YouMed

Cơ thắt lưng: Vị trí, cấu trúc và chức năng

bác sĩ hồ đức việt
Tác giả: Bác sĩ Hồ Đức Việt
Chuyên khoa: Cơ xương khớp - Chấn thương chỉnh hình

Cơ thắt lưng là một loại cơ quan trọng của khu vực lưng dưới. Trong khi lưng là vị trí liên quan khá nhiều đến các động tác của con người. Chính vì vậy, khi cơ này bị tổn thương, bị viêm sẽ ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động của chúng ta. Vậy cơ này có vị trí ở đâu? Cấu trúc như thế nào? Chức năng ra sao? Hãy cùng Bác sĩ Hồ Đức Việt đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Tổng quan về cơ thắt lưng

Ở khu vực lưng dưới, cơ thắt lưng là một trong những loại cơ rất quan trọng. Cơ này có tính chất là một cơ rộng, hình dạng dẹt, chiếm gần hết tiết diện của phần dưới lưng. Nó có nguyên ủy từ mỏm gai của 9 đốt sống ngực dưới, 5 đốt sống thắt lưng và 1/3 sau của mào chậu.

Cơ thắt lưng bao gồm:

  • Cơ thắt lưng lớn. Nguyên ủy của cơ này xuất phát từ các thân đốt sống, các mỏm ngang và các đĩa gian đốt sống ngực 12 đến lưng 4.
  • Cơ thắt lưng bé. Nguyên ủy của cơ này xuất phát từ các thân đốt sống ngực 12 đến lưng 1.

Cả hai cơ này đều nằm trong cơ vuông thắt lưng. Đồng thời được chi phối về cảm giác và vận động bởi thần kinh chậu bẹn, chậu hạ vị và thần kinh sinh dục đùi.

Chức năng

Cơ thắt lưng có chức năng tương tự cơ vuông thắt lưng. Đây cũng là cơ có tác dụng xoay và khép cánh tay vào trong. Đồng thời, cơ này cũng chính là một trong những cơ hỗ trợ cho động tác hít vào của con người.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý cơ xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của bạn. Nếu để lâu có thể gây ra hội chứng thoát vị đĩa đệm. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Bệnh căng cơ thắt lưng

Khái quát

Căng cơ thắt lưng là bệnh lý phổ biến nhất trong những bệnh lý ở vùng lưng. Trong đó, cơ hoặc cân cơ ở thắt lưng bị kéo căng hoặc bị rách. Hàng loạt các cơ và dây chằng ở lưng có tác dụng giữ xương cột sống đều bị ảnh hưởng. Khi các cơ căng giãn quá mức sẽ làm cho các cơ bị suy yếu dần. Do đó, cột sống trở nên kém ổn định hơn và gây nên tình trạng đau lưng từ ít đến nhiều.

Bệnh căng cơ thắt lưng
Bệnh căng cơ thắt lưng

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng điển hình đó là: Đột ngột đau ở thắt lưng. Cơn đau nặng lên khi vận động. Chẳng hạn như gập, duỗi, ho, hắt hơi. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Co cứng ở vùng lưng.
  • Co thắt từ ít đến nhiều ở khu vực thắt lưng.
  • Đau lan đến vùng mông và chi dưới.
Đau thắt lưng là triệu chứng điển hình
Đau thắt lưng là triệu chứng điển hình

Nguyên nhân của bệnh

Những nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh bao gồm:

  • Mỏi cơ do vận động quá sức như khuân vác vật nặng, cử tạ.
  • Chơi thể thao không khởi động trước khi vận động.
  • Chấn thương do té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt,…
  • Các bệnh lý tự miễn như: Lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng.
Vận động quá mức
Vận động quá mức

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, ở bất cứ giới tính nào. Đặc biệt là các vận động viên thể thao rất dễ bị căng cơ, chấn thương cơ trong quá trình tập luyện thi đấu.

  • Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
  • Ít vận động thể lực làm cho sức khỏe, sức bền của cơ suy yếu.
  • Thừa cân và béo phì.
  • Ho nhiều hoặc mắc các bệnh phổi mạn tính.
  • Thói quen hút thuốc lá
  • Tình trạng căng thẳng tâm lý, stress thường xuyên.
  • Điều kiện môi trường chơi thể thao không an toàn dẫn đến tăng nguy cơ chấn thương.
  • Giày hoặc các dụng cụ thể thao không vừa vặn hay có độ bám kém. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Thói quen hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Điều trị bệnh

Khi bị căng cơ thắt lưng, chúng ta nên chườm ấm để giãn cơ, giảm tình trạng căng cơ. Đồng thời cần phải nghỉ ngơi để thư giãn cơ. Một số biện pháp không dùng thuốc khác bao gồm:

  • Chiếu đèn hồng ngoại.
  • Xoa bóp.
  • Mát xa.
  • Châm cứu, điện châm.
  • Tập thể dục với các bài tập nhẹ.
  • Tắm hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng.
Chiếu đèn hồng ngoại
Chiếu đèn hồng ngoại

Biện pháp dùng thuốc: Nên uống theo toa do bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Các thuốc được chỉ định thông thường là:

  • Giảm đau: Paracetamol, Floctafenine.
  • Kháng viêm Non Steroids.
  • Giãn cơ: Mephenesin, Tolperison, Eperison,…
  • Giảm đau dây thần kinh: Encorate, Gabapentin, Carbamazepin,…
  • Vitamin B1.
Thuốc giảm đau thuần túy Floctafenine
Thuốc giảm đau thuần túy Floctafenine

Một số bệnh lý khác có thể gặp ở cơ thắt lưng

Ngoài bệnh căng cơ thắt lưng, một số bệnh lý có thể gặp bao gồm:

  • Viêm cơ do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.
  • Liệt cơ nguồn gốc thần kinh.
  • Yếu cơ nguyên phát, thứ phát.

Nói chung, để chẩn đoán xác định bệnh lý tại cơ thắt lưng, người bệnh cần đi khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa Cơ – Xương – Khớp. Tại đây, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, đồng thời chỉ định một số xét nghiệm như:

  • X Quang cột sống thắt lưng.
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • MRI (Chụp cộng hưởng từ).
  • Công thức máu.
  • Đo điện cơ (EMG),…

Những vấn đề cần lưu ý

Cơ thắt lưng ảnh hưởng không nhỏ đến những vận động của con người trong cuộc sống hằng ngày. Chính vì vậy, để bảo vệ cơ này, các bạn nên:

  • Giữ tư thế ngồi hoặc đi đứng phù hợp, tránh những tư thế xấu.
  • Tập luyện thể dục, chơi thể thao để tăng cường sức khỏe cho cơ.
  • Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động để hạn chế chấn thương cơ.
  • Khi có bất cứ triệu chứng nào không bình thường thì nên đi khám ngay. Chẳng hạn như đau thắt lưng, sưng, nóng, đỏ, yếu cơ,…

Với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về cơ thắt lưng. Từ đó, các bạn sẽ biết vai trò quan trọng của cơ này. Đồng thời biết cách bảo vệ cơ để duy trì các vận động hàng ngày. Cũng như phát hiện được những triệu chứng bất thường và đi khám kịp thời. Chuột rút, hay còn gọi là vọp bẻ, là một hiện tượng khá thường gặp. Đây là một hiện tượng có thắt cơ liên tục, ngoài ý muốn. Khi bị chuột rút bạn thường có cảm giác rất đau, đột ngột phải dừng hoạt động trong chốc lát.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Back Strains and Sprainshttps://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10265-back-strains-and-sprains

    Ngày tham khảo: 20/08/2020

  2. Low Back Pain Fact Sheethttps://www.ninds.nih.gov/disorders/patient-caregiver-education/fact-sheets/low-back-pain-fact-sheet

    Ngày tham khảo: 20/08/2020

  3. Muscles of the Lumbar Spine of the Trunkhttps://learnmuscles.com/blog/2017/08/30/muscles-of-the-lumbar-spine/

    Ngày tham khảo: 20/08/2020

  4. Back Muscles and Low Back Painhttps://www.spine-health.com/conditions/spine-anatomy/back-muscles-and-low-back-pain

    Ngày tham khảo: 20/08/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người