YouMed

Chỉ số đường huyết ổn định của người bị tiểu đường là bao nhiêu?

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Trong một thập kỷ trở lại đây, bệnh tiểu đường là một trong mười bệnh không lây nhiễm thường gặp nhất. Tại Việt Nam, có 3,5 triệu người mắc bệnh vào năm 2015. Theo dự báo của Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF Diabetes Atlas), số người mắc sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Vậy bệnh tiểu đường là gì? Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường an toàn là bao nhiêu? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây của Bác sĩ Vũ Thành Đô. 

Tổng quan về chỉ số đường huyết và bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết

Đường huyết hay còn được gọi là glucose. Chỉ số đường huyết phản ánh lượng glucose trong máu. Bởi lẽ khi thức ăn vào cơ thể sẽ được chuyển dạng năng lượng sử dụng được. Và glucose là dạng đường như thế. Chỉ số này phản ánh sự chuyển hóa năng lượng. Do đó, nó sẽ thường xuyên  thay đổi theo thời gian và bữa ăn.

Bệnh tiểu đường được gọi tắt từ bệnh đái tháo đường. Đây là một rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Nguyên nhân thúc đẩy bệnh lý có thể do khiếm khuyết insulin. Ngoài ra, việc sử dụng insulin kém hiệu quả cũng là nguyên nhân của bệnh tiểu đường, hoặc cả hai trường hợp trên.

chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường
Insulin là một tác nhân quan trọng chuyển hóa glucose trong cơ thể

Yếu tố nguy cơ

Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường cao bất thường. Những yếu tố khác nhau sẽ thúc đẩy những type đái tháo đường khác nhau.  Nhìn chung, có các yếu tố nguy cơ sau:

Thừa cân

Ở cơ địa thừa cân, tình trạng đường huyết tăng cao thường diễn ra. Cân nặng lý tưởng được tính theo chỉ số khối cơ thể – BMI. BMI được tính dựa trên cân nặng và chiều cao. Ngưỡng BMI lý tưởng của người Châu Á là 18,5 – 22,9. Nếu không kiểm soát cân nặng hợp lý, bạn có thể mắc đái tháo đường mà không biết.

Tiền sử gia đình

Đây cũng là một yếu tố quan trọng làm tăng mắc bệnh tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy khi gia đình có người thân mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là typ 2, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh.

Yếu tố khác

Ngoài ra còn các yếu tố có thể kể đến như: ít vận động, người lớn tuổi (từ 45 tuổi trở lên), người gốc Á,…

Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường

Mục tiêu đường huyết sẽ được đề ra ngay khi được chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Người bệnh cần cố gắng duy trì trong ngưỡng an toàn càng nhiều càng tốt.

Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường mức nào là thấp?

Đường huyết đưới 70 mg/dl được xem là thấp. Có nhiều nguyên nhân gây hạ đường huyết như là bỏ bữa, tập thể dục quá sức, dùng thuốc trị tiểu đường không đúng cách, dùng quá nhiều insulin,…

Những dấu hiệu hạ đường huyết thay đổi tùy mỗi người bệnh. Các triệu chứng điển hình gồm: run rẩy, đổ nhiều mồ hôi, lo lắng, lú lẫn, hoa mắt chóng mặt, đói,… Nhận biết những triệu chứng này rất quan trọng. Bởi chỉ số này khi bị hạ cần phải điều trị ngay. Nếu không, người bệnh dễ gặp nguy hiểm.

chi-so-duong-huyet-cua-nguoi-bi-tieu-duong
Khi đường huyết hạ thấp, người bệnh thường hoa mắt, chóng mặt

Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường mức nào là cao?

Lượng đường trong máu được xem là cao khi trên 180 mg/dL, thậm chí lên đến hơn  200 mg/dL. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều yếu tố như các bệnh vặt,  căng thẳng, ăn uống không điều độ , hoặc không cung cấp đủ insulin. Theo thời gian, tăng đường huyết sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài ở người bệnh. Theo báo cáo y tế, những cơ quan quan trọng sẽ hư tổn nghiêm trọng như: tim, thận, não và mắt.

Đáng chú ý hơn cả, khi đường huyết tăng cao hơn 240 mg/dL, sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm toan ceton do tiểu đường. Đây là một cấp cứu nội tiết. Nếu không không được điều trị ngay lập tức sẽ đe dọa tính mạng người bệnh.

Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường mức nào là ổn định?

