Chữa bệnh trĩ bằng tỏi: Bạn đã biết chưa?
Nội dung bài viết
Bệnh trĩ được coi là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Bởi đây không chỉ là bệnh mang tính nhạy cảm mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống. Do đó lên kế hoạch chữa bệnh trĩ là rất cần thiết. Chữa bệnh trĩ bằng tỏi là một trong những phương pháp mà ThS.BS. Trần Quốc Phong muốn giới thiệu đến bạn đọc.
Nguyên nhân bệnh trĩ
Bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như hoại tử, loét, chảy máu, tắc mạch,… Để có phương pháp điều trị hiệu quả, hãy tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ, các nguyên nhân chính bao gồm:
- Táo bón kinh niên: phân cứng được giữ lâu trong trực tràng. Song, khi đại tiện cần phải rặn mạnh, lâu ngày thành bệnh trĩ.
- Chế độ ăn không phù hợp như đồ cay, mặn, chất kích thích,… ảnh hưởng đến niêm mạc tiêu hóa, gây táo bón, hình thành búi trĩ.
- Phụ nữ mạng thai có lưu lượng máu lớn, làm giãn nở tĩnh mạch. Bên cạnh đó, thai nhi càng lớn gây áp lực lên trực tràng – hậu môn dẫn đến bệnh trĩ hình thành.
- Đại tiện không đúng như nhịn đi đại tiện gây ứ đọng lâu trong đại tràng. Kèm với động tác rặn mạnh dễ gây bệnh trĩ.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn làm giãn thành hậu môn, gây áp lực lên cụm tĩnh mạch, nguy cơ gây bệnh trĩ.
- Tư thế làm việc không đúng như ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác vật nặng,… giảm nhu động ruột, tăng nguy cơ gây táo bón, căng giãn các búi tĩnh mạch trĩ.
- Người cao tuổi: Hệ thống tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị suy yếu, rất dễ làm căng giãn búi tĩnh mạch trĩ.
- Thừa cân, béo phì có trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực, chèn ép búi trĩ.
- Bệnh lý hậu môn, trực tràng như viêm loét hậu môn, rứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng,… cũng tăng nguy cơ bệnh trĩ.
Chữa bệnh trĩ bằng tỏi có hiệu quả không?
Theo Y học hiện đại
Tỏi chứa một lượng lớn Allicin. Đó như chất kháng sinh tự nhiên giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn. Nhờ đó, giúp hậu môn ngăn ngừa viêm nhiễm, làm giảm đau rát, sưng phù ở hậu môn.
Theo Y học cổ truyền
Tỏi là thảo dược có tính ấm, có khả năng chống viêm, khử hàn, làm gảm huyết áp, tăng tuần hoàn máu.
Chính vì vậy, chữa bệnh trĩ bằng tỏi có tác dụng kích thích máu tại trực tràng – hậu môn lưu thông tốt. Nhờ vậy, làm giảm áp lực các đám rối tĩnh mạch trĩ, giúp búi trĩ hạn chế to thêm và sa ra ngoài hậu môn.
Những cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi
Uống sữa với tép tỏi sống vào ban đêm
Như bạn biết, sữa là một loại thức uống nhiều dinh dưỡng. Đặc biệt, một ly sữa ấm vào ban đêm giúp bạn thư giãn rất tốt. Chính vì vậy, chữa bệnh trĩ bằng tỏi có thể kết hợp với sữa sau bữa ăn tối. Thức uống này giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón – yếu tố gây nên bệnh trĩ.
- Chuẩn bị: một ly sữa ấm và 5-6 tép tỏi.
- Bóc tỏi rồi đem xay, ép lấy nước cốt tỏi.
- Cho nước cốt tỏi vào ly sữa, bạn đã có một hỗn hợp nước uống sữa và tỏi.
Lấy tinh chất tỏi bôi lên vùng hậu môn
Không cần chế biến, có thể dùng nước ép tươi tỏi để chữa bệnh trĩ ngay tại nhà.
- Chuẩn bị nửa củ tỏi.
