YouMed

Thông tin về chữa đau gót chân bằng bấm huyệt

bác sĩ nguyễn thị huyền
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Huyền
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Đau gót chân là tình trạng thường gặp ở nhóm người trung niên và cao tuổi. Khoảng 10% dân số bị đau gót chân trong đời. Vị trí đau thường nằm ở vùng gót chân của một hoặc cả hai bên chân và bình thường không có dấu hiệu sưng. Các hoạt động như đi, đứng, duỗi hoặc gập ngón chân trong thời gian dài có thể làm tăng cơn đau. Trong Đông y có một phương pháp hỗ trợ chữa đau gót chân bằng bấm huyệt. Để tìm hiểu về phương pháp này, mời các bạn cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Huyền xem thêm các thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Đau gót chân là dấu hiệu của bệnh lý nào?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề chữa đau gót chân bằng bấm huyệt, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ lược về tình trạng đau gót chân. Đây là tình trạng thường do vận động quá nhiều hoặc đi giày quá chật gây ra.

Đau gót chân là triệu chứng gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh
Đau gót chân là triệu chứng gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh

Các triệu chứng của bạn cũng có thể cho biết nguyên nhân tại sao bạn bị đau gót chân. Tình trạng này thường không phải do chấn thương đơn lẻ; chẳng hạn như trẹo hoặc ngã; mà do căng thẳng lặp đi lặp lại và nhịp dậm của gót chân.

Các nguyên nhân phổ biến gây ra đau gót chân bao gồm:

Viêm cân cơ gan chân hay còn gọi là viêm cân gan chân

Cân gan chân là một dây chằng giống như dây cung chắc chắn chạy từ xương gót chân đến đầu bàn chân. Khi màng sợi cơ bị kéo căng quá mức, các sợi mô mềm của nó sẽ bị viêm. Điều này thường xảy ra ở nơi nó bám vào xương gót chân; nhưng đôi khi nó ảnh hưởng đến phần giữa của bàn chân. Cảm thấy đau dưới bàn chân; đặc biệt là sau khi nghỉ ngơi trong thời gian dài. Chuột rút cơ bắp chân có thể xảy ra nếu gân Achilles bị thắt lại.

Triệu chứng điển hình của viêm cân gan chân là đau gót chân
Triệu chứng điển hình của viêm cân gan chân là đau gót chân

Viêm bao hoạt dịch gót chân

Tình trạng viêm có thể xảy ra ở mặt sau của gót chân; trong bao xơ chứa đầy dịch. Nó có thể là do gót chân tiếp đất một cách vụng về; hoặc bề mặt cứng hoặc do áp lực từ giày dép. Có thể cảm thấy đau sâu bên trong gót chân hoặc ở phía sau gót chân. Đôi khi, có thể sưng gân Achilles lên. Cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn khi tiến triển từng ngày.

Gồ gót chân

Còn được gọi là vết sưng tấy ở gót chân, chúng thường gặp ở thanh thiếu niên. Xương gót chưa hoàn toàn trưởng thành, cọ xát quá mức dẫn đến hình thành quá nhiều xương. Nó có thể được gây ra bởi việc bắt đầu đi giày cao gót trước khi xương hoàn toàn trưởng thành.

Hội chứng đường hầm cổ chân

Một dây thần kinh lớn ở phía sau bàn chân bị chèn ép. Đây là một loại bệnh lý thần kinh chèn ép có thể xảy ra ở mắt cá chân hoặc bàn chân.

Phân biệt cổ chân bình thường và tình trạng hội chứng đường hầm cổ chân (ống cổ chân)
Phân biệt cổ chân bình thường và tình trạng hội chứng đường hầm cổ chân (ống cổ chân)

Viêm gót chân mãn tính

Điều này là do miếng đệm gót chân trở nên quá mỏng; hoặc do bước chân nặng nề.

Gãy xương do hoạt động quá mức

Điều này có liên quan đến tình trạng căng thẳng lặp đi lặp lại; tập thể dục quá sức, chơi thể thao hoặc làm việc chân tay nặng nhọc. Những người chạy bộ đặc biệt dễ bị gãy do hoạt động quá mức ở xương cổ chân của bàn chân. Nó cũng có thể được gây ra bởi chứng loãng xương.

Bệnh Sever

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng đau gót chân ở các vận động viên là trẻ em và thanh thiếu niên. Nó được gây ra bởi việc sử dụng quá mức; và lặp đi lặp lại các tổn thương vi mô các thành phần đang phát triển của xương gót chân. Nó thường ảnh hưởng đến trẻ em có độ tuổi từ 7 đến 15 tuổi.

Xem thêm: Gót chân A-sin và tình trạng viêm gân gót trong thể thao

Viêm gân gót

Đây còn được gọi là bệnh thoái hóa gân và bệnh viêm gân Achilles. Đây là một tình trạng mãn tính liên quan đến sự thoái hóa tiến triển của gân Achilles. Đôi khi gân Achilles không hoạt động bình thường do nhiều vết rách nhỏ của gân; không thể tự chữa lành và sửa chữa một cách chính xác. Khi gân Achilles bị căng nhiều hơn mức giới hạn, các vết rách cực nhỏ sẽ hình thành. Cuối cùng, gân dày lên, yếu đi và trở nên đau đớn.

