YouMed

Cỏ dùi trống: Loài cây cỏ chữa bệnh về mắt

Bác sĩ BÙI KHÁNH HÀ
Tác giả: Bác sĩ Bùi Khánh Hà
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Cỏ dùi trống: sở dĩ loài cỏ này có cái tên như vậy, vì hình dáng của nó khá giống cái dùi đánh trống. Nhưng nó còn có một cái tên khác sử dụng trong y học, là Cốc tinh thảo, thường chữa những bệnh về mắt rất hay. Vậy đặc điểm của cây cỏ này thế nào? Công dụng chữa bệnh cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn!

1. Đặc điểm của cây cỏ dùi trống

1.1. Mô tả thực vật

Cỏ dùi trống có tên khoa học Eriocaulon sexangulare L., thuộc họ Cỏ dùi trống (Eriocaulonaceae). Ngoài tên Cốc tinh thảo, nhiều người còn gọi nó là cỏ đuôi công. Đây là loại cây thân thảo nhỏ, mọc thành bụi, sống một năm hay nhiều năm. Thân nó rất ngắn, mang một chùm lá mọc vòng. Mặt lá nhẵn, rộng, hình dải, dài 15-40cm, rộng 6-8mm, có nhiều gân dọc.

 Cây Cỏ dùi trống
Cây Cỏ dùi trống

Cụm hoa của cây cỏ dùi trống tròn dẹt, hình đầu, kích thước của chúng to khoảng 4 – 5mm, có thể hơn 6mm. Phần mặt trên của cụm hoa có màu trắng xám, nếu cọ xát vào chúng sẽ thấy có nhiều bao phấn màu đen xuất hiện. Lá bắc xếp chồng dưới cụm hoa một cách dày đặc. Nó có nhiều lông bên trên, màu lục nhạt, bóng láng.

Hoa cái có 3 lá đài rời, cánh hoa có chiều dài ngắn hơn lá đài. Hoa đực có 2 lá đài, dính thành ống, 2 cánh hoa cũng dính thành hình ống, bao phấn màu đen. Cuống hoa có 6 cạnh sắc, xoắn lại nhiều hay ít, màu vàng nhạt, dài 10-55cm. Cuống mảnh, có độ dài ngắn khác nhau, đường kính hầu hết đều lớn 1mm, mềm khó bẻ gãy.

Mùa hạ và mùa thu là thời điểm cỏ dùi trống ra hoa nhiều nhất.

1.2. Phân bố

Trên thế giới cây phân bố nhiều ở các nước khu vực châu Mỹ có khí hậu nhiệt đới. Đây là loại cây ưa những nơi có ẩm ướt, có nước nông. Bản thân cái tên Cốc tinh thảo có nghĩa là loài cỏ mọc lên nhờ dư khí của cây lúa sau khi thu hoạch. Do đó, ở nước ta, cây mọc nhiều ở những bờ ruộng sau mùa gặt lúa. Khắp các miền Bắc, Trung, Nam ở đâu cũng có thể gặp.

 Cụm hoa là bộ phận được sử dụng làm thuốc (có tên Cốc tinh thảo)
Cụm hoa là bộ phận được sử dụng làm thuốc (có tên Cốc tinh thảo)

2. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Người ta sử dụng hoa và cán hoa cỏ dùi trống để làm thuốc. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là vào tầm tháng 9 hàng năm. Vì đây là lúc cây ra nhiều hoa hình sao màu trắng, loại dùng làm thuốc tốt nhất.

Dược liệu thu hái về phơi âm can để sử dụng.

Mô tả dược liệu: Cụm hoa hình đầu, màu nâu, trên đầu có nhiều lớp vảy nhỏ mà xám trắng, đường kính khoảng 5 – 8cm, cán dài, thường cột lại cả bó. Có thể dùng chung hoặc tách riêng hoa và cán. Nếu chỉ dùng hoa thì được gọi là cốc tinh châu. Dùng tay bóp nát hoa rụng ra nhiều hạt nhỏ li ti màu đen.

Cỏ dùi trống là loại dược liệu dễ bị hư vỡ, ẩm mốc. Do đó trong quá trình thu hái, phơi sấy và bảo quản cần chú ý nhẹ nhàng để không hư hại thuốc. Lưu ý cất thuốc nơi khô ráo, thoáng mát. Không để thuốc ở những nơi ẩm thấp, ướt át. Trong quá trình sử dụng nên thường xuyên kiểm tra. Nếu thấy thuốc bị mốc, đổi màu, nát vụn thì không nên tiếp tục sử dụng.

3. Thành phần hóa học

Hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học trong Cỏ dùi trống, cũng như các tác dụng dược lý của nó. Người ta mới chỉ xác định trong loài dược liệu này có chứa thành phần chính là Carbohydrate. Hi vọng trong thời gian tới Cỏ dùi trống sẽ được quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu nhiều hơn.

 Dược liệu Cỏ dùi trống khô
Dược liệu Cỏ dùi trống khô

4. Công dụng của Cỏ dùi trống

Theo Y học cổ truyền, Cỏ dùi trống có vị ngọt hơi cay, tính bình hơi thiên về lạnh, không độc. Nó có công dụng trừ phong nhiệt, làm sáng mắt tan màng mộng, lại cầm được máu, thường được ứng dụng để chữa các bệnh:

  • Chữa đau mắt có màng mộng che lấp, đau mắt đỏ, viêm kết giác mạc,…
  • Chữa nhức đầu, đau nửa đầu.
  • Trị đau nhức răng, viêm lợi.
  • Trị chảy máu cam.
  • Chữa một số chứng chốc lở ngoài da, viêm da, mụn nhọt, ghẻ ngứa,…
  • Điều trị đi lỵ ra máu.
  • Chữa trẻ con bị trúng nắng, khát, khó chịu, vật vã.

5. Một số bài thuốc sử dụng cỏ dùi trống

5.1. Bài thuốc chữa chứng đau mắt có màng mộng

Bài 1: Cỏ dùi trống cùng với Thảo quyết minh, Mộc tất, Cam cúc hoa, Mật mông hoa, Sinh địa. Tất cả đem sắc lên uống. (Thánh tễ tống lục phương)

Bài 2: Cỏ dùi trống cùng với Phòng phong, hai thứ lượng bằng nhau làm ra bột, uống với nước cơm mỗi lần tầm 12gr. (Minh mục phương)

5.2. Bài thuốc chữa người nhức đầu một bên hay đau giữa đỉnh đầu

Cỏ dùi trống 40gr làm ra bột, lấy bột gạo trắng nấu thành hồ hòa vào rồi phết lên tờ giấy hoa, dán vào chỗ đau. Hễ khô đổi miếng mới. (Tập nghiệm phương)

5.3. Bài thuốc chữa chứng chảy máu cam, chảy đã lâu không khỏi

Cỏ dùi trống làm ra bột, lấy nước bột chín hoặc nước nấu bún làm thang, uống khoảng 8gr thuốc bột ở trên. (Thánh huệ phương)

Vậy là lại thêm một vị thuốc nữa được giới thiệu tới bạn đọc: vị Cỏ dùi trống. Hi vọng sẽ mang thêm chút kiến thức về kho tàng thuốc bao la đến với mọi người. Rất mong nhận được những phản hồi cũng như sự đồng hành của các bạn ở những bài viết kế tiếp. Youmed luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!

Bác sỹ Bùi Khánh Hà

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Trống hái và dùng cây thuốc Lê Trần Đức – NXB Nông nghiệp

 

 

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người