Đau răng khi đang cho con bú có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
Khi mẹ đang đau răng, việc cho con bú có gây ra những nguy hiểm nào không? Thời điểm đó, mẹ nên dùng những thuốc gì để làm giảm cơn đau? Các lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng khi cho con bú là gì? Hãy cùng theo dõi vấn đề được phân tích dưới đây để hiểu kĩ hơn nhé!
1. Đau răng khi đang cho con bú có nguy hiểm không?
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các vấn đề liên quan đến răng miệng ở phụ nữ cho con bú là do mẹ bị rối loạn nội tiết tố sau sinh. Những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới đau răng như:
- Tình trạng mọc răng: do răng khôn thường xuất hiện trong độ tuổi từ 17 – 25 nên có thể trùng với thời điểm mẹ đang cho con bú. Răng khôn mọc sẽ gây đau nhức kéo dài vì quá trình tách nướu. Do đó, có thể kèm các cơn sốt khó chịu cho mẹ.
- Mẹ bị viêm chân răng: các mảng bám và cao răng do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công gây nên bệnh lý viêm chân răng.
Câu trả lời là đau răng trong thời điểm đang cho con bú không thể xem thường. Các nguy cơ tiềm ẩn khó lường như:
Khi bị đau răng, mẹ sẽ ăn uống khó khăn hơn. Do vậy, dẫn tới dinh dưỡng mà mẹ tiêu thụ không đủ. Chính vì vậy, có thể làm giảm chất lượng sữa cho trẻ. Thậm chí còn dẫn tới tình trạng mất sữa hoàn toàn.
Vi khuẩn khi bị sâu răng hoặc viêm nướu có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Ngoài ra, sâu răng hay viêm nướu ở phụ nữ cho con bú phát triển khá nhanh gây ra những tình trạng đáng báo động với các triệu chứng:
- Viêm tủy răng.
- Áp xe răng.
- Tình trạng viêm xương ổ răng.
Lưu ý nếu không được điều trị có thể dẫn tới tình trạng mất răng hoàn toàn.
2. Dùng thuốc giảm đau răng khi đang cho con bú nên lưu ý những gì?
Thực tế, cho đến hiện tại, vẫn chưa rõ liệu thuốc đau răng có gây ảnh hưởng gì trên trẻ bú mẹ không. Do đó, chỉ nên dùng thuốc cho mẹ khi thực sự cần thiết. Nguyên tắc: dùng ở liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể. Đặc biệt là cần dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ. Nên ưu tiên dùng các loại thuốc uống 1 lần/ ngày ngay sau khi cho trẻ bú cữ dài nhất. Hoặc có thể là lần ăn cuối ngày, trước khi cho bé đi ngủ.
Phải luôn theo dõi các tác dụng phụ của thuốc đối với trẻ bú mẹ bao gồm các triệu chứng buồn ngủ, khó chịu,… Ngoài ra, nên tránh các thuốc tác dụng kéo dài, phóng thích kéo dài và các dạng thuốc kết hợp. Luôn tuân thủ các khuyến cáo đối với những loại thuốc gặp nhiều vấn đề nhất.
Dưới đây là một số thuốc có thể sử dụng trong giai đoạn này là
Paracetamol
- Paracetamol là thuốc được đánh giá an toàn trong giai đoạn cho con bú.
- Ước tính liều thuốc mà trẻ có thể hấp thu từ sữa mẹ chỉ khoảng 6% liều dùng của người mẹ.
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
- Các thuốc NSAIDs bao gồm ibuprofen và diclofenac.
- Đây là các thuốc có thể dùng được trong thời kỳ cho con bú sữa mẹ.
- Lưu ý, liều vào so với liều dùng của mẹ theo thứ tự là 0,65% và 1% ngay cả ở phụ nữ dùng liều cao.
Aspirin
- Không khuyến cáo dùng aspirin để điều trị đau trong giai đoạn cho con bú. Điều này là do thuốc có thể gây tác dụng phụ có hại đối với trẻ và có những thuốc thay thế an toàn hơn.
- Mặc dù vẫn chưa có báo cáo về hội chứng Reye ở trẻ nhưng theo lí thuyết thì aspirin có thể gây hội chứng này.
Cần lưu ý răng, sau khi sinh, mẹ không chỉ gặp phải những vấn đề về tâm sinh lý mà các cơ quan trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Do đó, mặc dù đau răng là tình trạng mà nhiều người mẹ mắc phải. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe thì cần thận trọng. Nên đưa mẹ đến các trung tâm y tế để khám sức khỏe tổng thể sau sinh. Không những vậy, nên để bác sĩ tư vấn về cách điều trị cũng như sử dụng thuốc giảm đau răng hiệu quả.
Bên trên là các thông tin cần biết khi mẹ bị đau răng nhưng đang trong quá trình cho con bú sẽ gây ảnh hưởng đến trẻ như thế nào. Do vậy, mẹ cần phải luôn vệ sinh răng miệng, không được tự ý dùng thuốc giảm đau. Hoặc dùng quá liều bác sĩ chỉ định trong quá trình cho con bú. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn về cách điều trị nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ và hiệu quả cho mẹ nhé.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Breastfeeding and Over-the-Counter Pain Medicationhttps://www.verywellfamily.com/can-you-take-motrin-or-advil-if-youre-breastfeeding-431606
Ngày tham khảo: 09/04/2021
-
Analgesics (Pain killers) and Breastfeedinghttps://www.breastfeedingnetwork.org.uk/analgesics/
Ngày tham khảo: 09/04/2021