Chụp X quang có nguy hiểm gì tới sức khỏe không?
Nội dung bài viết
Tia X hay X quang là một dạng của sóng điện từ, có bức xạ năng lượng cao. Tia X có khả năng xuyên qua nhiều vật chất nên thường được dùng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực y tế, đặc biệt là chẩn đoán hình ảnh. Những lợi ích mà nó đem lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, một vấn đề đang được nhiều người quan tâm hiện nay là chụp X-quang có ảnh hưởng hay nguy hiểm gì đến sức khỏe hay không?
Khi nào nên chụp X-quang?
Chụp X-quang là phương pháp được dùng trong chẩn đoán các bệnh lý ở nhiều cơ quan: phổi (viêm phổi, u phổi…), xương khớp (viêm khớp, gãy xương…), các bệnh liên quan đến tim mạch, thần kinh, tiêu hóa…
Các bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất là: bộ phận sinh dục, tủy xương, tuyến giáp và da. Nếu quá lạm dụng, tia X sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe bạn. Chụp X-quang sẽ không gây hại cho sức khỏe nếu như biết cách quãng thời gian chụp hợp lý khoảng 5 – 7 lần / năm. Nếu 1 tuần chụp 2 lần bạn phải được bác sĩ chỉ định trong trường hợp thực sự cần thiết, không nên tự ý đi chụp hoặc quá lạm dụng.
Phim X-quang giúp cho bác sĩ chẩn đoán bệnh mà với cách khám thông thường không thể nhìn thấy được. Ngoài ra, nócòn giúp thấy được các dấu hiệu sớm của bệnh để tiến hành điều trị trước khi bệnh nặng.
Có thể nói chụp X-quang là một trong những biện pháp khá phổ biến để chẩn đoán và theo dõi điều trị của các bệnh lý. Đây là một phương pháp mà bất cứ bạn nào cũng biết nhưng để hiểu rõ tác hại và những ảnh hưởng đến sức khỏe thì không phải ai cũng hiểu được.
Chụp X-quang có ảnh hưởng hay nguy hiểm gì tới sức khỏe?
Tuy không gây nguy hiểm tới sức khỏe con người nhưng tia X lại rất độc hại. Chụp tia X quá nhiều và kèm theo cường độ mạnh sẽ gây hại cho cơ thể con người, tổn thương các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và có thể khiến người bệnh tử vong.
Hiện nay, Bộ Y tế đã đưa ra những tiêu chuẩn an toàn trong việc thực hiện kỹ thuật chụp X-quang. Cần được tiến hành trong điều kiện an toàn, phòng chụp, thiết bị chụp đạt tiêu chuẩn nếu không sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Bên cạnh đó đội ngũ kỹ thuật viên thực hiện chụp X-quang cũng cần phải được đào tạo bài bản về chuyên môn, nếu không sẽ nguy hiểm cho người bệnh.
Ngoài ra việc theo dõi sức khỏe cho đội ngũ y bác sĩ và cán bộ ngành y thường xuyên tiếp xúc với tia X cũng được các bệnh viện, các sở y tế và bộ y tế đặc biệt quan tâm, đã có những biện pháp nhất định như đeo biển theo dõi mức độ phóng xạ, kiểm tra sức khỏe định kì hay thời gian làm việc trong ngày giới hạn… Đây là những biện pháp cần thiết để đảm bảo sức khỏe cũng như an toàn trong chụp X-quang đối với những người thường xuyên tiếp xúc với tia X.
Phụ nữ mang thai và trẻ em có nên chụp X-quang?
Nếu thực sự cần thiết, thai phụ vẫn phải được chụp X-quang để chẩn đoán các vấn đề sức khỏe. Sau khi thực hiện chụp X-quang, máy sẽ cho biết liều chiếu xạ vào mẹ và thai nhi là bao nhiêu để các thai phụ và gia đình không quá lo lắng.
Theo một số nghiên cứu được thực hiện bởi các hiệp hội danh tiếng như Hiệp hội X-quang Hoa Kỳ, tia X bình thường dùng chẩn đoán bệnh thường không đủ độ phóng xạ để gây ảnh hưởng đến thai nhi hoặc phôi thai đang phát triển. Tuy nhiên, bạn cần thông báo cho bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế về tình trạng mang thai của bản thân trước khi chụp X-quang. Khi đó, bác sĩ sẽ cân nhắc xem liệu chụp X-quang trong giai đoạn này có ảnh hưởng đến em bé trong bụng của bạn hay không, nhằm tránh gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Đối với trẻ em chụp X-quang có ảnh hưởng gì không?
Đối với trẻ nhỏ, việc chụp X-quang nên được cân nhắc và hạn chế, nếu có thể thì nên thay thế bằng phương pháp khác ít ảnh hưởng hơn.
Hiện nay, chụp X-quang được sử dụng rộng rãi để thăm khám các bệnh lý. Chỉ thực hiện chụp X-quang khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo việc kỹ thuật chụp X-quang được đảm bảo an toàn, đủ tiêu chuẩn nhằm tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người.
Có thể bạn quan tâm: