Đi tiểu buốt và đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
Đi tiểu buốt và đau bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề nguy hiểm. Dấu hiệu này có thể cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng như viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, sỏi thận, viêm niệu đạo,… Vậy đi tiểu buốt và đau bụng dưới là như thế nào? Cùng ThS.BS Trần Quốc Phong đi tìm hiểu những phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu buốt và đau bụng dưới.
Đi tiểu buốt và đau bụng dưới là bệnh gì?
Đi tiểu buốt và đau bụng dưới là tình trạng tiểu buốt, tiểu ngắt quãng. Bên cạnh đó kèm theo là cảm giác đau ở vùng bụng dưới, nước tiểu đục và có mùi. Một số trường hợp có thể kèm theo chất nhầy.
Vấn đề này có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, bàng quang, thận hoặc niệu đạo,…
Có một số bệnh lý gây nên tình trạng đi tiểu buốt và đau bụng dưới như:1
Bệnh lậu
Bệnh lậu lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Nguyên nhân gây bệnh là do các virus Neisseria gonorrhoeae. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây nên tình trạng tiểu buốt kèm theo đau bụng dưới ở cả nam lẫn nữ.
Viêm bàng quang
Viêm bàng quang thường gây ra bởi các vi khuẩn E.Coli. Đái buốt và đau bụng dưới là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm bàng quang.
Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo thường do vi khuẩn hoặc virus tấn công dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.
Những biểu hiện điển hình của viêm niệu đạo là đi tiểu buốt và đau bụng dưới, tiểu lắt nhắt, tiểu khó, tiểu rát, tiểu ra máu,…
Hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo hay còn gọi là co thắt niệu đạo cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đi tiểu buốt và đau bụng dưới. Hẹp niệu đạo thường xảy ra khi chấn thương, do các loại phẫu thuật điều trị hoặc do viêm nhiễm khiến niệu đạo bị co thắt lại.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đi tiểu buốt kèm đau bụng dưới ở cả nam lẫn nữ. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể xảy ra ở các cơ quan như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo,…
Xem thêm: Nhiễm trùng đường tiết niệu (Nhiễm trùng tiểu)
Sỏi đường tiết niệu, sỏi thận
Sỏi đường tiết niệu, sỏi thận hình thành do các chất khoáng lắng đọng, kết tủa thành sỏi. Khi có sỏi, bệnh nhân thường cảm giác đau vùng bụng dưới. Theo thời gian, cơn đau này có thể lan ra các vùng xung quanh khác như bẹn, cơ quan sinh dục,…
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dù là nguyên nhân gì gây ra thì đi tiểu buốt và đau bụng dưới đều nguy hiểm. Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.
Người bệnh nếu phát hiện cơ thể mắc phải các triệu chứng sau, hãy tới khám tại các cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt:
- Tiểu buốt ra máu.
- Nước tiểu đục.
- Đi tiểu lắt nhắt, tiểu gấp.
- Đau vùng bụng dưới.
- Tiểu không hết.
- Kiểm soát bàng quang kém.
Điều trị đi tiểu buốt và đau bụng
Khi người bệnh phát hiện các triệu chứng bất thường đã nêu trên thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời và hiệu quả.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc điều trị đái buốt đau bụng dưới hay được chỉ định cho bệnh nhân như:
- Thuốc kháng sinh: Nhóm Quinolon, nhóm Cephalosporin thế hệ mới.
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Meteospasmyl, Nospa (uống hoặc tiêm), Diclofenac.
- Thuốc cầm máu: Flutamide,Tranexamic acid (uống hoặc tiêm), Goserelin.
Điều trị ngoại khoa
Phương pháp DHA hiện nay đang được nhiều bệnh viện sử dụng. Đây là phương pháp giúp tiêu diệt tận gốc vi khuẩn lậu – một trong những nguyên nhân gây ra đi tiểu buốt và đau bụng dưới. Phương pháp này được đánh giá cao về hiệu quả điều trị và khá an toàn cho bệnh nhân.
Có phương pháp nào điều trị tại nhà không?
Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp phương pháp Đông y. Tuy nhiên bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ, không được tùy tiện sử dụng để tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Áp dụng các phương pháp dân gian như sử dụng cây rau má, râu ngô, bí xanh,… Lưu ý là phương pháp này phù hợp điều trị tiểu buốt do thấp nhiệt (nóng trong người) gây ra. Nếu tình trạng tiểu buốt càng ngày càng nặng, nước tiểu đục, mùi khai hắc, đặc biệt có thể tiểu máu và mủ thì có thể nguyên nhân gây viêm là do vi khuẩn, cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Cách phòng ngừa tiểu buốt và đau bụng dưới
- Luôn giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh bộ sinh bộ phận sinh dục đúng cách.
- Tránh sử dụng các sản phẩm thụt rửa, thuốc xịt, nước hoa và xà phòng có nồng độ không thích hợp để vệ sinh bên trong âm đạo.
- Hạn chế nhịn tiểu trong thời gian quá dài.
- Không nên ăn những thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.
- Kiêng quan hệ tình dục khi đang bị bệnh.
- Giữ tâm lý vui vẻ, lạc quan, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế lo lắng quá mức.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày. Theo khuyến cáo nên uống đủ 2 lít nước.
- Ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C như cam, bưởi, quýt để hỗ trợ hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ bị vật thể lạ tấn công cơ thể.
Đi tiểu buốt và đau bụng dưới nếu như không điều trị triệt để có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy bạn cần đi khám bác sĩ và xác định nguyên nhân gây bệnh thì mới có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
What’s Causing My Abdominal Pain and Painful Urination?https://www.healthline.com/health/abdominal-pain-and-painful-urination
Ngày tham khảo: 16/11/2021