YouMed

Thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc được dùng hiện nay? Lưu ý khi sử dụng

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi giới, mọi lứa tuổi dễ lây lan. Các loại thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc tốt hiện nay là gì? Trong quá trình sử dụng, cần lưu ý những điều gì khi dùng? Cách sử dụng thuốc đúng cách để không gây ra tình trạng lây lan qua mắt còn lại hoặc không gây tổn thương cho mắt là gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây của Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên nhé!

Các loại thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc được dùng hiện nay

1. Dùng nước muối nhỏ mắt Natri clorid1

Khi bị viêm kết mạc do nhiễm virus, việc dùng thuốc nhỏ mắt natri clorid 0,9% nhiều lần trong ngày giúp rửa trôi đi mầm vi khuẩn gây bệnh. Từ đó, giúp tạo độ ẩm và mang lại cảm giác êm dịu cho đôi mắt. Mặc dù, dung dịch nhỏ mắt này không có khả năng chữa khỏi chứng đau mắt đỏ. Nhưng có thể sẽ làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu, đau và ngứa mắt.

  • Dùng nước muối để làm sạch mắt hàng ngày. Thường sẽ sử dụng sau khi ngủ dậy, đi bơi hoặc bất cứ khi nào mắt thấy mắt cần được vệ sinh. Sử dụng với liều nhỏ khoảng 2 giọt/ mắt
  • Lưu ý: chỉ nên sử dụng thuốc nhỏ mắt trong vòng 15 – 30 ngày sau khi mở nắp
  • Ngoài ra, không nên dùng chung thuốc nhỏ mắt với người khác. Không những vậy, không nên để đầu nhỏ thuốc chạm vào mắt.
  • Thường xuyên thực hiện súc họng, xịt rửa mũi để loại bỏ virus gây bệnh.
natri clorid 0.9%
Nước muối nhỏ mắt Natri clorid 0.9% 10 ml

2. Thuốc nhỏ mắt Eyelight Vita2

Nơi sản xuất: Việt Nam.

Dung tích: 10 ml.

Giá tham khảo: 23.000 VNĐ.

Eyelight vita yellow
Thuốc nhỏ mắt light Vita

Thành phần trong công thức thuốc:

  • Vitamin B1.
  • Vitamin B2.
  • Vitamin PP.
  • Các loại tá dược.

Vai trò của thuốc nhỏ mắt:

  • Đầu tiên, giúp thúc đẩy lưu thông máu trong mắt. Từ đó làm giảm căng thẳng cũng như tình trạng mệt mỏi cho mắt.
  • Ngoài ra, thuốc còn giúp tăng cường sự trao đổi chất giữa các tế bào mắt. Và có thể cải thiện khả năng nhìn.
  • Không những vậy, thuốc còn giúp bảo vệ bề mặt giác mạc và ngăn ngừa các bệnh về mắt.
  • Bên cạnh đó, thuốc nhỏ mắt còn làm tăng lượng oxy lên mắt. Từ đó, giúp chữa lành các triệu chứng mờ mắt, và tình trạng mỏi mắt.
  • Thuốc nhỏ mắt màu vàng cũng có công dụng chữa lành các bệnh: đau mắt đỏ, viêm mi mắt, viêm mí mắt.

3. Thuốc nhỏ mắt Tobramycin3

Thuốc được bán theo đơn của bác sĩ.

Dung tích: 5 ml/ lọ.

Giá tham khảo: khoảng 12.000 – 13.000 VNĐ/ Lọ.

thuốc nhỏ mắt tobramycin
Thuốc nhỏ mắt Tobramycin

Thuốc nhỏ mắt Tobramycin có các dụng tốt với hầu hết nhiễm khuẩn tại chỗ bên ngoài và các thành phần xung quanh mắt. Hoạt chất tobramycin có hiệu quả mạnh nhưng lại không có nhiều tác dụng phụ như Steroid.

Tuy nhiên, Tobramycin vẫn duy trì các đặc tính dòng kháng sinh này. Các tác động đáng lưu ý là độc với thận và dây thần kinh số VIII (liên quan tới việc nghe). Vì thế cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ thật cẩn thận.

Lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ đau mắt đỏ

Khi bị đau mắt đỏ, việc sử dụng thuốc để điều trị rất quan trọng. Nhưng việc sử dụng từng loại thuốc để điều trị cần lưu ý những điều sau đây

  • Đối với thuốc nhỏ mắt Natri Clorid, có thể nhỏ 3 – 5 lần/ ngày. Nhưng đối với các loại thuốc nhỏ mắt chuyên trị, cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Lưu ý khi phải nhỏ 3 – 4 loại thuốc khác nhau thì không nên nhỏ cùng lúc. Điều này là do khả năng làm pha loãng thuốc. Đồng thời sẽ làm thuốc sau rửa trôi thuốc trước.
  • Do vậy, mỗi thuốc nên nhỏ cách nhau nửa giờ.
  • Trường hợp nếu sử dụng song song 2 loại thuốc nước và thuốc mỡ. Người bệnh nên sử dụng thuốc nước trước. Tiếp sau đó khoảng 3  phút sau mới sử dụng thuốc mỡ để tránh thuốc mỡ ngăn cản sự hấp thu của thuốc nước.

Nhỏ thuốc đúng cách để đau mắt đỏ 1 bên không lây sang mắt còn lại

  • Trước tiên, cần kiểm tra hạn dùng của thuốc trước khi thực hiện nhỏ mắt.
  • Rửa tay thật sạch sẽ trước khi nhỏ mắt.
  • Tư thế nhỏ thuốc: nghiêng đầu về phía bên mắt bị bệnh khi nhỏ, chỉ nhỏ vào góc phần tư và lưu ý nhỏ thuốc vào góc trong của mắt.
  • Lưu ý không dùng được đeo kính áp trọng khi mắc bệnh.
  • Nên để mắt cách đầu lọ thuốc nhỏ khoảng 1 – 2 cm, tránh để đầu của lọ thuốc nhỏ mắt chạm giác mạc. Tránh chạm vào mi mắt gây tổn thương giác mạc đồng thời làm nhiễm khuẩn lọ thuốc nhỏ.
  • Dùng ngón tay giữa kéo mi dưới xuống cho thuốc đều mắt sau khi đã nhỏ xong.
  • Nhắm mắt trong 10 giây, sau đó mở mắt ra và bắt đầu chớp mắt.
  • Mỗi lần chỉ nên nhỏ 1 giọt duy nhất, giọt thứ 2 thường bị tràn ra ngoài mắt. Từ đó, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn mắt, gây lãng phí và làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Để tránh bị lây nhiễm, không nên tra thuốc nhỏ mắt của mắt bệnh vào mắt không bị bệnh.
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi, cách ly và dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về những loại thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc. Hãy luôn theo dõi sức khỏe và thông tin ngay cho bác sĩ nếu có bất kì triệu chứng bất thường nào xuất hiện để có thể báo cho bác sĩ để được hỗ trợ và xử trí kịp thời nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Hướng dẫn sử dụng Natri cloridhttps://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2023/06/to-huong-dan-su-dung-natri-clorid-0.9-pharmedic.jpg

    Ngày tham khảo: 05/06/2023

  2. Hướng dẫn sử dụngh Eyelight Vitahttps://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2023/06/to-huong-dan-su-dung-eyelight-vita.jpg

    Ngày tham khảo: 05/06/2023

  3. Hướng dẫn sử dụngh Tobramycinhttps://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2023/06/huong-dan-su-dung-Tobramycin.pdf

    Ngày tham khảo: 05/06/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người