YouMed

Giải đáp một số thắc mắc của bạn đọc về bệnh Whipple

bác sĩ nguyễn lâm giang
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang
Chuyên khoa: Nội tổng quát

Bệnh Whipple là một trong những bệnh truyền nhiễm có liên quan đến hệ tiêu hóa. Bệnh này tuy ít gặp nhưng khá nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, người bệnh rất dễ bị suy kiệt. Trầm trọng hơn là suy dinh dưỡng, suy đa cơ quan và dẫn đến tử vong. Vì vậy, qua bài viết sau đây, YouMed xin giải đáp một số thắc mắc thường gặp của bạn đọc xung quanh bệnh này.

1. Bệnh Whipple khởi phát từ đâu?

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: Chính vi khuẩn Tropheryma whippleii là nguyên nhân gây ra bệnh Whipple. Vi khuẩn này sẽ gây cản trở hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Từ đó làm suy yếu sự tiêu hóa của thực phẩm. Chẳng hạn như chất béo và chất đường bột. Đồng thời cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.

Bệnh Whipple liên quan đến sự hấp thu chất dinh dưỡng
Bệnh Whipple liên quan đến sự hấp thu chất dinh dưỡng

Bên cạnh sự ảnh hưởng đến đường ruột của con người, bệnh Whipple còn có thể lây lan sang nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Những cơ quan ấy bao gồm cả não, tim, mắt, phổi, cơ xương khớp,…

Mặc dù vi khuẩn Tropheryma whippleii có thể tồn tại trong môi trường, các nhà khoa học vẫn chưa thực sự biết được nó xuất phát từ đâu và gây bệnh cho con người như thế nào. Không phải tất cả mọi người mang vi khuẩn cũng bị bệnh Whipple.

Một số giả thuyết cho rằng vi khuẩn tồn tại trong không khí, trong môi trường ô nhiễm. Nó sẽ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua vết thương chảy máu, qua ăn uống không hợp vệ sinh. Sau khi xâm nhập, vi khuẩn sẽ gây ra bệnh khi có yếu tố thuận lợi như cơ thể giảm sức đề kháng.

2. Ai là đối tượng dễ mắc bệnh?

Một số người dễ mắc bệnh Whipple bao gồm:

  • Suy giảm miễn dịch mắc phải (bệnh HIV- AIDS)
  • Nghiện rượu
  • Mắc bệnh đái tháo đường.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Nhiễm trùng máu do vi khuẩn khác.
  • Sự suy giảm sức đề kháng do nhiễm virus.
  • Bị các bệnh mạn tính như: COPD, viêm khớp Gút mạn, thiếu máu mạn,…
  • Sử dụng thường xuyên thuốc ức chế miễn dịch, corticoide.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh.

3. Bệnh Whipple có nguy hiểm hay không?

Theo đánh giá khách quan của các nhà khoa học, bệnh Whipple thực sự khá nguy hiểm. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan và phải điều trị theo nguyên tắc “ĐÚNG” và “ĐỦ”.

Nếu không được điều trị thích hợp, kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng sau đây:

  • Suy dinh dưỡng.
  • Hội chứng kém hấp thu.
  • Tiêu chảy kéo dài.
  • Suy giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, nhiễm virus hoặc ký sinh trùng.
  • Biến chứng ở não như: Viêm não, áp xe não.
  • Viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tiêm.
  • Bệnh ở phổi như viêm phổi, phế quản phế viêm, suy hô hấp.
  • Viêm cơ, viêm khớp.
  • Suy đa cơ quan và có thể dẫn đến tử vong.

4. Điều trị bệnh Whipple có tốn kém hay không?

Một trong những thắc mắc của bạn đọc đó chính là chi phí điều trị bệnh này. Theo thống kê chung, tùy vào mức độ bệnh, chi phí điều trị sẽ không giống nhau. Con số này dao động trong khoảng từ vài trăm, vài triệu đến vài chục triệu đồng.

Việc điều trị bệnh nhằm tiêu diệt vi khuẩn Tropheryma whippleii tồn tại trong cơ thể. Do đó, nguyên tắc vàng là sử dụng kháng sinh. Những trường hợp nhẹ thì chỉ cần uống thuốc, điều trị ngoại trú là được. Người bệnh không cần phải nằm viện mà chỉ cần uống thuốc trong khoảng thời gian từ 10 đến 14 ngày.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần phải được nhập viện để các bác sĩ theo dõi sát. Kháng sinh tiêm hoặc truyền theo đường tĩnh mạch lúc này sẽ tỏ ra có hiệu quả hơn so với đường uống. Một số thuốc khác có thể kèm theo như hạ sốt, giảm đau, điều hòa nhu động ruột,…

Kháng sinh tiêm mạch có thể được dùng để điều trị bệnh
Kháng sinh tiêm mạch có thể được dùng để điều trị bệnh

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp nặng hơn, bệnh nhân sẽ được chỉ định thở oxy, thở máy, đặt máy tạo nhịp tim, lọc thận, truyền máu, lọc máu,… Chính vì vậy, chi phí điều trị bệnh Whipple không giống nhau giữa các trường hợp bệnh cảnh khác nhau.

5. Nên đến bệnh viện nào để điều trị bệnh Whipple?

Qua những thông tin nói trên, chắc hẳn bạn đọc đã biết được sự nguy hiểm của bệnh Whipple như thế nào. Từ đó, có lẽ rằng các bạn rất muốn biết cơ sở y tế nào điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất phải không? Sau đây, YouMed xin giới thiệu đến quý bạn đọc những bệnh viện uy tín, có danh tiếng ở cả 3 miền đất nước.

5.1 Khu vực miền Bắc gồm có các bệnh viện:

  • Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec: 458 Phố Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • BV Việt Pháp: Số 01 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội..
  • Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
  • BV đa khoa quốc tế Hồng Ngọc: Số 55 Yên Ninh,Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương: 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương
Bệnh viện Nhiệt Đới Trung ương

5.2 Khu vực miền Trung:

  • Bệnh viện Trung ương Huế: số 16 đường Lê Lợi, TP Huế.
  • BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng: 291 Nguyễn Văn Linh, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
  • Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng: 124 Hải Phòng, quận Hải Châu, Đà Nẵng.

5.3 Khu vực miền Nam:

  • Bệnh viện Đại học y dược TP.HCM: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
  • BV Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện nhân dân Gia Định: 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.
  • BV Nhiệt Đới: 764 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, Hồ Chí Minh.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ rõ hơn về những thông tin xung quanh bệnh Whipple. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các bạn hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ của YouMed để được giải đáp nhiệt tình hơn nhé!

Bác sĩ Nguyễn Lâm Giang

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  • Vothingocphuong, “Bệnh Whipple”, đăng nhập ngày 27-02-2012, tại website https://sinhvienykhoa115.wordpress.com/
  • Top10tphcm, “Top 10 bệnh viện chữa bệnh tốt nhất ở TPHCM”, đăng nhập ngày 12-03-2019, tại website https://top10tphcm.com/
  • Toptphcm, “Top 10 bệnh viện tốt và uy tín nhất Đà Nẵng”, đăng nhập ngày 10-01-2019, tại website https://top10tphcm.com/
  • Thành viên Bookingcare, “8 bệnh viện và phòng khám khám sức khỏe tổng quát tốt nhất ở Hà Nội”, đăng nhập ngày 01-03-2020, tại website https://bookingcare.vn/
  • Mayo Clinic Staff, “Whipple’s disease”, đăng nhập ngày 24-10-2015, tại website https://www.mayoclinic.org
  • Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người