YouMed

Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ mà bạn cần biết

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Trong thai kỳ, phụ nữ mang thai có thể chất thay đổi. Các chỉ số về chuyển hóa cũng trở nên khác biệt, trong đó có chỉ số đường huyết. Đâu là chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ? Cách kiểm soát đường huyết cho mẹ bầu là gì? YouMed sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây.  

Chỉ số đường huyết là gì?

Từ lâu, đường được xem là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động sống. Nhờ vào vòng tuần hoàn, đường được trung chuyển đến khắp mọi nơi trong cơ thể. Mọi tế bào đều sử dụng nguồn dinh dưỡng này, đặc biệt là não bộ. Chính vì lẽ đó, đường luôn được duy trì đúng mực trong máu, đảm bảo vừa đủ năng lượng vừa không gây quá tải dòng máu.

Chỉ số đường huyết là con số thể hiện glucose trong máu. Glucose thường đến từ những nguồn thực phẩm giàu tinh bột (carbohydrate), hay các loại trái cây,… Khi vào hệ tiêu hóa, chúng được chuyển hóa thành những phân tử đường có cấu trúc khác nhau. Cuối cùng, đường gắn với insulin để lưu hành trong máu.

Vì thế, đường rất biến động, nhất là sau bữa ăn. Sau khi ăn, lượng đường thường tăng cao. Dẫu vậy, nó chỉ nằm trong giới hạn từ 60 mg/dl đến 140 mg/dl. Khi nhịn đói ít nhất 8 tiếng, đường huyết bình thường biến động từ 70 – 99 mg/dL. Đường huyết sau ăn 2 tiếng sẽ thấp hơn 140 mg/dL.

Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ

Đối với phụ nữ mang thai, lúc này, đường không chỉ là nguồn dinh dưỡng cho mẹ bầu mà còn cho cả bé. Thai nhi sẽ sử dụng lượng đường trong cơ thể người mẹ để tạo năng lượng. Do đó, chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ sẽ thấp hơn với người bình thường. Dẫu vậy, chỉ số này sẽ không được ít hơn 60 mg/dL và nhiều hơn 95 mg/dL.

Xét nghiệm đường huyết là xét nghiệm quan trọng cần mẹ bầu thực hiện theo dõi trong suốt thai kỳ. Những biến động vượt ra khỏi giới hạn chỉ số đường huyết bình thường của bà bầu đều ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé. Bao gồm:

  • Hạ đường huyết: nếu đường huyết nhịn ăn sau 8 tiếng thấp hơn 60 mg/dL.
  • Tăng đường huyết: nếu đường huyết nhịn ăn sau 8 tiếng cao hơn 60 mg/dL.

Những cách giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cho mẹ bầu

Trong suốt quá trình mang thai, chỉ số đường huyết bà bầu thường tăng cao. Bởi khi đó, cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn để giúp em bé phát triển. Song song đó, quá trình này làm phụ nữ mang thai kháng insulin nhiều hơn. Dẫn đến nhiều thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Trái lại, một số phụ nữ mang thai khác lại phản ứng đề kháng insulin làm đường huyết hạ thấp xuống.

Thai nhi sẽ sử dụng lượng đường từ trong cơ thể người mẹ để tạo năng lượng.
Thai nhi sẽ sử dụng lượng đường từ trong cơ thể người mẹ để tạo năng lượng

Hiểu được nguy cơ này, mẹ bầu cùng gia đình cần kiểm soát để đạt chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ. Có nhiều cách để đẩy lùi nguy cơ này. Đó là:

Chế độ dinh dưỡng tác động chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ

Đây có lẽ là chìa khóa đầu tiên giảm thiểu nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ.

  • Thai phụ chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn đều đặn để đảm bảo lượng đường huyết ổn định.
  • Không bỏ bữa, không nhịn ăn.
  • Tăng cường những thực phẩm, trái cây tự nhiên, rau quả.
  • Đảm bảo bữa ăn được chế biến đúng cách, ăn chín, uống sôi.
  • Uống nước đầy đủ, đều đặn.
  • Tránh dùng những thực phẩm đóng hộp, có chất bảo quản hay bánh kẹo có đường nhiều.
  • Hạn chế những món ăn có chất béo, đồ nướng, món cay nồng.
Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng giúp kiểm soát đường huyết ở mẹ bầu.
Dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng giúp kiểm soát chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ

Lối sống khoa học đảm bảo chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ

  • Ngủ đủ giấc
  • Không hút thuốc lá và tránh xa môi trường có khói thuốc lá.
  • Duy trì cân nặng phù hợp với thời kỳ mang thai theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên. Nếu được, bạn hãy hỏi bác sĩ sản khoa hướng dẫn sử dụng máy đo đường huyết tại nhà.
  • Khám thai định kỳ theo dõi sức khỏe để đảm bảo chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ.

Tập luyện thể dục giữ mức chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ

Tập thể dục rất tốt cho mẹ bầu trước khi lâm bồn và nâng cao sự phát triển khỏe mạnh của em bé. Sản phụ đang giữ trong mình một sinh linh bé nhỏ nên cần hết sức thận trọng trong việc tập luyện thể chất.

