YouMed

Cây Mật gấu: Thuốc đắng giã tật

Thạc sĩ Bác sĩ Dư Thị Cẩm Quỳnh
Tác giả: ThS.BS Dư Thị Cẩm Quỳnh
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Hiện nay, cây Mật gấu được dùng làm thuốc rất phổ biến. Thực chất, đây là cây Lá đắng (khi nhai lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt trong miệng) ở dạng ăn như rau hoặc nấu nước uống. Cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbabwe) và châu Á. Hãy cùng YouMed khám phá các tác dụng của cây Mật gấu ngay!

Mô tả thực vật

Tên gọi, danh pháp

  • Tên khác: Cây Mật gấu Nam, cây Lá đắng.
  • Tên khoa học: Vernonia amygdalin
  • Họ: Cúc (Asteraceae).

Đặc điểm thực vật

  • Thân cây: Mật gấu là loài thực vật thân thảo. Thân cây mềm, mọc thành bụi. Cây thường cao 2 – 5m.
  • Lá: Lá cây có màu xanh lục. Lá dài khoảng 20cm, hình bầu dục, có vị đắng.
Cây Mật gấu
Cây Mật gấu

Phân bố, thu hái, sơ chế

Cây Mật gấu phân bố ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới như châu Phi.

Cây cũng có phân bố tại Việt Nam, dễ trồng và mọc hoang ở khu vực Nam bộ. Cách gọi “cây Mật gấu Nam” là để khoanh vùng sinh sống của loại cây này và cũng là để phân biệt với một loại cây khác trùng tên là “Mật gấu” (cây Hoàng liên ô rô, mọc ở miền Bắc).

Thu hái cây quanh năm. Chọn hái những cây vừa trưởng thành, không quá già. Không chọn hái những cây còn non.

Cách sơ chế:

  • Bước 1: Sau khi thu hoạch, rửa sạch thân và lá, để cho ráo nước.
  • Bước 2: Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sao vàng trước khi dùng.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận thường sử dụng ở cây là thân và lá.

hành phần hóa học

Những thành phần chính có chứa trong thân cây và lá của cây Mật gấu Nam là: xanthone; vitamin B1; vitamin B2; vitamin A; vitamin E; vitamin C; terpene; steroid; tannin; flavonoid; axit phenolic; các loại vi khoáng như: kẽm, sắt, đồng…; nước; magie; selenium.

Tác dụng dược lý

Bảo vệ gan

Dược liệu làm giảm tổn thương gan thông qua các cơ chế chống oxy hóa, chống viêm, ổn định màng tế bào cũng như tái tạo mô.

>> Tìm hiểu thêm một vị thuốc tốt cho gan: Diệp hạ châu: Thảo dược có tác dụng bảo vệ lá gan

Bảo vệ gan là một tác dụng của cây Mật gấu
Bảo vệ gan là một tác dụng của cây Mật gấu

Chống viêm

Người ta đã chứng minh rằng cây Mật gấu có tác dụng ức chế sinh tổng hợp các prostaglandin E2 (PGE2) và prostaglandin D2 (PGD2). Ngoài ra, cây chứa tannin, là chất ức chế mạnh mẽ cyclooxygenase-1. Điều này có thể gợi ý rằng tác dụng chống viêm của Mật gấu do ức chế giải phóng prostaglandin và các chất trung gian khác.

Ngoài ra, vì cây rất giàu flavonoid, steroid, tinh dầu và tanin, nên điều này cũng có thể là nguyên nhân một phần gây ra tác dụng giảm đau ở các mô hình động vật gây ung thư.

Chống oxy hóa

Một số nghiên cứu về cây Mật gấu cho biết nó rất giàu flavonoid, tannin và saponin. Những chất này có thể đóng một số vai trò trong chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa có khả năng ngăn ngừa stress oxy hóa gây ra bởi các bệnh như ung thư, viêm nhiễm, bệnh tim mạch cũng như lão hóa. Chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các gốc tự do, cải thiện tình trạng các bệnh mãn tính

Chống ký sinh trùng sốt rét

Người ta nhận thấy cây tiêu diệt và ức chế sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét P. falciparum trong các mô hình chuột.

