YouMed

Tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú THÁI VIỆT NGUYÊN
Tác giả: ThS.BS Thái Việt Nguyên
Chuyên khoa: Nội tiêu hóa

Viêm loét dạ dày là căn bệnh thường gặp ở đại đa số mọi người. Trong giai đoạn bệnh viêm loét dạ dày mới phát hiện, bệnh có thể chữa trị. Tuy nhiên nếu đã bước sang giai đoạn viêm loét mãn tính thì việc điều trị rất khó và có thể xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Các vết loét dạ dày nếu không được chữa khỏi có thể gây ra thủng dạ dày – là một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm. Bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa Nội Tiêu hóa Thái Việt Nguyên sẽ đưa ra các hướng dẫn về điều trị viêm loét dạ dày cho bạn đọc.

Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày

Việc điều trị viêm loét dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Hầu hết với việc điều trị đúng nguyên nhân và phác đồ hiệu quả thì vết loét sẽ lành trong một hoặc hai tháng.

Điều trị bằng thuốc

Nếu vết loét dạ dày của bệnh nhân là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori), bệnh nhân cần dùng kháng sinh và một số loại thuốc ức chế bơm proton. Các loại thuốc này cũng được đề nghị dùng cho bệnh nhân nếu vết loét có sự kết hợp của nhiễm H. pylori và NSAIDs.

Nếu loét dạ dày này do NSAIDs, bệnh nhân nên dùng PPI mà không cần dùng kháng sinh. Việc sử dụng NSAIDs (các thuốc giảm đau non-steriod) cũng sẽ được bác sĩ xem xét.

Ngoài PPI một số loại thuốc có thể được dùng để thay thế nó như thuốc kháng thụ thể H2. Đôi khi bệnh nhân phải sử dụng thuốc kháng axit để giảm các triệu chứng trong thời gian ngắn.

1. Thuốc kháng sinh để diệt H. pylori

Nếu bệnh nhân bị nhiễm H. pylori, bệnh nhân thường được bác sĩ kê thuốc kháng sinh. Các thuốc kháng sinh thường được sử dụng nhất là amoxicillin, clarithromycinmetronidazole.  Thông thường một toa thuốc gồm 2 loại thuốc kháng sinh. Các tác dụng phụ của các kháng sinh này khi dùng để điều trị viêm loét dạ dày có thể gặp là:

  • Tiêu chảy.
  • Mệt mỏi.
  • Nổi mề đay, phát ban.

Bệnh nhân cần được kiểm tra lại ít nhất 4 tuần sau khi kết thúc liệu trình kháng sinh. Việc kiểm tra này để xem xét liệu rằng còn vi khuẩn H. pylori trong lòng dạ dày không. Nếu vẫn còn vi khuẩn, việc điều trị kháng sinh sẽ tiếp tục. Kháng sinh có thể thay đổi loại hoặc thêm loại phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.

2. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoạt động bằng cách giảm lượng axit mà dạ dày tạo ra. Việc giảm tạo lượng acid giúp ngăn ngừa tổn thương thêm với vết loét. Lúc này giúp vết loét có khả năng phục hồi tốt hơn. Các thuốc này thường được kê đơn trong 4 đến 8 tuần.

Omeprazole, pantoprazolelansoprazole là các PPI được sử dụng phổ biến để điều trị loét dạ dày.

Các tác dụng phụ của thuốc có thể là:

  • Đau đầu.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Cảm thấy mệt mỏi.
  • Đau bụng.
  • Chóng mặt.
  • Phát ban.

3. Thuốc để giảm sản xuất axit

Cũng giống PPI, thuốc đối kháng thụ thể H2 cũng cho tác dụng giảm lượng axit mà dạ dày tạo ra. Ranitidine là thuốc đối kháng thụ thể H2 thường được sử dụng rỗng rãi đề điều trị bệnh. Một số tác dụng phụ của thuốc khi điều trị viêm loét dạ dày có thể là:

  • Bệnh tiêu chảy.
  • Đau đầu.
  • Chóng mặt.
  • Phát ban.
  • Mệt mỏi.

4. Xem xét việc sử dụng NSAID

Khi bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, bác sĩ sẽ xem xét việc sử dụng NSAID để giảm đau. Bệnh nhân có thể được khuyên dùng thuốc giảm đau thay thế không gây viêm loét dạ dày như paracetamol. Đôi khi, một số loại NSAID thay thế ít có khả năng gây loét dạ dày hơn được cân nhắc như chất ức chế COX-2. Điều quan trọng là bệnh nhân cần phải hiểu tác hại của thuốc NSAID gây ra.

Vết loét có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều nều bệnh nhân sử dụng NSAID. Vì vậy không tự ý sử dụng thuốc giảm đau nếu không hiểu và không được sự đồng ý của bác sĩ điều trị viêm loét dạ dày.

Thay đổi lối sống của bạn

Thay đổi lối sống cũng là một trong những thứ cần thay đổi khi điều trị viêm loét dạ dày. Bệnh nhân có thể giảm đau do loét dạ dày nếu bệnh nhân:

  • Cân nhắc chuyển thuốc giảm đau. Nếu bệnh nhân là một người cần phải sử dụng thuốc giảm đau vì bệnh lý nào đó thì cần phải thông báo với bác sĩ thông tin này. Bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân chọn loại thuốc giảm đau thay thế phù hợp hơn và ít ảnh hưởng đến vết loét.
  • Kiểm soát căng thẳng. Căng thẳng kéo dài có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Xem xét xem các yếu tố gây ra căng thẳng cho bệnh nhân và loại bỏ chúng. Tuy nhiên một số căng thẳng không thể tránh khỏi, vì vậy bạn cần phải tập cách thích nghi với chúng. Bạn có thể giải toả căng thẳng bằng cách tập thể dục, dành thời gian nhiều hơn cho bản thân.
  • Dừng việc hút thuốc lá.
  • Hạn chế hoặc tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích.

Theo dõi quá trình điều trị ban đầu

Điều trị viêm loét dạ dày thường thành công. Nhưng nếu các triệu chứng của bệnh nhân nghiêm trọng hoặc chúng vẫn còn hiện diện dù đã được điều trị, bác sĩ có thể sẽ phải đề nghị nội soi. Việc nội soi nhằm mục đích loại trừ các nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng của bệnh nhân.

Nếu vết loét được phát hiện trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể đề nghị một lần nội soi khác khi điều trị để đảm bảo vết loét đã lành. Việc theo dõi sau điều trị là cần thiết vì vậy bệnh nhân cần phải tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Điều trị viêm loét dạ dày khi viêm loét dạ dày ở giai đoạn sớm sẽ dễ dàng hơn so với khi bệnh đã tiến triển xa. Không phải lúc nào viêm loét dạ dày cũng gây ra triệu chứng. Vì vậy bạn cần khám sức khoẻ định kỳ 2 lần/năm để tầm soát bệnh. Khi bệnh xuất hiện triệu chứng có thể đã là tình trạng trầm trọng và khó khắc phục. Thay đổi thói quen sống hợp lý hơn để phòng ngừa cũng như có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Peptic ulcer https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/peptic-ulcer/diagnosis-treatment/drc-20354229

    Ngày tham khảo: 09/07/2021

  2. Treatmet stomach ulcer https://www.nhs.uk/conditions/stomach-ulcer/treatment/

    Ngày tham khảo: 09/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người