YouMed

Đau vú: Chẩn đoán, điều trị và cách để làm giảm cơn đau tại nhà

bác sĩ lê mai thùy linh
Tác giả: Bác sĩ Lê Mai Thùy Linh
Chuyên khoa: Đa khoa

Đau vú là một tình trạng căng tức vú, đôi khi là đau chói có thể khiến chị em cảm thấy lo lắng. May mắn là những cơn  thường không liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, những cơn kéo dài hay không theo chu kì vẫn cần được đánh giá bởi bác sĩ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết về đau vú. Đọc đến cuối bài viết để tìm hiểu những cách khiến giảm bớt cơn tại nhà nhé.

1. Đau vú là gì?

Đau vú là một trong những tình trạng thường gặp ở phu nữ ở mọi lứa tuổi. Cảm giác này thường được mô tả là cảm giác căng tức, đau nhức hay đôi khi là đau chói. Đau vú gây nhiều hoang mang lo lắng cho chị em phụ nữ, nhưng may mắn, thường không phải là triệu chứng của ung thư.

Đau vú nếu xảy ra trước hay trong những ngày đèn đỏ được gọi là đau vú theo chu kì. Trong khi đó,nó không liên quan chu kì là những cơn đau kéo dài và không liên quan đến chu kì kinh nguyệt.

Cơn đau có thể xuất phát từ mô vú, mô mỡ hay vùng da vú. Nhưng đôi khi cơn đau từ những nơi khác như thành ngực cũng có thể lan đến vú.

Hiểu về những cơn đau này sẽ giúp chị em yên tâm hơn và biết cơn đau

nào đáng lo ngại. Đọc đến cuối bài để biết thêm những cách tự làm ở nhà giúp cơn đau dễ chịu hơn nhé.

2. Mười nguyên nhân gây đau vú thường gặp

  • Nang vú.
  • Thay đổi sợi bọc tuyến vú.
  • Phẫu thuật, chấn thương vùng vú.
  • Những loại thuốc hướng thần hay thuốc điều trị tim mạch.
  • Các loại thuốc chứa nội tiết tố nữ.
  • Viêm vú, áp-xe vú do tắc tia sữa.
  • Chọn áo ngực không phù hợp.
  • Ung thư vú.
  • Viêm sụn sườn.
  • Đau từ thành ngực hay vị trí khác lan đến vú
Nguyên nhân chủy yếu gây nên cơn đau ở vú là gì ?
Nguyên nhân chủy yếu gây nên cơn đau ở vú là gì ?

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hầu hết là do nguyên nhân lành tính. Tuy nhiên, vẫn nên gặp bác sĩ nó đang ảnh hưởng đến bạn:

  • Cơn đau xảy ra mỗi ngày và kéo dài hơn 2 tuần.
  • Chỉ xảy ra ở một vùng đặc biệt của vú, nhất là chỉ một bên vú, vùng trên ngoài gần nách.
  • Cơn đau không giảm mà dường như ngày càng nặng nề hơn.
  • Sinh hoạt hằng ngày bị ảnh hưởng nhiều.
  • Cơn đau xảy ra sau mãn kinh hay không biến mất khi mãn kinh.
  • Có những dấu hiệu gợi ý: khối cứng chắc và khó di động ở vú, chảy dịch núm vú, sờ thấy hạch nách.

Mặc dù nguy cơ ung thư vú thì thấp ở những người chỉ có triệu chứng đau vú, nhưng đôi khi bác sĩ vẫn cần phải làm các xét nghiệm để đánh giá thêm.

4. Chẩn đoán nguyên nhân gây đau vú

Để đánh giá tình trạng nào gây ra cơn đau vú của bạn, bác sĩ sẽ:

  • Khám vú. Bác sĩ sẽ nhìn và sờ vú để kiểm tra những bất thường ở mô vú và vùng hạch nách. Phổi và tim được kiểm tra bằng ống nghe, đôi khi cả khám bụng để xem liệu cơn đau có liên quan đến những bệnh lý khác ngoài vú không. Nếu bạn không có tiền căn gì đặc biệt và khám vú không phát hiện bất thường, bạn có thể không cần phải làm thêm xét nghiệm gì.
  • Nhũ ảnh. Nếu bác sĩ sờ thấy khối ở vú hay một vùng mô vú dày bất thường, hoặc sờ thấy một vùng ấn đau ở vú, bạn sẽ cần phải chụp nhũ ảnh. Nhũ ảnh là phương pháp dùng tia X để dựng lại hình ảnh 2D của từng bên vú và đánh giá những vùng bất thường khi khám vú.
  • Siêu âm vú. Siêu âm rất thường được dùng để đánh giá xem vùng bị đau hay khối ở vú là gì. Thông thường, siêu âm sẽ được chỉ định cùng với nhũ ảnh. Hoặc đôi khi nhũ ảnh không phát hiện tổn thương, siêu âm sẽ giúp đánh giá vùng vú bị đau.
  • Sinh thiết vú. Khi có khối ở vú gây nghi ngờ, hoặc vùng mô vú dày hơn xung quanh thấy được qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ làm sinh thiết để chắc chắn về chẩn đoán. Sinh thiết vú là dùng một kim nhỏ để lấy một mẫu nhỏ mô vú nghi ngờ để gởi đi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh.

5. Điều trị đau vú như thế nào?

Với nhiều người phụ nữ, cơn đau có thể tự giảm dần qua thời gian mà không cần điều trị. Nếu cần, phương pháp mà bác sĩ đề nghị có thể là :

  • Hạn chế các nguyên nhân làm nặng hơn. Có thể chỉ là những yếu tố đơn giản như thay đổi áo ngực hay thay đổi những thói quen chèn ép vú.
  • Sử dụng thuốc giảm đau NSAID.
  • Thay đổi thuốc tránh thai.
  • Giảm liều các nội tiết dùng sau mãn kinh
  • Dùng những thuốc kê đơn khác như kháng sinh,…

6. Những cách giảm cơn đau vú tại nhà

Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của những phương pháp này, cũng đáng để thử xem có cách nào giúp bạn thấy dễ chịu hơn.

  • Chườm ấm hoặc tắm nước ấm.
  • Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng nóng khi bị viêm hay áp xe vú.
  • Sử dụng áo có gọng nâng.
  • Mặc áo ngực thể thao khi tập thể dục.
  • Trải nghiệm các liệu pháp thư giãn. Đôi khi những cơn lo âu có thể liên quan đến những con đau vú nặng. Thư giãn cũng góp phần giảm những cơn đau này.
  • Giảm bớt caffein.
  • Ăn uống theo chế độ ít chất béo.
  • Theo dõi tại nhà. Chú ý khi bạn có cảm giác đau vú, ghi lại những cơn đau vú cùng với theo dõi chu kì kinh nguyệt. Khám vú thường xuyên để tìm các dấu hiệu đi kèm.

Qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về đau vú chưa? Khi bị đau vú, hãy theo dõi xem cơn đau này có liên quan đến chu kì kinh nguyệt hay không và đi khám bác sĩ khi cơn đau vú kéo dài hoặc khiến bạn lo lắng. Nếu cơn đau khiến bạn khó chịu, hãy thử điều chỉnh chế độ ăn uống, chọn áo ngực vừa vặn với mình và chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau. Hi vọng bài viết này hữu ích với bạn, và đừng quên chia sẻ cho các chị em khác nhé.

Bác sĩ : Lê Mai Thùy Linh

 

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

Org (2019) Breast Pain

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/breast-pain/symptoms-causes/syc-20350423, accessed on December 25, 2019.

Medical News Today (2018) Ten common causes of breast pain

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/breast-exam/about/pac-20393237, accessed on December 25, 2019.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người