Đường huyết cao có phải bị tiểu đường không? Câu trả lời từ bác sĩ
Nội dung bài viết
Nhiều người lo lắng rằng: đường huyết cao có phải bị tiểu đường?. Đây là câu hỏi rất hay và thường gặp ở hầu hết mọi người. Tình trạng đường huyết cao và tình trạng bệnh đái tháo đường dễ nhầm lẫn nhau. Bài viết sau đây, ThS.BS Vũ Thành Đô sẽ giúp bạn phân biệt đường huyết cao và bệnh đái tháo đường. Song song đó, lưu ý những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường.
Tổng quan về đường huyết – đường huyết cao
Cơ thể chúng ta có đường trong máu, được gọi là glucose. Đường được cung cấp bởi 3 nguồn chính. Bao gồm: từ thức ăn, đồ uống, đồng thời từ nguồn dự trữ của gan và cơ trong cơ thể. Để hấp thu từ những nguồn cung cấp trên, chúng ta cần insulin – một loại hormon điều hòa glucose.
Đường huyết được xem là nguồn năng lượng chính yếu cho hoạt động của cơ thể. Dẫu vậy, càng nhiều đường thì không phải năng lượng của cơ thể càng dồi dào. Các cơ quan sẽ khó hấp thu đường hơn nếu đường vượt quá ngưỡng bình thường.
Đường huyết cao có phải bị tiểu đường không?
Đường huyết cao
Có hai thời điểm xác định đường huyết cao sao cho chính xác nhất:
- Đường huyết cao lúc đói được đo khi không ăn hay uống ít nhất 8 giờ. Chỉ số này cao hơn 130 mg/dL được xem là đường huyết cao. Mức đường huyết trước bữa ăn được Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị là 80 – 130 mg/dL.
- Đường huyết sau ăn sẽ được kiểm tra sau khi bạn ăn 2 giờ. Những người không mắc bệnh đái tháo đường sẽ có mức đường huyết sau ăn dưới 140 mg/dL.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường?
Tùy theo ngưỡng đường huyết và thời gian rối loạn, bạn sẽ được chẩn đoán và điều trị tiểu đường. Những chỉ số sau đây là ngưỡng chẩn đoán bệnh tiểu đường:
- Đường huyết được đo bất kỳ trong ngày: > 200 mg/dL (> 11.1 mmol/L).
- Đường huyết được đo sau nhịn ăn ít nhất 8h: > 126 mg/dL (> 7 mmol/L).
- Đường huyết được đo sau bữa ăn 1.5h: > 162 mg/dL (> 9 mmol/L).
- Đường huyết được đo sau bữa ăn 2h: > 140 mg/dL (> 7.8 mmol/L).
- HbA1c < 48 mmol/mol (> 6.5%).
Nếu dưới những ngưỡng trên thì đường huyết của bạn chưa phải bị đái tháo đường. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, đường huyết cao cũng là một rối loạn. Sự rối loạn này nếu không được ngăn chặn sẽ tiến triển thành bệnh.
Xem thêm: Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mà mẹ bầu cần chú ý
Những biến chứng bệnh tiểu đường
Ngoài cách theo dõi chỉ số đường, bạn cần hiểu về những biến chứng tiểu đường. Đây là những biến chứng thầm lặng vẫn có thể xảy ra khi chưa chẩn đoán bệnh lý.
Đường huyết cao có phải bị tiểu đường khi mất cảm giác bàn chân?
Một điều đáng lưu ý là cảm giác ở bàn chân của người bệnh tiểu đường sẽ giảm một phần hay hoàn toàn. Bệnh nhân thậm chí vô tình đạp phải đinh hay vật sắc nhọn nhưng hoàn toàn không biết. Việc không nhận thức được tổn thương sẽ đặt người bệnh ở vị trí nguy hiểm khôn lường.
Đường huyết cao có phải bị tiểu đường khi có nhiễm trùng?
Đây là một biến chứng nếu đã diễn ra sẽ để lại hậu quả vô cùng khôn lường. Ở những người tiểu đường, đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn dễ sinh sôi. Vì thế, họ có nguy cơ nhiễm trùng nhiều hơn. Nữ giới thường có nhiễm trùng da và âm đạo. Đồng thời, những vết cắt hay về loét sẽ lâu lành ở cả 2 giới.
Không ít bệnh nhân đái tháo đường có tình trạng cắt cụt chi nếu không chăm sóc vết thương tốt và không cảm giác được tổn thương.
Đường huyết cao có phải bị tiểu đường khi có tổn thương mắt ?
