Chỉ số đường huyết an toàn cho cơ thể và những điều cần biết
Nội dung bài viết
Nguồn thực phẩm của con người ngày càng phong phú hơn. Nhưng cũng chính vì thế làm tăng nguy cơ mắc bệnh về chuyển hóa. Một trong những hậu quả phổ biến là đường huyết tăng cao. Dần dần, nó gây bệnh đái tháo đường. Làm sao để phòng ngừa bệnh? Cách để kiểm soát chỉ số đường huyết an toàn? Kính mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết của ThS.BS Vũ Thành Đô.
Tổng quan về chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết là một trong những thông số phản ánh dinh dưỡng của cơ thể. Chỉ số đường huyết được thể hiện rõ trong định nghĩa và định lượng như sau:
Khái niệm
Mỗi ngày chúng ta đều cần dinh dưỡng để duy trì sự sống. Bởi lẽ tất cả cơ quan hoạt động đều cần năng lượng. Nhưng những thức ăn khi vào cơ thể chưa được hấp thu ngay. Chúng cần được chuyển hóa dưới dạng chất mà cơ thể có thể hấp thu.
Dạng chất này chính là đường cùng các chất khác. Những thức ăn có thể chuyển hóa thành đường thường là những thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, cơm, các loại khoai sắn, và trái cây. Nhưng đường sau khi được tạo ra, chúng chưa được sử dụng ngay mà cần insulin để đến các tế bào.
Như vậy, khi thức ăn vào cơ thể cần trải qua một quá trình để cuối cùng tồn tại dưới dạng đường và các chất khác trong máu. Vậy có thể hiểu rằng, đường huyết là lượng đường trong máu nuôi dưỡng toàn cơ thể.
Các mức chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết an toàn
Ở một người khỏe mạnh, mức đường huyết an toàn sẽ nằm dao động từ mức 60 mg/dl đến dưới 140 mg/dl. Đây là mức dao động của đường huyết để đảm bảo hoạt động sống của tất cả các cơ quan.
Chỉ số đường dưới mức an toàn
Khi đường dưới 60 mg/dl cho thấy cơ thể bạn đang thiếu năng lượng trầm trọng. Tình trạng này có thể làm người ta không thể duy trì hoạt động bình thường.
Chỉ số đường trên mức an toàn
Khi đường tăng trên 140 mg/dl cho thấy cơ thể bạn đang dư đường. Sự quá tải nảy sẽ ảnh hưởng nhiều cơ quan như mắt, thận, tim,…Về lâu dài, nó sẽ hình thành bệnh đái tháo đường cùng nhiều nguy cơ bệnh lý khác.
Vì sao cơ thể không đạt chỉ số đường huyết an toàn?
Đường sau bữa ăn thường sẽ tăng cao. Sau khi đã đảm bảo năng lượng cần thiết, đường sẽ được dự trữ trong gan dưới dạng glycogen. Chính nhờ vậy, đường huyết luôn được duy trì ổn định. Cơ thể vừa có thẻ sử dụng vừa có thể dự trữ năng lượng. Theo nhiều nghiên cứu, đường huyết trong cơ thể dự trữ đủ năng lượng cho cơ thể trong khoảng một ngày.
Bất kỳ sự chênh lệch khỏi mức chỉ số đường huyết an toàn đều gây ảnh hưởng cho chúng ta.
Chỉ số đường huyết dưới mức an toàn
Tình trạng đường huyết dưới mức an toàn (dưới 60 mg/dl) gọi là tình trạng hạ đường huyết.
Nguyên nhân
Tình trạng này thường phổ biến ở bệnh nhân đái tháo đường. Nguyên nhân là do việc điều trị thuốc không ổn định.
Ở người khỏe mạnh, chỉ số đường huyết dưới mức an toàn thường rất hiếm. Tuy nhiên do làm việc lao lực, không chú ý ăn uống, một người bình thường hoàn toàn có nguy cơ bị hạ đường huyết. Bởi lẽ cơ thể không đủ dưỡng chất để duy trì hoạt động.
Triệu chứng
Triệu chứng khi chỉ số đường huyết dưới mức an toàn là:
- Tim đập nhanh hay rối loạn nhịp tim.
- Mệt mỏi.
- Da xanh tái nhợt.
- Run rẩy.
- Đổ mồ hôi.
- Đói cồn cào.
- Cảm giác châm chích ở môi, lưỡi, má.
Nếu chỉ số đường huyết hạ xuống thấp hơn có thể gây các dấu hiệu như:
- Lú lẫn, hoặc tay chân không tự chủ.
- Nhìn mờ.
- Co giật.
- Mất nhận thức.
