Đang cho con bú có tiêm phòng thủy đậu được không?
Nội dung bài viết
Giai đoạn phụ nữ cho con bú là giai đoạn dễ lây nhiễm bệnh thủy đậu nhất. Vì vậy, cần tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho người mẹ, giảm thiểu khả năng mắc bệnh và lây nhiễm cho em bé. Một số trường hợp phụ nữ có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng đang cho con bú có tiêm phòng thủy đậu được không? Hãy cùng Dược sĩ Hoàng Thủy Tiên giải đáp thắc mắc này nha!
Bệnh thủy đậu là gì?
Trước khi trả lời cho câu hỏi đang cho con bú có tiêm phòng thủy đậu được không? Chúng ta hãy tìm hiểu các thông tin cơ bản về bệnh thủy đậu.
1. Bệnh thủy đậu
Thủy đậu hay còn được gọi là bệnh trái rạ do vi rút Varicella Zoster gây ra, bệnh này thường gặp ở trẻ em và có thể gặp ở mọi lứa tuổi.1
2. Diễn biến bệnh thủy đậu1
Phát ban do thủy đậu xuất hiện từ 10 đến 21 ngày sau khi bạn tiếp xúc với vi rút varicella-zoster.
Phát ban thủy đậu do vi rút varicella-zoster thường xuất hiện từ 10 đến 21 ngày sau tiếp xúc. Trước khi phát ban, có thể xuất hiện các triệu chứng khác trong khoảng 1 đến 2 ngày bao gồm sốt, mất ngon miệng, đau đầu, mệt mỏi và cảm giác không khỏe.
Sau khi phát ban, bệnh thủy đậu trải qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn sẩn: Các vết phồng sưng lên và thường vỡ ra trong vài ngày.
- Giai đoạn mụn nước: Các vết phồng biến thành các mụn nước nhỏ chứa chất lỏng, hình thành trong khoảng một ngày rồi vỡ ra và rò rỉ.
- Giai đoạn vảy: Các vết phồng vỡ sẽ được bao phủ bởi lớp vảy và mất vài ngày để lành lại.
Người mắc bệnh có thể lây lan vi rút cho người khác trong khoảng 48 giờ trước khi phát ban. Vi rút cũng có thể lây lan cho đến khi tất cả các vết phồng đã đóng vảy.
3. Các biến chứng của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng sau:1
- Nhiễm trùng da, mô mềm, xương, khớp hoặc mạch máu do vi khuẩn.
- Mất nước khi cơ thể thiếu nước và các chất lỏng khác.
- Viêm phổi.
- Viêm não, gọi là sưng não.
- Hội chứng sốc nhiễm độc, một biến chứng nguy hiểm của một số bệnh do vi khuẩn gây ra.
- Hội chứng Reye, một căn bệnh gây sưng tấy ở não và gan. Điều này có thể xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên khi sử dụng aspirin khi bị thủy đậu.
Đối tượng cần tiêm chủng vắc-xin thủy đậu
Tiêm phòng thủy đậu là cần thiết đối với:2
- Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên. Vắc-xin thủy đậu là một phần của lịch tiêm chủng quốc gia cho trẻ em và được khuyến nghị tiêm đợt 1 lúc 12 đến 15 tháng tuổi và đợt 2 lúc 4 đến 6 tuổi.
- Người chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc xin thủy đậu. Nếu chưa có tiền sử mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa được tiêm vắc xin, việc tiêm vắc-xin thủy đậu được khuyến nghị để bảo vệ khỏi bệnh và giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.
- Người có nguy cơ cao. Những người có nguy cơ tiếp xúc cao với vi rút thủy đậu như nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên chăm sóc trẻ em, người làm việc trong môi trường chật hẹp, nơi có nhiều người tiếp xúc gần nhau, cũng nên tiêm vắc xin thủy đậu để giảm nguy cơ mắc bệnh và ngăn ngừa sự lây lan.
Đang cho con bú có nên tiêm phòng thủy đậu không?
Và sau đây sẽ là câu trả lời cho câu hỏi “Đang cho con bú có tiêm phòng thủy đậu được không?”.
Hiện tại, không có bằng chứng cho thấy vi rút thủy đậu được bài tiết vào sữa mẹ hoặc có sự lây truyền vi rút từ người mẹ tiêm phòng sau sinh sang trẻ sơ sinh. Do đó, không cần trì hoãn tiêm phòng sau sinh vì đang cho con bú. Phụ nữ đã tiêm vắc xin thủy đậu có thể tiếp tục cho con bú mà không gây nguy hiểm cho trẻ.3 4
Mẹ đang cho con bú sẽ được tiêm chủng ngừa vắc xin thủy đậu khi đang ở trong vùng có nguy cơ bùng dịch và chưa tiêm phòng đầy đủ.
- Nếu không phòng ngừa kịp thời, mẹ đang cho con bú mắc bệnh thủy đậu sẽ lây sang cho con nếu không có những biện pháp cách ly tốt.
- Trẻ em nếu chưa được tiêm phòng sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là trẻ em chưa đủ 12 tháng tuổi.
- Khuyến cáo nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai và nếu phụ nữ đang trong thời kì cho con bú có nguy cơ cao.
Lịch tiêm và liều tiêm
Ngoài câu hỏi, đang cho con bú có tiêm phòng thủy đậu được không? Chúng ta tìm hiểu thêm về lịch tiêm phòng vắc xin này nhé.