Thai phụ nên hỏi ý kiến của bác sỹ về việc tập thể dục cho thai kỳ để nhận lời khuyên hợp lý. YouMed gợi ý những bài tập nhẹ nhàng, an toàn khi mang thai, dành cho cả những người mới bắt đầu:

Tập gym

Nếu bạn thường xuyên vận động thể thao trước khi có thai, thì nay chỉ nên tập luyện vừa phải, giảm cường độ. Lựa chọn bài tập phù hợp là rất quan trọng, Đồng thời, khuyến nghị dành cho mẹ bầu chỉ cần tập luyện mỗi ngày hai lần và mỗi lần kéo dài 5 phút. Như vậy bài tập cũng mang lại hiệu quả tối ưu.

Bơi lội

Một điều bất ngờ là bơi lội là môn thể thao dành cho mẹ bầu. Những động tác dưới nước có thể giải tỏa những áp lực tập lý của thai phụ. Đồng thời, nó còn giúp cảm các dấu hiệu chuột rút hay là đau tại mắt cá chân. Hơn hết, bơi lội cũng giảm thiểu những tác động tiêu cực lên em bé. Đây là môn thể thao mà mẹ bầu có thể tập trong suốt quá trình mang thai. Nhưng việc tập cần có huấn luyện viên theo dõi, giám sát và tập luyện một cách khoa học.

Đạp xe đạp

Bên cạnh bơi lội, đạp xe đạp cũng là môn thể thao cường độ thấp dành cho các thai phụ. Đồng thời động tác bơi sẽ giúp điều chỉnh chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ. Chỉ cần dành 30 phút trong khi phố sẽ giúp ổn định nhịp tim, cải thiện những cơn chuột rút tiềm ẩn. Bạn có thể đạp xe đạp trong nhà mà không cần phải ra đường phố. Cần lưu ý rằng, khi bước qua tam cá nguyệt thứ ba, cường độ đạp xe sẽ được giảm chậm xuống.

Yoga

Yoga trong thai kỳ đã dần phổ biến hơn trong mười năm gần đây. Đây là bộ môn tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể. Yoga phù hợp cho mẹ bầu trong tất cả giai đoạn mang thai. Các bài tập yoga sẽ giúp làm giảm sự đau đớn khi chuyển dạ. Trên tất cả, mẹ bầu cũng cần chú ý, hạn chế những tư thế nằm ngửa trong tất cả tam cá nguyệt. Đồng thời, hạn chế những động tác mất thăng bằng hay nguy hiểm khác.

Kegel

Đây là bài học kinh điển rất tốt cho chị em phụ nữ và các mẹ bầu. Những bài tập Kegel sẽ tăng cường sự chắc khỏe cho cơ sàn chậu đồng thời duy trì chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ. Đồng thời, tử cung sẽ khỏe hơn rất nhiều. Song song đó, bài tập sẽ giúp hạn chế nguy cơ tiểu không tự chủ sau sinh. Duy trì bài tập này sẽ giúp vùng xương chậu của phụ nữ sau sinh phục hồi và khỏe mạnh nhanh chóng.

Bài tập Kegel rất tốt cho phụ nữ mang thai
Bài tập Kegel rất tốt cho phụ nữ mang thai nếu được tập đúng cách

Cuối cùng, mẹ bầu cần lưu ý một điều. Nên bắt đầu với các bài tập cường độ thấp như đi bộ hoặc bơi lội và điều chỉnh cường hoạt động cường độ vừa phải. Càng về sau thai kỳ, thai phụ cần hoạt động nhẹ nhàng và điều độ hơn nữa. Trong suốt quá trình tập luyện, thai phụ cần có sự chỉ dẫn, theo dõi từ huấn luyện viên.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý độc giả thông tin bổ ích về chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ. Chỉ số này nên được theo dõi chặt chẽ suốt giai đoạn mang thai. Cách kiểm soát chúng không gì khác hơn là có chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh và tập luyện khoa học. Những bài tập thể dục trên đây sẽ giúp mẹ bầu có nhiều lựa chọn cẩn thận phù hợp cho thai kỳ.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Glucose Testshttps://labtestsonline.org/tests/glucose-tests

    Ngày tham khảo: 28/06/2021

  2. What should my blood glucose level be?https://www.medicalnewstoday.com/articles/249413

    Ngày tham khảo: 28/06/2021

  3. Hypoglycemic and Pregnant:https://www.healthline.com/health/pregnancy/hypoglycemic-and-pregnant#causes

    Ngày tham khảo: 28/06/2021

  4. Glucose tolerance testhttps://www.mayoclinic.org/tests-procedures/glucose-tolerance-test/about/pac-20394296

    Ngày tham khảo: 28/06/2021

  5. Những bài tập cho bà bầu tốt nhất trong suốt thai kỳ https://suckhoedoisong.vn/nhung-bai-tap-cho-ba-bau-tot-nhat-trong-suot-thai-ky-n150132.html

    Ngày tham khảo: 28/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người