Nguy hiểm
Cần lưu ý rằng những bệnh nhân đái tháo đường có hiện tượng hạ đường huyết là hoàn toàn không tốt. Sự suy giảm đột ngột này dễ đẩy bệnh nhân vào trạng thái hôn mê. Não bộ sẽ là cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên và rõ ràng nhất bởi sự suy nhược này.
Chỉ số đường huyết trên mức an toàn
Tình trạng đường huyết trên mức an toàn (trên 140 mg/dl) gọi là tình trạng tăng đường huyết. Tăng đường huyết báo động nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Nguyên nhân
Hiện tượng chỉ số đường huyết trên mức an toàn xảy ra khi cơ thể thiếu hụt insulin hay không thể sử dụng insulin hợp lý. Điều này làm các tế bào không sử dụng được đường. Do đó, đường huyết tăng cao.
Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy tình trạng này. Bao gồm như:
- Đái tháo đường type 1: đây là khi cơ thể không sản sinh đủ insulin để chuyển hóa đường.
- Đái tháo đường type 2: đây là khi cơ thể có đủ insulin nhưng lại không sử dụng chúng một cách hiệu quả.
- Lối sống thụ động: khi ăn quá nhiều nhưng lại không tập thể dục đều đặn có thể thúc đẩy nguy cơ béo phì và tăng đường huyết.
Triệu chứng
Triệu chứng của chỉ số đường huyết trên mức an toàn được gọi là Bốn nhiều:
- Ăn nhiều: bạn có cảm giác thèm ăn hơn bình thường. Những món ăn nhiều hơn như là: bánh kẹo, chất có độ ngọt.
- Uống nhiều: khát nước thường xuyên, hay uống nước cam hay uống đồ ngọt nhiều.
- Đi tiểu nhiều: số lần đi tiểu trong ngày cao hơn bình thường. Thậm chí việc đi tiểu nhiều lần sẽ làm ảnh hưởng giấc ngủ của bạn.
- Nhiều đường trong nước tiểu. Đây là triệu chứng khá quan trọng. Khi đi tiểu mà có hiện tượng bị “kiến bu” vào nước tiểu, rất có thể bạn đang có đường huyết cao.
Nguy hiểm
Tình trạng này về lâu dài sẽ gây bệnh đái tháo đường. Nếu không chữa trị, người bệnh sẽ dễ bị rơi vào tình trạng “hôn mê nhiễm toan ceton”.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đối với người không mắc đái tháo đường, người thân có thể cho người bệnh uống 1 ly nước đường hay ăn kẹo khi bị tụt đường huyết. Nếu các triệu chứng giảm ngay sau đó, thì người bị hạ đường nên được bồi dưỡng. Tình trạng người bệnh dần hồi phục thì không cần điều trị
Đối với người bệnh đái tháo đường, bất kể tình huống nào có tình trạng hạ đường huyết đều cần bác sĩ ngay lập tức. Bởi lẽ tình trạng này có thể đe dọa tính mạng ở người bệnh. Trong thời gian đến gặp bác sĩ, người thân phải cho người bệnh uống 1 ly nước đường hay nước trái cây có vị ngọt ngay.
Nắm được chỉ số đường huyết an toàn cho cơ thể là điều mà mỗi người chúng ta nên quan tâm. Khi chỉ số này ra khỏi mức an toàn, cơ thể sẽ có những dấu hiệu nhận biết. Vì thế ngay khi có biểu hiện, người thân và người bệnh cần có hướng xử trí ngay và đến phòng khám gần nhất để được điều trị và hạn chế biến chứng nguy hiểm khi chỉ số đường huyết vượt quá mức an toàn.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
4 Surprising Reasons for Blood Sugar Swingshttps://www.webmd.com/diabetes/features/surprising-blood-sugar-swings
Ngày tham khảo: 24/06/2021
-
How sugar affects diabeteshttps://www.webmd.com/diabetes/how-sugar-affects-diabetes
Ngày tham khảo: 24/06/2021
-
Glycemic indexhttps://www.healthline.com/nutrition/glycemic-index#low-glycemic-diet
Ngày tham khảo: 24/06/2021
-
Diabeteshttps://www.webmd.com/diabetes/glucose-diabetes
Ngày tham khảo: 24/06/2021
-
Hypoglycemiahttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypoglycemia/symptoms-causes/syc-20373685
Ngày tham khảo: 24/06/2021
-
Hyperglycemia (High Blood Glucose)https://www.diabetes.org/healthy-living/medication-treatments/blood-glucose-testing-and-control/hyperglycemia#:~:text=Hyperglycemia%20is%20the%20technical%20term,can't%20use%20insulin%20properly
Ngày tham khảo: 24/06/2021