Chỉ số đường huyết ở người bị tiểu đường được khuyên rằng:

  • Chỉ số trước bữa ăn: từ 80 đến 130 mg/dL.
  • Chỉ số hai giờ sau ăn nên dưới 180 mg/dL.

Mục tiêu này thay đổi tùy theo thể trạng và tuổi tác. Do đó để đảm bảo duy trì ổn định, bạn cần tuân thủ điều trị và tham vấn với chuyên gia y tế.

Cách xử trí khi bị tăng đường huyết dành cho người bị tiểu đường

Nếu tình trạng chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường tăng cao kéo dài, người bệnh thực sự cần xem xét lại:

Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn hay chưa?

Thuốc đường huyết giúp làm giảm đường. Tuy vậy, trong một số tình huống, người bệnh không dùng liều thuốc thích hợp, đường vẫn sẽ tăng cao. Nếu bạn đã uống đủ, mà đường vẫn cao cần báo cho bác sĩ để điều chỉnh lại.

Tập thể dục thích hợp hay chưa?

Việc tập thể dục sẽ giúp ổn định phần nào đường huyết. Tuy vậy, đối với bệnh nhân có ceton trong nước, tập thể dục làm tăng đường. Vì thế bạn cũng nên kiểm tra ceton trong nước định kỳ. Nếu có ceton trong nước tiểu, tuyệt đối không nên tập thể dục.

Điều chỉnh lại các bữa ăn có chỉ số đường huyết ổn định của người bị tiểu đường

Ngoài việc dùng thuốc, thức ăn cũng là một phần của quá trình điều trị. Người bệnh cần chia nhỏ bữa ăn, không được bỏ bữa. Nên ăn những thực phẩm có đường tự nhiên, hay có ít đường. Ví dụ như sữa chua không đường, bơ, chuối vừa chín tới, bơ đậu phộng, cá, rau quả, các loại hạt,…

Như đã nói, đường huyết cao ở người bệnh tiểu đường đôi khi là một tình trạng cấp cứu. Những biển hiện cho thấy cơn nhiễm toan ceton này sắp diễn ra là:

  • Thở nhanh, sâu.
  • Da, miệng khô.
  • Mặt đỏ bừng.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Hơi thở có mùi hương của trái cây.
  • Đau đầu.
  • Nôn ói.
  • Đau bụng.

Nhiễm toan ceton thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1, thỉnh thoảng ở type 2. Nếu gặp những biểu hiện này, người nhà bệnh nhân không được chần chừng, cần đưa đến bệnh viện gần nhất ngay. Vì thế, người bệnh nên đo chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường thường xuyên.

Nhiễm toan ceton là tình trạng cấp cứu khẩn cấp
Nhiễm toan ceton là tình trạng cấp cứu khẩn cấp

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Để duy trì chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường, việc tái khám định kỳ là vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị, kiểm soát tốt chỉ số. Song song đó, bác sĩ giúp người bệnh ngăn ngừa những biến chứng của chính căn bệnh này. Đó chính là thực hiện xét nghiệm HbA1C. Đây là một xét nghiệm đánh giá chính xác lượng đường. Đồng thời, nó cũng là một phần của chiến dịch bảo vệ bệnh nhân ABCs. Bao gồm:

  • A: xét nghiệm A1C.
  • B: giữ huyết áp ở dưới 140/90 mmHg (Blood).
  • C: quản lý Cholesterol.
  • s: Dừng hút thuốc hay tránh xa khói thuốc (Smoking).

Đái tháo đường là một gánh nặng bệnh tật lên người bệnh nếu không điều trị sớm. Việc ý thức được chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường giúp điều chỉnh thuốc và lối sống phù hợp. Song song đó, người bệnh cũng người nhà cũng cần nhận biết những dấu hiệu bất thường của bệnh để kịp thời xử trí. Khi có bất thường, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. The Effects of Low Blood Sugar on Your Bodyhttps://www.healthline.com/health/low-blood-sugar-effects-on-body#Central-nervous-system 

    Ngày tham khảo: 05/07/2021

  2. High Blood Sugar, Diabetes, and Your Bodyhttps://www.webmd.com/diabetes/how-sugar-affects-diabetes 

    Ngày tham khảo: 05/07/2021

  3. Manage Blood Sugarhttps://www.cdc.gov/diabetes/managing/manage-blood-sugar.html

    Ngày tham khảo: 05/07/2021

  4. Tình hình đái tháo đườnghttp://daithaoduong.kcb.vn/tinh-hinh-dai-thao-duong/ 

    Ngày tham khảo: 05/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người