Cải thiện chất lượng tinh trùng

Cây Mật gấu giúp hình thành quá trình chuyển hóa glucose, thúc đẩy việc tạo ra pyruvate, được biết là chất nền cơ bản cho sự di chuyển và tồn tại của các tế bào tinh trùng. Ngoài ra, chất chống oxy hóa, các flavonoid và chất dinh dưỡng trong cây có thể duy trì hình thái, sự sống sót cũng như chức năng của tinh trùng.

Trong nghiên cứu, động vật được điều trị bằng cây Mật gấu đã cho thấy sự cải thiện về khả năng di chuyển của tinh trùng, hình thái bình thường và số lượng tế bào tinh trùng sống.

Cây mật gấu cải thiện chất lượng tinh trùng
Cây cải thiện chất lượng tinh trùng

Giải độc thận

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ chế độ ăn uống bị ô nhiễm dầu thô gây ra tổn thương thận. Tuy nhiên, việc sử dụng chiết xuất cây Mật gấu đã cung cấp khả năng bảo vệ, giúp chống lại các tác động tiêu cực, cải thiện và phục hồi chức năng, bảo vệ thận.

Ung thư tuyến tiền liệt

Bệnh nhân mắc bệnh ung thư đang có xu hướng sử dụng cây thuốc với hy vọng chữa khỏi và cải thiện bệnh, ngăn chặn bệnh di căn, hỗ trợ hệ miễn dịch, giảm căng thẳng, thư giãn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây Mật gấu kích thích sự phát triển của tế bào khỏe mạnh ở tuyến tiền liệt; gây stress oxy hóa, tổn thương DNA, “chết theo chu trình” apoptosis và hoại tử thứ cấp ở tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Tuy nhiên, các hoạt động chống ung thư và cơ chế hoạt động của cây vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Hiện tại, người ta đang cố gắng xác định thành phần hoạt tính sinh học của cây Mật gấu.

Liều dùng và kiêng kỵ

  • Thân và lá của cây có thể dùng để nấu món canh hầm (người châu Phi), ngâm rượu hoặc làm thuốc.
  • Trong trường hợp dùng để làm thuốc, người dùng có thể phơi khô, sao vàng, sau đó sắc uống hoặc sắc kết hợp với những vị thuốc khác.
  • Về liều dùng, các chuyên gia y tế khuyến cáo chỉ dùng khoảng 10g cây Mật gấu/ngày. Tuy nhiên, liều dùng của vị thuốc này còn tùy thuốc vào bài thuốc chữa bệnh. Liều lượng dùng có thể gia giảm cho phù hợp với công thức của bài thuốc.

Cây Mật gấu là loài cây phổ biến ở nhiều nơi. Tác dụng của cây còn đang được nghiên cứu. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Adedapo AA, Aremu OJ, Oyagbemi AA. Anti-oxidant, anti-inflammatory and antinociceptive properties of the acetone leaf extract of vernonia amygdalina in some laboratory animals. Adv Pharm Bull. 2014 Dec;4(Suppl 2):591-8. doi: 10.5681/apb.2014.087. Epub 2014 Dec 31. PMID: 25671194; PMCID: PMC4312410.

  2. Johnson W, Tchounwou PB, Yedjou CG. Therapeutic Mechanisms of Vernonia amygdalina Delile in the Treatment of Prostate Cancer. Molecules. 2017;22(10):1594. Published 2017 Sep 22. doi:10.3390/molecules22101594.

  3. Omoregie ES, Pal A. Antiplasmodial, antioxidant and immunomodulatory activities of ethanol extract of Vernonia amygdalina del. Leaf in Swiss mice. Avicenna J Phytomed. 2016;6(2):236-247.

  4. Achuba FI. Role of bitter leaf (Vernonia amygdalina) extract in prevention of renal toxicity induced by crude petroleum contaminated diets in rats. Int J Vet Sci Med. 2018;6(2):172-177. Published 2018 Jul 12. doi:10.1016/j.ijvsm.2018.07.002

  5. Imafidon CE, Olukiran OS, Ogundipe DJ, Eluwole AO, Adekunle IA, Oke GO. Acetonic extract of Vernonia amygdalina (Del.) attenuates Cd-induced liver injury: Potential application in adjuvant heavy metal therapy. Toxicol Rep. 2018;5:324-332. Published 2018 Mar 5. doi:10.1016/j.toxrep.2018.02.009

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người