YouMed

Ciacca là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Dược sĩ Trần Việt Linh
Tác giả: Dược sĩ Trần Việt Linh
Chuyên khoa: Dược

Mụn trứng cá luôn là vấn đề da liễu được nhiều người quan tâm. Ciacca là một loại thuốc hỗ trợ vấn đề này. Vậy, Ciacca có thành phần gì? Cách sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì khi dùng? Cùng Dược sĩ Trần Việt Linh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Hoạt chất: Adapalene, Clindamycin.

Thuốc chứa thành phần tương tự: Azanex, Epiduo 0.1%/2.5% gel, Differin Gel 0,1%, Maxxacne-A,…

Ciacca là thuốc gì?

Ciacca là thuốc bôi ngoài, có tác dụng điều trị các loại mụn trứng cá. Đây là sản phẩm của công ty Dược phẩm Davipharm.

Hiện tại, Ciacca được sản xuất dưới dạng gel, đóng gói dưới dạng tuýp 10g.

Ciacca là thuốc bôi dùng ngoài, được điều chế dưới dạng gel
Ciacca là thuốc bôi dùng ngoài, được điều chế dưới dạng gel

Thành phần

Mỗi tuýp thuốc Ciacca 10g chứa:1

  • Adapalen: 0,1%.
  • Clindamycin: 1%.
  • Tá dược: Carbomer 940, natri EDTA, natri hydroxyd, propylene glycol, methyl paraben, propyl paraben, nước tinh khiết,… vừa đủ 1 tuýp.

Công dụng của thành phần chính

Clindamycin thuộc nhóm thuốc kháng sinh lincomycin. Nó hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Clindamycin được sử dụng để điều trị một số loại nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm nhiễm trùng da, phổi, máu, cơ quan sinh sản nữ và các cơ quan nội tạng.2

Thuốc có tác dụng invitro với một số loại vi khuẩn sau:1

  • Cầu khuẩn Gram dương ưa khí: staphylococcus aureus, staphylococcus epidermidis, streptococcus,..
  • Trực khuẩn Gram âm kỵ khí như: Bacteroides, fusobacterium
  • Trực khuẩn Gram dương kỵ khí: propionibacterium, eubacterium, actinomyces,..
  • Cầu khuẩn Gram dương kỵ khí: peptococcus, clostridium perfringens,…

Adapalene là hoạt chất bền với oxy và ánh sáng, thuộc nhóm retinoid. Adapalene được sử dụng để điều trị mụn trứng cá ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Cơ chế điều trị mụn trứng cá của Adapalene là bình thường hóa sự biệt hóa nang của tế bào biểu mô từ đó giúp giảm hình thành nhân mụn.1 3

Tác dụng của Ciacca

Ciacca được chỉ định dùng để điều trị tình trạng da bị mụn trứng cá ở mức độ từ nhẹ đến vừa phải, mụn trứng cá có nhân, mụn mủ. Ngoài ra, thuốc được chỉ định cho mụn ở vị trí mặt, ngực hoặc lưng.1

Ciacca có tác dụng điều trị mụn trứng cá
Ciacca có tác dụng điều trị mụn trứng cá

Cách dùng và liều dùng

Cách dùng1

Ciacca được điều chế dưới dạng gel, sử dụng bằng cách bôi ngoài da.

Liều dùng1

Người lớn và thanh thiếu niên (từ 13 đến 17 tuổi):

  • Rửa sạch và lau khô vùng da bị mụn trứng cá (ở mặt, ngực hoặc lưng). Dùng ngón tay bôi một lớp gel mỏng lên vùng da đó, tránh bôi vào mắt và môi.
  • Người dùng cần lưu ý, vùng da bôi thuốc phải được đảm bảo khô, sạch sẽ. Bên cạnh đó, cần sử dụng xen kẽ thuốc để trị mụn. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu sử dụng thuốc trên 3 tháng. Ngoài ra, một số bệnh nhân cần thiết phải giảm mức độ thường xuyên sử dụng thuốc hoặc tạm ngưng điều trị tiếp tục khi đã được bác sĩ đánh giá là bệnh nhân có thể dung nạp thuốc.

Ở đối tượng trẻ em, tính an toàn và hiệu quả của Ciacca chưa được thiết lập ở trên em dưới 12 tuổi do đây là độ tuổi dễ nổi mụn. Do đó, không nên sử dụng thuốc này cho trẻ em.

Ciacca giá bao nhiêu?

