Có nên điều trị bệnh ghẻ theo dân gian hay không?
Nội dung bài viết
Bệnh ghẻ hay tiếng anh còn có tên gọi là Scabies. Hiện nay đang có rất nhiều người bị ảnh hưởng bởi bệnh lý da phổ biến này. Do đó cũng có không ít bạn muốn biết đâu là phương pháp để điều trị bệnh ghẻ hay ghẻ nước. Cũng như liệu có thể điều trị bệnh ghẻ theo dân gian hay không? Những phương pháp điều trị dân gian liệu có thật sự hiệu quả? Hãy cùng bác sĩ Nguyễn Thị Thảo tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Ghẻ nước và bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ là bệnh như thế nào?
Bệnh ghẻ là một bệnh da rất phổ biến ở Việt Nam. Do tác nhân là ký sinh trùng cái ghẻ (Sarcoptes scabiei hominis). Một điều đặc biệt, đó là chỉ có ghẻ cái mới có khả năng gây bệnh.
Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp. Hoặc gián tiếp qua đồ vật mà người mắc bệnh tiếp xúc. Sau đó Cái ghẻ sẽ xâm nhập vào da và gây bệnh.
Triệu chứng đặc trưng nhất của ghẻ là bệnh nhân cực kỳ ngứa đặc biệt là về đêm (vì cái ghẻ đào hang và đẻ trứng vào ban đêm).
Tại sao lại có tên gọi ghẻ nước?
Bệnh ghẻ hay còn được người dân đặt cho tên gọi là ghẻ nước. Do khi mắc bệnh các vùng da bị ghẻ xâm nhập sẽ có các tổn thương da là mụn nước rải rác, riêng rẽ (nhiều nhất ở các vùng da mỏng). Chính vì quan sát thấy những mụn nước này nên người dân đã đặt cho tên gọi bệnh ghẻ là ghẻ nước.
Ở phía dưới những mụn nước trên là đường hầm do con ghẻ đào còn gọi là “luống ghẻ”.
Các mụn nước này vẫn có thể mọc tập trung thành từng đám trong trường hợp bệnh ghẻ chàm hóa. Nguyên nhân là do bệnh nhân bị ngứa, gãi nhiều gây ra.
Có nên điều trị bệnh ghẻ theo dân gian tại nhà hay không?
Hiện nay có khá nhiều lời truyền tai nhau về các phương pháp có thể áp dụng trong việc điều trị. Như việc tắm bằng lá trầu không chữa ghẻ, sử dụng các loại lá thuốc dân gian để đắp lên vùng da tổn thương,…
Có thể khẳng định rằng tất cả các cách điều trị bệnh ghẻ theo dân gian trên đều chưa được chứng minh trong việc có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
Chính vì vậy, khi mắc phải bệnh ghẻ các bạn nên hạn chế nghe theo và áp dụng các phương pháp điều trị dân gian. Thay vào đó hãy đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị đúng cách và đảm bảo.
Việc áp dụng các phương pháp dân gian không có căn cứ khoa học là vô cùng nguy hiểm
Đối với việc điều trị bệnh ghẻ theo dân gian các bạn cần phải cực kỳ chú ý. Tránh để những mụn nước này dẫn đến biến chứng bội nhiễm hay chàm hóa.
Do như trên đã nói, bệnh ghẻ cực kì ngứa nên những động tác cào gãi của người bệnh rất dễ làm những mụn nước này vỡ da. Sau khi những mụn nước vỡ, đây chính là ngõ vào cho vi khuẩn gây tình trạng bội nhiễm, nhiễm trùng trên da.
Và trong những trường hợp áp dụng nhiều cách điều trị bệnh ghẻ theo dân gian còn càng làm tăng thêm nguy cơ bội nhiễm cho các tổn thương trên da. Vô cùng nguy hiểm.
Ngoài ra, các bạn cũng cần phải biết được rằng bệnh ghẻ có tính lây lan cực kỳ cao. Cũng như nếu không được điều trị sớm và đúng. Bệnh vẫn có thể tiến triển gây ra các biến chứng nghiêm trọng, như:
- Chàm hóa.
- Bội nhiễm.
- Lichen hóa.
- Viêm cầu thận cấp.
- …
Chính vì vậy, thay vì áp dụng những phương pháp chữa ghẻ nước bằng cách dân gian không đảm bảo hiệu quả. Các bạn hãy nên đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị bằng các phương pháp đúng cách và đảm bảo.
Vậy nên điều trị bệnh ghẻ như thế nào là đúng?
Nguyên tắc điều trị bệnh ghẻ
Để có thể điều trị cho bệnh ghẻ một cách chính xác. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua các nguyên tắc giúp điều trị bệnh ghẻ:
- Chẩn đoán sớm và điều trị ngay để tránh biến chứng và lây lan cho cộng đồng.
- Điều trị cả những người trong gia đình và người xung quanh nếu phát hiện bị bệnh ghẻ.
- Bôi thuốc phải đúng cách (bôi thuốc vào buổi tối, từ cổ đến chân, mặc quần áo sạch sáng hôm sau tắm lại).
- Phải thực hiện vệ sinh quần áo, đồ dùng cá nhân để tránh lây lan cho cộng đồng và tái nhiễm.
Các thuốc giúp điều trị bệnh ghẻ
Một số thuốc giúp điều trị bệnh ghẻ phổ biến như:
- Gammabenzen 1%(Lindana®, Lindan®)
- Permethrin 5% (Elimite ®)
- Benzoate de benzyl
- Diethylphtalate (DEP®)
- Esdepallethrine (Spregal®)
- Lưu huỳnh
- Crotamiton (Eurax®)
Vậy làm sao để diệt nguồn lây ký sinh trùng cái ghẻ?
- Để có thể diệt được con ghẻ là nguồn lây bệnh. Các bạn có thể đun sôi quần áo, chăn màn, các vật dụng tiếp xúc nghi có chứa ghẻ,… ở nhiệt độ 80 đến 90 độ C trong 5 phút (do ghẻ chết ở nhiệt độ 60 độ C)
- Ngoài ra cái ghẻ cũng sẽ chết khi ra khỏi ký chủ 24-36h. Do đó các bạn cũng có thể dùng cách để quần áo sạch trong tủ 1 tuần sau mới mặc lại để ghẻ tự chết.
Sau khi điều trị bao lâu thì hết ngứa?
Nếu điều trị bệnh ghẻ đúng tỉ lệ khỏi bệnh > 95% các trường hợp. Bệnh nhân sẽ hết ngứa sau 2 đến 3 tuần và không để lại di chứng.
Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng bệnh sẽ để lại các biến chứng.
Bệnh ghẻ là một bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Không chỉ vậy mà đối với việc chữa “ghẻ nước” nếu không đúng còn rất dễ đưa đến những biến chứng khác như bội nhiễm.
Các bạn khi mắc phải bệnh thay vì tìm đến các cách điều trị bệnh ghẻ theo dân gian tại nhà không đảm bảo. Những cách trên không chỉ làm tăng nguy cơ bội nhiễm của bệnh mà còn góp phần làm cho thời gian điều trị bệnh chậm trễ. Do đó khi mắc bệnh hãy đến các phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa uy tín để được điều trị đúng cách.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Scabies: Epidemiology, clinical features, and diagnosishttps://www.uptodate.com/contents/scabies-epidemiology-clinical-features-and-diagnosis
Ngày tham khảo: 18/06/2021