YouMed

Chăm sóc trẻ thừa cân: Cách giảm chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ ?

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể của con bạn. Tuy nhiên, có những thực phẩm với thành phần  có lợi. Ngược lại, một số thực phẩm cũng có nhiều mặt hại. Hiện nay, béo phì đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe đáng chú ý ở trẻ nhỏ. Bên cạnh kiểm soát cân nặng bằng cách tập thể dục thì hạn chế trong khẩu phần ăn của trẻ cũng đóng vai trò rất quan trọng.

1. Chất béo có lợi cho trẻ không?

Chất béo bổ sung rất nhiều năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Con bạn cần được cung cấp một lượng hợp lí trong chế độ ăn uống để có sức khỏe tốt vì những lí do sau:

  • Được sử dụng để tạo ra các hormone liên quan đến huyết áp và hệ tim mạch.
  • Giúp cơ thể hấp thụ một số chất dinh dưỡng. Ví dụ như các loại vitamin A, D, E và K hay những chất chống oxy hóa. 
  • Có trong dầu thực vật và cá có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cholesterol trong máu, bệnh tim và các vấn đề sức khỏe khác.

Chất béo và dầu cũng là gia vị giúp thức ăn thêm ngon. Hầu hết nó đều có trong các loại thực phẩm. Ví dụ như thịt, cá, sản phẩm từ sữa, dầu thực vật, thực phẩm đóng gói …

Tất cả các loại này bgay cả có lợi, đều rất giàu năng lượng. Nếu con bạn ăn nhiều thức ăn giàu chất béo, năng lượng sẽ nhiều hơn mức cơ thể cần sử dụng. Khi đó, trẻ sẽ tăng cân. Thừa cân hay béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, tăng cholesterol, đái tháo đường, bệnh tim và đột quỵ.

Chất béo có lợi cho trẻ không
Chất béo có lợi cho trẻ không

2. Các loại chất béo

2.1 Chất béo bão hòa (có hại)

Chất béo bão hòa chủ yếu có trong các thực phẩm động vật như các sản phẩm từ sữa, thịt gia cầm, mỡ heo… Ngoài ra, chúng cũng được tìm thấy trong một số thực phẩm thực vật. Như dầu dừa, các loại bơ… Con bạn nên hạn chế ăn càng ít lượng bão hòa càng tốt.

Điều quan trọng bạn là có thể kiểm soát lượng chất béo của trẻ. Bằng cách xem thông tin thành phần dinh dưỡng của thực phẩm đóng gói trước khi quyết định mua chúng.

2.2 Chất béo không bão hòa (có lợi)

Chất béo không bão hòa được tìm thấy chủ yếu trong ngô, đậu nành, các loại hạt, dầu thực vật và dầu cá. Axit béo là thành phần cấu tạo nên không bão hòa. Ba axit béo quan trọng trong cơ thể là omega-3, omega-6 và omega-9. Chúng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, tăng huyết áp cao và tình trạng viêm trong cơ thể. 

3. Con bạn cần bao nhiêu chất béo là đủ?

Nếu trẻ ăn lượng chất béo vừa phải, đặc biệt là nhóm có lợi, sẽ rất tốt cho sức khỏe. Ngược lại, khi trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, sẽ dẫn đến thừa cân. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ em nên:

  • Bổ sung không quá 20 đến 35% tổng lượng calo và không quá 10% lượng calo từ chất béo bão hòa.
  • Ăn ít hơn 300 mg cholesterol mỗi ngày. Cholesterol và triglyceride là những chất béo trong máu của con bạn. Cơ thể con bạn sử dụng chúng để tạo ra hoóc môn, phát triển các tế bào và tạo năng lượng. Tuy nhiên, khi lượng cholesterol quá nhiều, chúng tích tụ lại thành mảng bám trong các mạch máu. Chính vì vậy mà khiến lòng mạch máu hẹp hơn, làm giảm lưu lượng máu đến nuôi các cơ quan. Nguy hiểm nhất là thiếu máu nuôi tim và não, dẫn đến những cơn đau tim và đột quỵ. Điều này cũng liên quan do các mảng bám có thể vỡ ra thành các mảnh nhỏ và bít hoàn toàn một mạch máu nhỏ hơn.

4. Hạn chế chất béo trong chế độ ăn của trẻ?

Bạn có thể cắt giảm chất béo trong chế độ ăn của trẻ bằng nhiều cách. Hướng dẫn trẻ ăn ít các sản phẩm từ động vật như thịt đỏ, da của thịt gia cầm, đồ chiên… Ngay cả các chất béo lành mạnh như dầu, các loại hạt… Chúng có lượng calo cao và chỉ nên ăn với số lượng hạn chế. Khuyến khích con bạn ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt (whole grains).

Ngoài ra, bạn có thể xem xét một vài gợi ý sau:

  • Chú ý đến thông tin dinh dưỡng của tất cả thực phẩm và dạy trẻ cách đọc chúng.
  • Chọn kem chua (12 – 16% chất béo), kem phô mai, phô mai, sữa chua và các sản phẩm sữa không béo hoặc ít béo. Hạn chế thực phẩm đóng gói sẵn.
  • Nấu ăn với dầu hạt cải hoặc dầu ô liu thay vì bơ thực vật. Chọn dầu chứa ít hơn 2 gram bão hòa trong mỗi muỗng canh. Giảm lượng chất béo và dầu bạn sử dụng khi nấu hoặc nướng.
  • Nên mua thịt nạc như ức gà không có da, thịt lợn thăn, sườn… hay các loại cá. Chuẩn bị một bữa tối không thịt một vài lần trong tuần. 
  • Hạn chế cách chế biến với chất béo. Nướng, hấp, luộc thức ăn thay vì chiên.
  • Thức ăn nhanh hiện nay là lựa chọn thường xuyên của nhiều cha mẹ vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, hãy chọn cho trẻ các món nướng, hấp (thay vì chiên) hoặc salad với nước sốt ít béo. 
  • Để có một bữa ăn nhẹ lành mạnh, hãy chọn trái cây tươi hoặc sữa chua ít béo thay vì các món chiên hay đồ ngọt.

Không phải tất cả chất béo là đều có hại. Nhưng chúng có thể không tốt cho sức khỏe nếu con bạn ăn quá nhiều. Với chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol kết hợp tập thể dục thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm cho trẻ. Đó cũng là cách giúp con bạn giữ cân nặng ổn định hoặc giảm cân nếu trẻ thừa cân.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Fat in the Diet

    https://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_fatcom_crs.htm

    Ngày tham khảo: 22/12/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người