Theo thời gian, đường huyết cao ở những người có mắc phải bị tiểu đường sẽ có thị lực kém dần. Tổn thương dây thần kinh thị giác bị tổn thương và thoái hóa dần. Mắt người bệnh sẽ nhìn mờ dần đi.
Đường huyết cao có phải bị tiểu đường khi tổn thương mạch máu các cơ quan?
Ngoài tổn thương dây thần kinh mắt, đường cao gây tổn thương các mạch máu tại thận đồng thời tổn thương tại tim. Người bệnh có thể có chức năng thận giảm dần, thậm chí suy thận. Bên cạnh đó, người mắc tiểu đường có bệnh tăng huyết áp và tim mạch khác.
Lời khuyên từ chuyên gia y tế
Đường huyết cao có phải bị tiểu đường hay không cần được chẩn đoán ngay tại bệnh viện. Nếu bạn ngại đến bệnh viện, bạn nên theo dõi đường huyết thường xuyên. Nếu chỉ số kiểm tra liên tục cao hơn ngưỡng, bạn nên thực hiện những chiến lược sau:
Đối với người có ngưỡng đường huyết cao nhưng không phải tiểu đường
Bạn cần cải thiện những hoạt động tiêu cực, tránh nguy cơ phát triển bệnh:
Uống nước nhiều hơn
Bí mật của nước chính là phương thức chữa bệnh vô hình. Nước sẽ giúp lọc đường trong máu sau đó thải ra nước tiểu. Đồng thời, điều này sẽ giúp bạn không bị mất nước nếu có biển hiện đường cao.
Tập thể dục thường xuyên hơn
Nếu như trước đây bạn ít hay lười vận động, thì giờ đây, bạn cần thay đổi. Những động tác thể dục mỗi ngày sẽ ngăn chặn bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Bài tập thể dục đơn giản nhưng hiệu quả, bài tiết mồ hôi sẽ đặc biệt tốt với người trên 45 tuổi.
Thay đổi thói quen ăn uống
Nên nhớ rằng thức ăn là nguyên nhân trực tiếp của việc đường huyết tăng cao. Để giảm lượng đường hiện tăng quá ngưỡng này, bạn nên hạn chế tối đa những loại bánh kẹo, thực phẩm nhiều tinh bột nhân tạo như thức ăn nhanh, bánh mì, bánh từ bột gạo,… Thay vào đó, bạn nên dùng những thực phẩm có tinh bột tự nhiên như các loại đậu hạt, rau củ, trái cây,…
Đối với người có ngưỡng đường huyết cao của tiểu đường
Đối với những người có đường huyết cao ở ngưỡng này, bạn cần đi khám và điều trị tại cơ sở y tế ngay. Các bác sĩ khi nghi ngờ bạn có thể mắc bệnh đái tháo đường sẽ cho thực hiện những xét nghiệm chuyên biệt. Song song đó, YouMed cũng có những lưu ý sau đây cho bạn:
Không được tập thể dục quá sức
Đây là điểm lưu ý đầu tiên nếu bạn có bệnh đái tháo đường. Nếu muốn tập thể dục, bạn nên kiểm tra ceton trong nước. Ceton là sản phẩm khác của việc sử dụng đường không hiệu quả. Đây là một chất độc của cơ thể, có thể khiến người bệnh tử vong. Nếu có ceton, bạn cần hết sức cẩn trọng khi tập thể dục. Việc tập thể dục nên được bàn luận với bác sỹ nếu có ceton trong nước tiểu.
Đo đường huyết tại nhà
Đây là điều chắc chắn cần thiết khi đo đường huyết. Việc kiểm tra đường sẽ giúp bạn điều chỉnh thuốc sao cho phù hợp. Đồng thời, nó thông tin rằng bạn có đang kiểm soát được đường hay không.
Vậy là ThS.BS Vũ Thành Đô đã cùng bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đường huyết cao có phải bị tiểu đường. Đường huyết cao đôi khi là một rối loạn hay cũng có khi là bệnh lý thật sự. Chúng ta nên chủ động theo dõi chỉ số này thường xuyên. Đồng thời bạn cũng cần ngăn ngừa những biến chứng của đường huyết cao. Những chiến lược kiểm soát đường huyết sẽ giúp quản lý đường huyết thành công.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
High Blood Sugar and Diabeteshttps://www.webmd.com/diabetes/guide/diabetes-hyperglycemia
Ngày tham khảo: 20/07/2021
-
How does high blood sugar (hyperglycemia) feel?https://www.medicalnewstoday.com/articles/313138
Ngày tham khảo: 20/07/2021