việc tiếp theo của các ông bố, bà mẹ là học cách quấn tã cho trẻ sơ sinh. Quấn tã đúng và đẹp sẽ giúp vỗ về con trẻ khi bị kích thích, hạn chế tình trạng giật mình giữa đêm. Nhờ vậy, con sẽ có giấc ngủ sâu hơn.

Có khá nhiều cách quấn tùy theo từng loại tã khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một cách quấn tã đã được rất nhiều người áp dụng thành công. Đây là kiểu quấn tã “hình con nhộng”.

Gợi ý cách quấn tã cho trẻ sơ sinh:

Bước 1: Tìm một nơi bằng phẳng

Đặt tấm vải quấn tã lên 1 bề mặt phẳng theo như hình 1 viên kim cương và gập góc trên cùng vào bên trong. Sau đó, bạn đặt bé nằm ngửa với phần cổ nhô ra bên khoài tấm vải.

Bước 2: Giữ tay trái của bé thẳng

Kéo phần bên trái của tã đắp chéo qua tay trái và ngực của bé. Nhét tã vào dưới cánh tay phải và lưng của bé để cuộn bé nằm gọn trong tấm vải.

Bước 3: Gấp phần phía dưới tã

Gấp toàn bộ phần vải ở phía dưới lên người bé và nhét góc vải vào dưới cằm bé. Giữ tay phải của con thẳng, gấp phần vải phía bên phải và nhét vào vai trái của con.

Bước 4: Hoàn thiện

Nới lỏng phần dưới tấm vải và nhét vào bên dưới của bé. Bạn không nên quấn tã quá chặt do sẽ khiến bé không thể cử động thoải mái. Giữa phần ngực con và tã quấn, bạn nên chừa ra 1 khoảng trống đủ cho 2, 3 ngón tay. Phần tã quấn xung quanh hông bé cũng không nên quá chật để con thoải mái cử động chân.1

Xem thêm: Làm sao để mỗi đêm chăm sóc trẻ sơ sinh không là nỗi ám ảnh?

Hướng dẫn các thao tác thực hiện quấn tã cho trẻ sơ sinh
Hướng dẫn các thao tác thực hiện quấn tã cho trẻ sơ sinh

Một số lưu ý cho mẹ khi quấn tã

Để có cách quấn tã cho trẻ sơ sinh phù hợp, ba mẹ nên lưu ý một số điều sau:

  • Luôn luôn đặt bé nằm thẳng khi quấn tã.
  • Bạn có thể để tay của bé ở ngoài phần tã quấn nếu bé không thích cho tay vào trong.
  • Không phải đứa trẻ nào cũng thích hợp với việc quấn tã. Nếu con thường xuyên ngọ nguậy khi quấn tã, bạn hãy đưa con ra ngoài trong vài phút. Tuy nhiên, nếu con vẫn tiếp tục ngọ nguậy, hoặc cố gắng luồn lách ra khỏi tấm khăn, thì có thể bé không thích quấn tã. Bạn không nên ép con khi bé không thoải mái.
  • Quấn tã có thể khiến bé nóng nực. Bạn nên giữ nhiệt độ phòng luôn mát mẻ để con có giấc ngủ chất lượng. Hạn chế cho trẻ mặc quá nhiều lớp khi đi ngủ. Theo các bác sĩ, 1 bộ đồ ngủ và 1 tấm vải quấn là đủ để giữ ấm. Những biểu hiện như đổ mồ hôi, tóc ướt, nổi mẩn đỏ là dấu hiệu cho thấy con đang quá nóng.
  • Độ tuổi thích hợp để ngừng quấn tã cho con là khoảng 3–4 tháng tuổi. Đây là lúc con trở nên năng động hơn và bắt đầu thích lăn lộn. Quấn tã lúc này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sự phát triển của bé.1
Không nên quấn tã quá chặt vì điều này sẽ làm bé khó cử động thoải mái
Không nên quấn tã quá chặt vì điều này sẽ làm bé khó cử động thoải mái

Quấn tã cho con là một việc làm mà hầu hết các ông bố, bà mẹ đều phải trải qua. Quấn tã đúng cách sẽ giúp con luôn thoải mái và ngủ ngon hơn. Bài viết trên đã gợi ý cho bạn cách quấn tã cho trẻ sơ sinh và những lưu ý quan trọng khi quấn tã cho bé. Hy vọng phụ huynh sẽ áp dụng được những lời khuyên trong bài giúp bé có những giấc ngủ chất lượng.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. How to Swaddle a Babyhttps://www.whattoexpect.com/first-year/baby-care/baby-care-101/secrets-to-swaddling.aspx

    Ngày tham khảo: 04/12/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người