Hiện nay có 3 loại vắc xin, lịch tiêm phòng tùy theo loại vắc xin: Varivax (Mỹ),Varicella (Hàn Quốc) và Varilrix (Bỉ).
1. Đối với vắc xin Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc)
Lịch tiêm phòng thủy đậu cho trẻ em và người lớn như sau:5
Trẻ em từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.
Lịch tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 3 tháng hoặc mũi 2 lúc trẻ 4 – 6 tuổi.
Lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi và người lớn:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.
2. Đối với vắc xin Varilrix (Bỉ)
Trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.
Lịch tiêm trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.
Lịch tiêm cho trẻ từ 13 tuổi và người lớn:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng (không tiêm trước 4 tuần trong bất kì hoàn cảnh nào).
Lịch tiêm phòng thủy đậu cho phụ nữ trước khi mang thai:
Tiêm phòng thủy đậu rất quan trọng đối với phụ nữ trước khi mang thai nhằm bảo vệ sức khỏe cho mẹ và thai nhi vì:6
- Trước tuần 28 thai kỳ: Thai nhi có ít nguy cơ bị dị tật do tổn thương. Đồng thời chưa có bằng chứng cho thấy bệnh thủy đậu tăng nguy cơ sảy thai.
- Từ giữa 28 đến 36 tuần: Vi rút có thể lây truyền sang thai nhi mà không gây triệu chứng. Trẻ có thể mắc bệnh Zona trong vài năm đầu đời.
- Từ sau 36 tuần: Trẻ có nguy cơ cao nhất mắc bệnh thủy đậu. Nếu phát ban trước hoặc trong 1 tuần đầu sau sinh, trẻ có nguy cơ bị thủy đậu nặng và có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não.
Vì vậy tiêm phòng vắc xin thủy đậu là phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Phụ nữ nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng, không được tiêm khi có thai hoặc nghi ngờ mang thai.
Đối tượng không được tiêm hoặc hoãn tiêm phòng vắc xin thủy đậu
Những đối tượng không được tiêm vắc xin bao gồm:3 7
- Có dấu hiệu quá mẫn sau liều tiêm đầu.
- Tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Suy giảm miễn dịch, suy giảm tế bào nghiêm trọng.
- Suy giảm hệ thống miễn dịch tiên phát hoặc mắc bệnh AIDS hoặc nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người.
- Bệnh nhân bị bệnh bạch cầu tủy cấp, bạch cầu tế bào lympho T, lympho U, khối u ác tính ảnh hưởng đến tủy xương hoặc hệ bạch huyết.
- Ức chế miễn dịch do xạ trị.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc nghĩ đang mang thai.
- Suy dinh dưỡng.
- Các chống chỉ định tùy theo nhà sản xuất.
- Đang dùng salicylat (chẳng hạn như aspirin) hoặc các loại thuốc khác có thành phần tương tự.
- Gần đây đã được truyền máu hoặc nhận các sản phẩm máu khác.
- Mắc bệnh lao.
- Đã tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào khác trong vòng 4 tuần trước.
Trong một số trường hợp, bạn có thể nhận được yêu câu hoãn tiêm vắc xin thủy đậu.
Lưu ý khi tiêm vắc xin thủy đậu
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.
- Không tiêm phòng với cho các đối tượng thuộc nhóm không được tiêm.
- Sau khi tiêm phòng, phụ nữ nên tránh mang thai trong vòng 3 tháng.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Trong vòng 72 giờ, khi tiếp xúc với người bị thủy đậu có thể tiêm phòng vắc xin để phòng ngừa mắc bệnh.
- Không được bôi hoặc đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm, vệ sinh sạch sẽ chỗ tiêm.
- Theo dõi tình hình sức khỏe sau khi tiêm.
- Nếu có triệu chứng bất thường như sốt, co giật, tím tái thì cần tới ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
Bài viết trên dây đã giải đáp đang cho con bú có tiêm phòng thủy đậu được không và một số kiến thức về bệnh thủy đậu cũng như tiêm phòng vắc xin thủy đậu. Sau khi tiêm phòng vắc xin, nếu gặp bất kì triệu chứng bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Chickenpoxhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chickenpox/symptoms-causes/syc-20351282
Ngày tham khảo: 30/06/2023
-
Chickenpox Vaccination: What Everyone Should Knowhttps://www.cdc.gov/vaccines/vpd/varicella/public/index.html
Ngày tham khảo: 30/06/2023
-
Varicella Vaccine Recommendationshttps://www.cdc.gov/vaccines/vpd/varicella/hcp/recommendations.html#specific-groups
Ngày tham khảo: 30/06/2023
-
Is Varicella Vaccination Safe During Lactation?https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/2004/0501/p2242.html
Ngày tham khảo: 30/06/2023
-
Lịch tiêm phòng vắc xin thủy đậuhttps://vnvc.vn/vac-xin-phong-thuy-dau/#lich-tiem-phong-thuy-dau-cho-tre-em-va-nguoi-lon
Ngày tham khảo: 30/06/2023
-
Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thaihttp://kiemsoatbenhtatphutho.gov.vn/phong-tiem-chung/phong-tiemchung-ct/tabid/1048/t/tiem-phong-thuy-dau-truoc-khi-mang-thai/title/14550/ctitle/315/language/vi-VN/Default.aspx?AspxAutoDetectCookieSupport=1
Ngày tham khảo: 30/06/2023
-
Chickenpox VIShttps://www.cdc.gov/vaccines/hcp/vis/vis-statements/varicella.html
Ngày tham khảo: 30/06/2023