- Tách vỏ, rửa rồi đem giã.
- Đun sôi 1 cốc nước, sau đó cho tỏi vào, đun thêm 10 phút.
- Lọc bã, lấy nước cốt tỏi.
- Lấy bông gòn thấm nước cốt tỏi rồi đắp lên vùng hậu môn bị trĩ trong khoảng 30 phút
- Sử dụng 2-3 lần mỗi ngày, kiên trì hằng ngày tới khi giảm các triệu chứng.
Rượu tỏi chữa bệnh trĩ
Ngoài những cách trên, bạn có thể chữa bệnh trĩ bằng cách ngâm với tỏi với rượu. Đây là cách quen thuộc được nhiều người lựa chọn. Bởi rượu có tác dụng sát khuẩn mạnh. Kết hợp với tỏi hỗ trợ kháng viêm, giúp giảm triệu chứng viêm nhiễm hậu môn.
Ngâm tỏi với rượu trong vòng 2 tuần, bạn có thể sử dụng làm thuốc bôi hoặc uống. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị 200 ml rượu trắng khoảng 40 độ và 500 g tỏi tươi.
- Tách bỏ vỏ tỏi, sau đó rửa sạch với nước và để ráo.
- Thái tỏi thành lát mỏng hoặc giã nát tỏi.
- Cho vào hũ thủy tinh rồi đổ 200 ml rượu làm ngập phần tỏi.
- Đậy nắp lại và bảo quản nơi mát mẻ.
- Khoảng 2 tuần sau có thể sử dụng.
Sau 2 tuần, tỏi có màu vàng nhạt hoặc vàng cánh gián. Mỗi ngày, bạn có thể uống hoặc bôi rượu tỏi. Để chữa bệnh trĩ bằng tỏi hiệu quả cao nên kết hợp cả 2 hình thức.
Đối với cách uống rượu tỏi:
- Mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 5-10 ml rượu tỏi.
- Nên dùng trong bữa ăn hằng ngày để tránh gây hại niêm mạc của dạ dày.
Đối với cách thoa rượu tỏi vào hậu môn:
- Vệ sinh hậu môn thật sạch.
- Đổ một chút rượu tỏi ra chén.
- Dùng bông gòn thấm rượu rồi thoa lên hậu môn.
- Đợi trong 20 phút để tinh chất ngấm vào da, rồi vệ sinh lại với nước sạch.
- Mỗi ngày, sử dụng 2-3 lần và kiên trì để giảm sưng viêm các búi trĩ.
Những lưu ý khi dùng tỏi chữa bệnh trĩ
- Chữa bệnh trĩ bằng tỏi thường đạt hiệu quả ở các trường hợp trĩ mức độ nhẹ.
- Dùng liều lượng tỏi vừa đủ trong ngày. Tránh lạm dụng, bởi tỏi có thể gây tác dụng phụ như: ợ nóng, kích thích dạ dày, nóng rát miệng, hôi miệng, bỏng hậu môn,…
- Tỏi có thể tương tác với một số loại thuốc gây tác dụng phụ. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng một số thuốc như: thuốc kháng tiểu cầu, tránh thai, điều trị HIV.
- Không nên sử dụng tỏi đối với các bệnh nhân: có bệnh về mắt, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, phụ nữ mang thai,…
Chữa bệnh trĩ bằng tỏi là một trong phương pháp điều trị bằng bệnh trĩ. Bệnh cạnh cách này, bạn cũng nên duy trì chế độ ăn, sinh hoạt hợp lý để tăng hiệu quả. Lưu ý rằng, khi sử dụng cách này với bất kỳ loại thuốc nào, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Nguyên nhân gây bệnh trĩ và cách phòng tránh
https://suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-gay-benh-tri-va-cach-phong-tranh-n157759.html
Ngày tham khảo: 05/06/2021
-
6 mẹo chữa bệnh trĩ bằng tỏi dễ làm, giảm sưng đau búi trĩ
https://thuocnampqa.vn/chua-benh-tri-bang-toi
Ngày tham khảo: 05/06/2021