YouMed

Những lựa chọn điều trị tăng canxi máu hiệu quả

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Canxi là nguyên tố quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể. Tuy nhiên, nếu nồng độ canxi vượt quá mức cho phép, bạn sẽ gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Do đó, nhiều người thường băn khoăn đâu là phương pháp điều trị tăng canxi máu hiệu quả. Bài viết dưới đây của ThS.BS Vũ Thành Đô sẽ giúp bạn tìm hiểu về bệnh lý này cũng như những lựa chọn điều trị được các bác sĩ tin dùng.

Tăng canxi máu là gì?

Tăng canxi máu là tình trạng nồng độ canxi huyết thanh đột ngột tăng cao. Thông thường, giới hạn của canxi nằm trong khoảng từ 2.1 – 2.6 mmol/L. Nếu lượng canxi vượt quá 2.6 mmol/L, bạn sẽ được chẩn đoán tăng canxi máu.

Canxi máu vốn được điều hòa bởi 3 yếu tố: canxi, vitamin D và hormone tuyến cận giáp. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ, nồng độ canxi sẽ bị rối loạn và tăng cao bất thường.

Nguyên nhân chủ yếu gây tăng canxi máu là do tuyến giáp hoạt động quá mức. Lượng PTH được tiết ra nhiều ở người bị cường giáp ảnh hưởng đến canxi huyết. Phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ cao bị cường cận giáp. Do đó, chị em phụ nữ nên đến phòng khám để đo nồng độ canxi theo định kỳ.

Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng gây tăng canxi huyết, bao gồm:

  • Ung thư: đặc biệt là ung thư phổi hoặc ung thư vú, ung thư máu, ung thư di căn xương.
  • Do di truyền: ít để lại triệu chứng hoặc biến chứng so với các nguyên nhân khác.
  • Mất quá nhiều nước.
  • Sử dụng các loại thuốc như lithium để trị rối loạn lưỡng cực.
  • Không vận động trong thời gian dài như người phải ngồi xe lăn hoặc giường bệnh. Nếu phần xương không chịu trọng lực quá lâu, xương sẽ giải phóng canxi dự trữ vào máu.

Tăng canxi máu được xem là mối nguy hại của y học do có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, mức độ nguy hiểm sẽ được giảm bớt.

Những biểu hiện của tình trạng tăng canxi máu

Ở giai đoạn đầu thường không có các triệu chứng tăng canxi máu cụ thể. Song nếu bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện liên quan đến những cơ quan như:

  • Thận: người bệnh thường khát nước và cần đi tiểu, có thể đau giữa lưng và phần trên bụng do sỏi thận.
  • Đường tiêu hóa: dễ buồn nôn, đau bụng, chán ăn và táo bón.
  • Tim mạch: nhịp tim rối loạn, có thể bị đánh trống ngực hoặc ngất xỉu.
  • Não bộ: bệnh nhân bị các triệu chứng thần kinh như trầm cảm, mất trí nhớ. Một số trường hợp nặng có thể gây lú lẫn và hôn mê.
  • Cơ xương khớp: co giật, chuột rút, suy nhược cơ, đau hoặc loãng xương, có thể gãy xương.

Nếu có các dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ để được xét nghiệm và tư vấn điều trị tăng canxi máu.

Triệu chứng của tăng canxi máu là đau bụng
Triệu chứng của tăng canxi máu là đau bụng

Tại sao phải điều trị tăng canxi máu?

Rối loạn nồng độ canxi máu có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Một số tác hại thường gặp ở người bị tăng canxi máu bao gồm:

  • Loãng xương: canxi huyết tăng là do xương giải phóng canxi vào máu. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể bị loãng hoặc gãy xương, giảm chiều cao do cột sống bị cong.
  • Sỏi thận: các tinh thể canxi có thể đọng lại trong nước tiểu và tạo sỏi thận.
  • Suy thận: tăng canxi máu ảnh hưởng nặng đến thận của người bệnh, khiến thận bị suy giảm chức năng. Do đó, khả năng lọc máu và bài tiết nước tiểu bị hạn chế.
  • Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh: đây là biến chứng nguy hiểm nhất do đe dọa tính mạng người bệnh. Khi nồng độ canxi tăng quá cao, bệnh nhân có thể mất trí nhớ, hôn mê và nặng nhất là tử vong.
  • Các vấn đề trên tim mạch như nhịp tim không đều hoặc rung nhĩ.
Biến chứng nặng nhất của tăng canxi máu là hôn mê và có thể gây tử vong
Biến chứng nặng nhất của tăng canxi máu là hôn mê và có thể gây tử vong

Những phương pháp điều trị tăng canxi máu

Hiện nay, câu hỏi được rất nhiều người quan tâm chính là “Đâu là cách điều trị tăng canxi máu hiệu quả?”. Các bác sĩ YouMed sẽ gợi ý cho bạn một số phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay.

Với trường hợp nhẹ

Nếu bị tăng canxi ở mức độ nhẹ, bạn chưa cần các biện pháp hỗ trợ mà chỉ cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Điều quan trọng là bạn nên được theo dõi chức năng xương, thận để phòng ngừa biến chứng. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chú trọng tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp.

Với trường hợp nặng

Nếu các triệu chứng diễn tiến nặng nề hơn, bạn cần đến phòng khám. Mục tiêu điều trị sẽ là đưa nồng độ canxi trở về bình thường. Đồng thời, bác sĩ sẽ hạn chế xảy ra các biến chứng trên xương và thận. Một số lựa chọn hiện có bao gồm:

Dùng thuốc hoặc truyền dịch

  • Calcitonin giúp kiểm soát lượng canxi huyết.
  • Biphosphonate là thuốc trị loãng xương đường tiêm tĩnh mạch, thường được dùng để điều trị tăng canxi máu do ung thư. Tuy nhiên, thuốc này có một số tác dụng phụ đáng lưu ý như kích ứng thanh quản. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Denosumab: được sử dụng khi người bệnh không đáp ứng tốt với biphosphonate.
  • Prednisone: được kê khi bệnh nhân bị tăng canxi máu do nồng độ vitamin D cao.
  • Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch: đây là lựa chọn để cấp cứu khi nồng độ canxi huyết tăng quá cao. Người bệnh cần được truyền dịch nhanh chóng để tránh các tổn hại trên tim hoặc thần kinh.
Truyền dịch là cách điều trị tăng canxi máu dùng trong cấp cứu
Truyền dịch là cách điều trị tăng canxi máu dùng trong cấp cứu

Phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác

Nếu bệnh nhân bị cường cận giáp, phẫu thuật là phương pháp phù hợp trong điều trị tăng canxi máu. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm hình ảnh có dùng chất đánh dấu để đánh giá chức năng tuyến giáp.

Tăng canxi máu là bệnh lý khá phổ biến và có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào. Để làm giảm mức độ nguy hiểm của các biến chứng, người bệnh nên được chẩn đoán bệnh và điều trị sớm. Hy vọng qua bài viết dưới đây, bạn đọc đã biết thêm về tình trạng này cũng như các lựa chọn trong điều trị tăng canxi máu. Nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu bất thường, đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Hypercalcemia: what happens if you have too much calcium? https://www.healthline.com/health/hypercalcemia#symptoms

    Ngày tham khảo: 14/06/2021

  2. Hypercalcemia https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypercalcemia/diagnosis-treatment/drc-20355528

    Ngày tham khảo: 14/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người