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác nữa có thể dẫn đến đau gót chân. Để biết được chính xác tình trạng của bạn; hãy đến cơ sở uy tín gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Chữa đau gót chân bằng bấm huyệt có hiệu quả?

Trong Y học cổ truyền, đau gót chân thường là do Can và Thận âm hư, Đàm, Huyết nhiệt, v.v. Mô mềm được xếp vào hệ thống Can. Và xương được phân loại dưới hệ thống Thận. Khi hệ thống Can và Thận hư, Khí và Huyết không thể nuôi dưỡng gót chân; thiếu chất dinh dưỡng sẽ bị đau gót chân.

Các tác nhân gây bệnh bên ngoài “Phong”, “Hàn” và “Thấp”; chấn thương hoặc mệt mỏi mãn tính cũng có thể gây ra đau; vì chúng gây cản trở khí và lưu thông huyết; dẫn đến kinh mạch bị tắc nghẽn và huyết ứ. Phương pháp bấm huyệt chữa đau gót chân tác động vào các huyệt nhằm mục đích lưu thông khí huyết; do đó tạo hiệu quả cho cơn đau giảm đi.

Xem thêm: Bệnh thận hư và những điều bạn cần biết

Cách bấm huyệt chữa đau gót chân

Các điểm bấm huyệt thường dùng để chữa đau gót chân

  • Thái khê.
  • Côn lôn.
  • Dũng tuyền.
  • Đại lăng.
  • Thừa Sơn.

Liệu pháp bấm huyệt chữa đau gót chân

Phương pháp 1

Mở rộng các ngón chân và lòng bàn chân, xoa bóp chỗ đau trong 2-3 phút. Bấm huyệt Dũng tuyền và ấn vào huyệt Thái khê và Côn lôn.

Vị trí các huyệt Côn lôn, Thái khê và Dũng tuyền ở bàn chân
Vị trí các huyệt Côn lôn, Thái khê và Dũng tuyền ở bàn chân

Phương pháp 2

Xoa bóp và ấn vào điểm gốc của lòng bàn tay (huyệt Đại lăng) bằng đầu ngón tay cái trong 1-3 phút. Nếu đau gót chân bên trái thì xoa bóp và day ấn huyệt Đại Lăng ở cổ tay phải và ngược lại. Nếu hai bên gót chân đều bị đau, hãy day ấn huyệt Đại Lăng ở hai cổ tay trái và phải.

Cách xác định vị trí điểm huyệt Đại lăng chữa đau gót chân
Cách xác định vị trí điểm huyệt Đại lăng chữa đau gót chân

Lưu ý khi chữa đau gót chân bằng bấm huyệt

Việc thực hiện bấm huyệt chữa đau gót chân khá dễ dàng. Mọi người có thể nhờ một người khác thực hiện việc này hoặc tự mình thao tác. Lưu ý là lực bấm các huyệt chữa đau gót chân phải tác động đến khi có cảm giác tức nặng; làm dễ chịu cho người được bấm huyệt.

Có thể tự bấm huyệt tại nhà không?

Bài viết này giúp các bạn có thể tự bấm huyệt tại nhà mỗi khi có đau gót chân. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ giảm đau tạm thời. Các bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán về tình trạng của mình.

Chữa đau gót chân bằng bấm huyệt có thể được thực hiện hoàn toàn tại nhà
Chữa đau gót chân bằng bấm huyệt có thể được thực hiện hoàn toàn tại nhà

Kiêng cử khi bấm huyệt

Một số điều kiêng cử khi thực hiện chữa đau gót chân bằng bấm huyệt:

  • Những người đang mắc các bệnh lý da liễu không nên thực hiện bấm huyệt.
  • Những trường hợp có các tổn thương da trên bề mặt các huyệt; thì không nên tác động.
  • Không nên thao tác bấm huyệt như tổn thương nổi mụn nước; viêm nhiễm trên vùng da tại huyệt.

Những phương pháp đông y khác chữa đau gót chân

Bên cạnh phương pháp bấm huyệt, trong Đông y còn có các phương pháp khác để chữa đau gót chân như nhĩ châm, dùng thuốc sắc, hay châm cứu,…

Xem thêm: Bệnh gai gót chân có thể được điều trị bằng châm cứu?

Trên đây là một vài thông tin về cách chữa đau gót chân bằng bấm huyệt hiệu quả. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thể thực hành tại nhà thường xuyên. Nếu có những thắc mắc và muốn được khám chữa đau gót chân bằng y học cổ truyền; thì hãy đến các cơ sở chuyên ngành uy tín.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Why do my heels hurt and what can I do about it?https://www.medicalnewstoday.com/articles/181453#causes

    Ngày tham khảo: 19/10/2021

  2. Heel pain – How do we find relief?

    https://www.zhonghuayiyuan.com/blog-post/heel-pain-how-do-we-find-relief/

    Ngày tham khảo: 19/10/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người