YouMed

Đau bụng dưới rốn có phải mang thai không?

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Mang thai gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu cho phụ nữ. Điển hình như buồn nôn, nôn ói,.. và đau bụng dưới rốn. Trong các triệu chứng này, đau bụng dưới rốn là triệu chứng thường gặp nhất ở đa số phụ nữ có thai. Tuy nhiên, triệu chứng này lại không đặc hiệu, và có thể gặp ở nhiều loại bệnh lý khác nhau. Vậy thì đau bụng dưới rốn có phải có thai không? Hãy cùng ThS.BS Trần Quốc Phong tìm hiểu nhé!

Đau bụng dưới rốn có phải có thai không?

Chắc hẳn có nhiều người thắc mắc liệu đau bụng dưới rốn có phải có thai không? Câu trả lời của câu hỏi này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đặc biệt là tính chất cơn đau và kì kinh chót của bạn.

Ở những phụ nữ có thai, đau bụng thường diễn ra âm ỉ, đau nhiều khi đứng quá lâu… Mặt khác, họ thường có cảm giác đau lệch về một bên. Vùng bụng dưới luôn cảm thấy căng tức mặc dù không có nhu cầu tiểu tiện. Bên cạnh đó, đau bụng thường đi kèm với buồn nôn, nôn ói và trễ kinh hơn thường ngày.

Để xác định xem khả năng bạn có thai hay không, các bác sĩ thường sẽ hỏi về ngày cuối cùng bạn ra kinh. Nếu có hiện tượng trễ kinh, họ có thể yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm như que thử thai, xét nghiệm máu…

Do đó, nếu cơn đau bụng dưới của bạn diễn ra bất chợt, kinh nguyệt bình thường và không kèm theo các triệu chứng nào khác. Thì khả năng có thai của bạn rất thấp. Rất có thể đợt đau bụng này là do các loại bệnh lý khác gây nên.

Đau bụng dưới rốn có thể gặp ở nhiều loại bệnh lý khác nhau
Đau bụng dưới rốn có thể gặp ở nhiều loại bệnh lý khác nhau

Nguyên nhân đau bụng dưới rốn khi mang thai

Như vậy, sau khi tìm hiểu đau bụng dưới rốn có phải có thai hay không. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những nguyên nhân nào có thể làm bạn bị đau bụng vùng bụng dưới khi mang thai nhé:

Đau bụng sinh lý do thai phát triển1

Khi mới bắt đầu mang thai, đa số phụ nữ sẽ có cảm giác đau bụng dưới rốn nhẹ, kéo dài liên tục trong ngày. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Nguyên nhân là do lúc này thai đang bắt đầu làm tổ. Chúng bắt đầu bám vào thành tử cung và phát triển, lấy chất dinh dưỡng từ các mạch máu của người mẹ.

Quá trình này có thể làm cho bạn cảm thấy hơi đau nhẹ vùng bụng dưới. Đôi khi gây ra nôn ói và khó chịu. Bạn không cần quá lo lắng vì quá trình này thường không kéo dài. Chúng thường chỉ xuất hiện trong khoảng 3 – 4 ngày rồi biến mất.

Mặt khác, khi thai đã phát triển gần như hoàn toàn. Lúc này các cử động của thai nhi như đạp,… cũng có thể gây ra khó chịu và đau bụng cho thai phụ. Điều này chứng tỏ thai đang phát triển rất tốt trong bụng mẹ.

Thai phụ thiếu dinh dưỡng2

Nếu chế độ ăn hằng ngày không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Thai phụ có thể bị đau bụng dưới. Do đó, các bác sĩ thường khuyên phụ nữ có thai nên bổ sung đầy đủ vitamin, chất xơ và các khoáng chất để em bé phát triển tốt nhất. Chất xơ còn giúp hoạt động đại tiện diễn ra thuận lợi, hạn chế tình trạng táo bón ở phụ nữ đang trong thai kì.

Xem thêm: Táo bón khi mang thai: Mẹ bầu cần làm gì?

Thai ngoài tử cung1

Thai ngoài tử cung là một loại bệnh lý hết sức nguy hiểm. Bình thường, thai nhi sẽ phát triển và làm tổ trong buồng tử cung. Tuy nhiên, đôi khi phôi có thể làm tổ ở ngoài buồng tử cung. Khi đó sẽ gây ra bệnh lý thai ngoài tử cung. Loại bệnh lý gây ra đau bụng dữ dội kèm theo chảy máu rất nhiều. Nếu nghi ngờ bản thân đang mắc phải, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

Điều trị đau bụng dưới rốn khi mang thai

Đau bụng dưới rốn khi mang thai có thể do hiện tượng sinh lý hoặc bệnh lý. Vì vậy, trước khi điều trị, các bác sĩ thường sẽ cho bạn làm một số loại xét nghiệm. Điển hình như siêu âm tử cung, xét nghiệm máu…

Nếu nghi ngờ bạn đang ở đầu thai kì, thường thì các bác sĩ sẽ không chỉ định điều trị gì thêm. Mặt khác, nếu bạn đang có các bệnh lý đường tiêu hóa, phụ khoa… Các bác sĩ thường sẽ cân nhắc sử dụng thuốc ở liều rất thấp để tránh gây nguy hại đến thai nhi.

Khi đang có thai, bạn nên chủ động khai báo với bác sĩ để tránh làm X quang hoặc CT-scan. Bạn cần lưu ý không nên tự điều trị để tránh những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra trên thai nhi và bản thân người mẹ.

Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị
Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị

Phòng ngừa đau bụng dưới khi mang thai

Chúng ta đã trả lời được câu hỏi đau bụng dưới rốn có phải có thai. Bây giờ hãy cùng tìm hiểu một số cách phòng ngừa đau bụng dưới khi mang thai nhé.

  • Xây dựng một chế độ ăn đầy đủ và lành mạnh. Bữa ăn nên bổ sung đầy đủ rau củ, trái cây và các khoáng chất cần thiết.
  • Uống đủ nước. Thường xuyên uống nước sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, tránh mắc các bệnh nguy hiểm.
  • Tập thể dục nhẹ, điều độ và nhịp nhàng.
  • Không làm các công việc nặng có thể ảnh hưởng đến thai kì.
Tập thể dục nhẹ là một cách hiệu quả để phòng ngừa đau bụng dưới khi mang thai
Tập thể dục nhẹ là một cách hiệu quả để phòng ngừa đau bụng dưới khi mang thai

Xem thêm: Lợi ích của việc tập thể dục khi mang thai

Tóm lại, đau bụng dưới rốn có phải có thai hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là tính chất cơn đau và kì kinh cuối của bạn. Đau bụng dưới ở thai kì có thể do nhiều loại nguyên nhân khác nhau. Nếu cơn đau ngày càng dữ dội, kéo dài đi kèm với ra máu lượng nhiều. Bạn nên đến phòng khám để được tư vấn và điều trị tốt nhất. Nên tránh tự ý điều trị vì có thể gây hại đến thai nhi và bản thân người mẹ.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Low belly pain when pregnant: Causes and treatmentshttps://www.medicalnewstoday.com/articles/low-belly-pain-when-pregnant

    Ngày tham khảo: 01/04/2022

  2. What Causes Low Belly Pain When Pregnant?https://www.healthline.com/health/pregnancy/low-belly-pain-when-pregnant#common-causes

    Ngày tham khảo: 01/04/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người