Cho trẻ bú bình có phải là nguyên nhân sâu răng? Tìm hiểu ngay
Nội dung bài viết
Khi đến giai đoạn mẹ không thể cho trẻ bú sữa mẹ trực tiếp. Trẻ phải dần làm bạn với chiếc bình sữa. Chính điều này đôi khi tạo nên thói quen lúc nào cũng cần có bình sữa bên cạnh. Liệu thói quen bú bình có phải nguyên nhân gây ra sâu răng cho trẻ?
1. Sâu răng có liên quan tới thói quen bú bình
Bú bình là nguyên nhân gây sâu răng chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt đến lứa tuổi ăn dặm, chiếc bình sữa sẽ giúp việc tập ăn uống của trẻ dễ dàng hơn. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến răng của trẻ.
Mặc dù quá trình sâu răng có thể bắt đầu ngay sau khi chiếc răng đầu tiên của trẻ xuất hiện. Vấn đề này thường không được chú ý cho đến khi trẻ được khoảng 1 tuổi.
Dấu hiệu sớm nhất là hình thành những đốm trắng nhỏ li ti ở trên bề mặt nướu. Sau đó lan dần đến các răng đã mọc. Thường ở răng cửa hàm trên sẽ bị sâu trước với hình ảnh rõ hơn của vết ố vàng hay đen bám trên răng.
2. Tại sao trẻ dễ bị sâu răng?
Sâu răng xảy ra khi đường trong thức uống tiếp xúc với răng trong một thời gian dài. Sữa công thức, nước trái cây và nước ngọt là những đồ uống đều chứa nhiều đường.
Nếu một đứa trẻ có thói quen ngậm một bình sữa trong miệng khi ngủ hoặc liên tục uống bình sữa trong ngày. Lúc này đường ở trong sữa sẽ bao phủ lên bề mặt răng. Các vi khuẩn thường trú ở trong miệng sẽ chuyển hóa đường thành axit, chất này sẽ phá hủy lớp men răng, từ đó sâu răng bắt đầu hình thành.
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng cho trẻ một bình sữa công thức hoặc nước trái cây là cách nhanh chóng để trẻ đi vào giấc ngủ, quấy khóc. Tuy nhiên, cha mẹ không biết rằng những thói quen này có thể dẫn đến các vấn đề sâu răng cho trẻ.
3. Sâu răng ảnh hưởng đến trẻ ra sao?
Nếu vấn đề sâu răng được phát hiện ở giai đoạn sớm. Răng có thể được trám lại. Nếu sâu răng liên quan đến thói quen bú bình không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Răng của trẻ cuối cùng sẽ bị phá hủy, lan rộng đến nướu và chân răng làm trẻ đau liên tục. Nếu trẻ bị nhổ răng, trẻ có thể gặp các vấn đề sau:
- Trẻ cần phải nhai bằng răng ở đối bên hoặc nếu răng chưa mọc đủ, trẻ không thể nhai và chỉ ăn được những thức ăn lỏng.
- Trẻ có thể bị trêu chọc về những chiếc răng bị mất.
- Khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, nó có thể bị lệch hoặc mọc chen chúc. Vì răng sữa không còn ở đó để giữ khuôn mẫu thích hợp.
4. Bạn cần làm gì để ngăn ngừa sâu răng cho trẻ?
- Không bao giờ cho trẻ nhỏ đi ngủ với một bình sữa trong miệng. Mặc dù răng trẻ chưa bắt đầu mọc cho đến khi trẻ được 6 tháng. Tuy nhiên, bạn đừng bắt đầu một thói quen xấu là cho trẻ ngậm bình sữa từ trước đó.
- Nói chung, đừng để trẻ nghĩ rằng bình sữa thuộc về trẻ. Chỉ cho trẻ dùng bình sữa trong giờ ăn. Không tạo cho trẻ thói quen dùng bình sữa bất cứ khi nào trẻ muốn hay bú cả ngày.
- Tập cho trẻ dùng ly khi trẻ được 6 tháng tuổi. Đây là cách tốt nhất để ngăn chặn việc trẻ phụ thuộc vào bình sữa.
- Đừng mong đợi một đứa trẻ tự bắt đầu bỏ bú sữa bình trừ khi trẻ đã được dạy về việc sử dụng ly để uống. Việc tập ngưng cho trẻ bú bình không thể xảy ra trong 1 ngày hoặc 1 tuần.
- Trẻ cần tiếp xúc với ly trong khoảng thời gian khá lâu. Có thể hơn 3 tháng thì trẻ mới cảm thấy thích ly hơn bình sữa.
- Nếu trẻ đã hình thành thói quen bú bình. Hãy tiếp tục cho trẻ bú bình nhưng chỉ đổ đầy nước. Nước không gây hại men răng. Nước cũng khiến trẻ thấy chán và cuối cùng sẽ giúp trẻ tự động bỏ bình sữa.
- Vệ sinh răng cho trẻ mỗi ngày.
5. Khi nào bạn nên đưa trẻ đi khám?
Đưa trẻ đến gặp Bác sĩ để được tư vấn nếu:
- Trẻ vẫn không thể từ bỏ việc bú bình.
- Bạn thấy những đốm trắng ở trên răng trẻ.
- Bạn nghĩ rằng trẻ có thể có sâu răng liên quan đến thói quen bú bình.
- Bạn có những câu hỏi hoặc mối quan tâm khác đến sức khỏe của trẻ.
Có rất nhiều nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ nhỏ. Trong đó việc tạo thói quen cho trẻ bú bình với những đồ uống nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng có hại đến răng trẻ.
>> Giai đoạn bé bắt đầu tập ngồi là giai đoạn thú vị của bé. Bố mẹ có thể hỗ trợ gì cho con trong giai đoạn này. Tìm hiểu ngay qua bài viết sau: Tập ngồi cho bé đúng cách như thế nào?
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.