Ciacca được bán với mức giá khác nhau tùy theo đại lý phân phối. Giá tham khảo hiện tại của Ciacca dao động từ 45.000 – 49.000 VNĐ/tuýp 10g.1

Tác dụng không mong muốn

Ciacca có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như bỏng, đỏ da, châm chích, ngứa hay khô da. Bên cạnh đó có thể gây ra kích ứng mắt, phù nề, đóng vảy sừng tuy nhiên hiếm xảy ra. Các tác dụng phụ kích ứng da có thể hết sau khi giảm tần suất sử dụng thuốc hoặc ngưng thuốc.1

Một số tác dụng phụ và mức độ thường gặp khi sử dụng Ciacca như:1

  • Rất thường gặp: > 1/10: đỏ da, lột da, khô da.
  • Thường gặp (> 1/100 đến 1/10): bỏng, ngứa.
  • Không thường gặp (> 1/1000 đến 1/100): cảm giác khác thường, làm nặng hơn tình trạng mụn.

Người dùng cần nên đến cơ sở y tế gần nhất khi xảy ra các tác dụng phụ trong thời gian sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc

Hiện vẫn chưa có các tương tác xảy ra khi sử dụng Ciacca cùng với thuốc khác trên da. Tuy nhiên, retinoid và các chế phẩm có tác động tương tự không nên dùng cùng lúc với adapalene. Khi dùng thuốc, nên tránh phơi nắng và tránh tiếp xúc nhiều với tia UV.1

Ciacca có thể gây kích ứng nhẹ tại chỗ do đó khi dùng cùng lúc với các thuốc có tác nhân làm bong tróc, mòn da, se da sẽ làm tăng sự kích ứng.1

Các chế phẩm sử dụng trên da như erythromycin 4% hoặc dung dịch clindamycin phosphate (1% dạng base), gel nước benzoyl peroxide 10% dùng vào buổi sáng. Bên cạnh đó,  thuốc khi được sử dụng vào ban đêm không làm giảm tác dụng phụ mà còn gây tăng kích ứng khi sử dụng.1

Đối tượng chống chỉ định dùng Ciacca

Không dùng Ciacca cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ có thai và cho con bú có uống được Ciacca không?1

Theo nhà sản xuất, chưa có các thông tin về tác động của adapalene trên phụ nữ có thai, do đó không nên khuyến cáo sử dụng thuốc trong thời gian mang thai trừ khi có chỉ định của bác sĩ và lợi ích cao hơn nguy cơ.

Bên cạnh đó, không nên sử dụng thuốc trong độ tuổi sinh sản trừ khi họ đã có các biện pháp tránh thai hiệu quả.

Với phụ nữ cho con bú, tính an toàn và hiệu quả chưa được báo cáo. Do đó, nhà sản xuất khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ cho con bú.

Thận trọng khi dùng Ciacca1

Một số điểm lưu ý khi sử dụng Ciacca:

  • Nên ngưng thuốc ngay lập tức nếu có các phản ứng nghiêm trọng khi sử dụng thuốc.
  • Nếu bị kích ứng tại chỗ, không nên sử dụng thuốc thường xuyên, nên ngừng tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Không được sử dụng trực tiếp với mắt, mũi, miệng.
  • Cần rửa lại với nước khi thuốc dính vào mắt.
  • Không nên sử dụng cho phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản mà không có biện pháp tránh thai phù hợp do có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Xử lý khi quá liều

Chưa có báo cáo khi sử dụng thuốc quá liều. Người dùng cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có các tác dụng bất thường trong quá trình sử dụng Ciacca.

Trường hợp quên liều

Nếu quên một liều thuốc, hãy dùng lại liều đã quên càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu liều đã quên gần với liều dùng kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng tiếp liều kế theo lịch trình. Lưu ý không nên bôi gấp đôi liều để bù lại liều đã quên vì có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Lưu ý khi sử dụng

Một số lưu ý khi sử dụng Ciacca như:

  • Thuốc chỉ được bôi ngoài da, không được nuốt.
  • Trong quá trình sử dụng nếu có xảy ra các tác hại nghiêm trọng hoặc kích ứng, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Nếu bị kích ứng tại chỗ, có thể giảm tần suất sử dụng thuốc hoặc ngừng thuốc.
  • Không nên bôi lên vùng da bị trầy xước
  • Không nên sử dụng ở người bị mụn trứng cá mức độ nặng, da lan mụn khắp cơ thể đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhưng không có biện pháp tránh thai hiệu quả.

Cách bảo quản

  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.

Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về thuốc Ciacca thông qua bài viết trên. Hãy sử dụng tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc sự tư vấn của bác sĩ nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Ciaccahttps://drugbank.vn/thuoc/CIACCA&VD-21479-14

    Ngày tham khảo: 13/05/2023

  2. Clindamycinhttps://medlineplus.gov/druginfo/meds/a682399.html

    Ngày tham khảo: 13/05/2023

  3. Adapalenehttps://medlineplus.gov/druginfo/meds/a604001.html

    Ngày tham khảo: 13/05/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người