YouMed

Đậu đen: công dụng và những lưu ý khi dùng

Bác sĩ TẠ CÔNG THÚY MAI
Tác giả: Bác sĩ Tạ Công Thúy Mai
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Hạt đậu đen (Semen Vignae) là một loại ngũ cốc dinh dưỡng vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt. Ngoài vai trò là một loại thực phẩm ra, loại đậu này còn là nguyên liệu để chế biến thành các bài thuốc. Bài viết sau đây của Bác sĩ Y học cổ truyền Tạ Công Thúy Mai sẽ giúp hiểu rõ hơn về đặc điểm, tác dụng của đậu đen và những điều cần lưu ý.

Đặc điểm của đậu đen

Phân bố

Đậu đen có nguồn gốc từ châu Phi và sớm được đưa vào trồng từ thời cổ đại. Ở Việt Nam, trồng nhiều ở miền trung, các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ. Chủ yếu để tiêu thụ trong nước chưa có mặt trên thị trường quốc tế.

Mô tả tổng quan cây

Cây thảo, mọc đứng, sống hàng năm, ngọn thường leo bám. Thân hình trụ nhẵn, lá mọc so le, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 20 – 30 cm. Quả đậu, mọc thẳng dài 7 – 13 cm, chứa nhiều hạt đậu đen. Mùa quả từ tháng 7 – 9. Hạt hình thận, vỏ màu đen bóng có chiều dài 6 – 9 mm, chiều ngang từ 5 – 7 mm, chiều dẹt 3.5 – 6 mm. Rốn hạt màu sáng trắng.

đậu đen
Đậu đen có nhiều công dụng trong y học

Hàm lượng dinh dưỡng của đậu đen

Trong 100 g đậu đen có protein 6.03 g, lipid 1.7 g, vitamin A 4 IU, vitamin C 2.7 mg, lysin 0.422 g, tryptophan 0.072 g, phenylalanin 0.356 g, threonin 0.222 g, valin 0.348 g, leucin 0.512 g, isolcucin 0.285 g, arginin 0.331 g, histidin 0.166 g, Canxi 35 mg, Potassium 308 mg, Fe 1.9 mg.1

Tác dụng đậu đen

1. Tác dụng của đậu đen theo Y học cổ truyền

Hạt đậu này có vị ngọt nhạt, tính bình, mát.

Tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc.

2. Tác dụng của đậu đen theo Y học hiện đại

Hạt đậu này có tác dụng chống oxy hóa ở mức độ vừa phải. Tác động lên cơ trơn tử cung làm tăng co bóp tử cung và tác động lợi tiểu.

Tác dụng của đậu đen

1. Làm chậm quá trình lão hóa

Vào thời cổ đại, phụ nữ đã chú ý nhiều hơn đến việc làm đẹp. Họ sử dụng loại đậu này như một loại thực phẩm thiết yếu để da dẻ căng mịn, tươi trẻ. Vì bản thân nó chứa nhiều các loại vitamin A, C… những chất này cực kỳ hữu ích trong quá trình chống oxy hóa. Do đó giúp làm chậm quá trình lão hóa, duy trì sắc đẹp.

2. Điều hòa nội tiết tố ở phụ nữ

Estrogen được biết đến như là một hocmon nữ chính, duy trì sự mềm mại, nữ tính của cơ thể. Trong tự nhiên, có nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng cao estrogen có thể kể đến như mè đen, đậu nành, tỏi, các loại ngũ cốc trong đó có đậu đen.

3. Tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Loại đậu này rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt protein, vitamin và khoáng chất. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường sức đề kháng, chống nhiễm trùng.

4. Ngăn ngừa táo bón

Đây loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Chất xơ giúp xúc tiến quá trình tiêu hoá, giúp tống chất thải ra khỏi cơ thể mau chóng hơn và do đó giảm sự tồn tại của các chất độc trong cơ thể, ngăn ngừa táo bón.

5. Giảm cholesterol trong máu

Các acid béo không no trong đậu đen làm tăng các lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL) vận chuyển cholesterol từ các mô đến gan thoái hoá. Do đó, sử dụng các chế phẩm từ ngũ cốc trong đó có đậu đen có tác dụng phòng và điều trị cholesterol máu cao.

6. Cải thiện tình trạng thiếu máu

Trong 100 g đậu đen chứa 1.9 mg Fe. Nó rất hữu ích cho nhóm người bị mất máu bởi chấn thương, hoặc cho phụ nữ giai đoạn hành kinh cũng như cho nhóm người tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn phát triển.

Bài thuốc từ đậu đen

Tuệ tĩnh (Nam dược thần hiệu) dùng đậu đen trong các phương thuốc chữa các chứng sau:2

  • Đau bụng dữ dội: Đậu đen 50 g sao cháy ngâm rượu uống; hoặc sắc với nước rồi chế thêm rượu vào mà uống.
  • Dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt: Đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm 50 – 100 g.
  • Lưng sườn đau nhức không rõ nguyên nhân: Dùng đậu đen 200 g ngâm rượu uống.
  • Liệt dương: Dùng Ðậu đen sao già, đổ rượu vào ngâm uống.
  • Tiêu khát (đái tháo đường) do thận hư: Dùng đậu đen, Thiên hoa phấn, hai vị bằng nhau, tán nhỏ làm viên uống với nước sắc đậu đen làm thang.
  • Dùng cho bệnh nhân sau khi sinh bị trúng gió nguy cấp, hoặc tay chân tê cứng, chóng mặt sây sẩm: Dùng đậu đen 300 g sao cháy đến bốc khói, đổ vào 500ml rượu, ngâm qua 1 ngày, đem uống và đắp chăn cho ra mồ hôi.

Những điều cần lưu ý khi ăn đậu đen

  • Không dùng đậu đen nấu nước uống hằng ngày vì dễ làm ảnh hưởng đến hấp thu các chất trong cơ thể, đặc biệt là trẻ em.
  • Người mắc bệnh viêm đại tràng, hay ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không nên dùng.

Ðậu đen có vị ngọt, tính mát nên nhân dân ta thích dùng đậu này nấu chè ăn trong mùa nóng. Để tốt cho sức khỏe, các chuyên gia cũng khuyên dùng loại đậu này như một thức uống để thưởng thức. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp quý bạn đọc có những hiểu biết cơ bản; về đặc điểm, công dụng cách dùng của loại hạt này.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Beans, black turtle, mature seeds, cannedhttps://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/175188/nutrients

    Ngày tham khảo: 10/05/2023

  2. Tuệ Tĩnh. Nam dược thần hiệu.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2023/05/nam-duoc-than-hieu-tue-tinh.pdf

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người