YouMed hợp tác báo Thanh Niên “Giải đáp thắc mắc tiêm Vaccine COVID-19 & Giải pháp khám bệnh mùa dịch” (Phần 2)
Nội dung bài viết
Trong trận chiến với đại dịch hiện nay, bên cạnh việc nhanh chóng tiêm vaccine ngừa covid 19 cho người dân thì việc duy trì các hoạt động khám chữa bệnh mùa dịch cũng không kém phần quan trọng đặc biệt là với những người có bệnh mãn tính hoặc gia đình có trẻ em, người già. Bên cạnh đó việc cung cấp các thông tin kịp thời, chính thống và hữu ích về sức khỏe và tình hình dịch bệnh cũng không kém phần quan trọng.
Thấu hiểu những điều này YouMed hợp tác với báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến “Giải đáp thắc mắc tiêm Vaccine COVID-19 & Giải pháp khám bệnh mùa dịch”. Trong Chương trình Bác sĩ Trương Hữu Khanh cung cấp những thông tin về tình hình dịch bệnh và kiến thức cần biết về vaccine Covid-19. Thông qua bài viết này, YouMed tiếp tục tổng hợp một số thông tin bổ ích được Bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp và chia sẻ trong chương trình.
Các bạn có thể xem video Tư vấn trực tuyến “GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ TIÊM VACCINE COVID-19 VÀ GIẢI PHÁP KHÁM BỆNH MÙA DỊCH”. Hoặc tìm hiểu thêm các thông tin có trong bài viết YouMed hợp tác báo Thanh Niên “Giải đáp thắc mắc tiêm Vaccine COVID-19 và Giải pháp khám bệnh mùa dịch” có trong phần 1 của chương trình.
Lộ trình tiêm vaccine ngừa COVID-19, bao giờ có dự kiến tiêm cho toàn quốc?
Theo tôi khoảng 1-2 tuần nữa sẽ tiến hành tiêm vaccine và đặc biệt từ bây giờ cho đến tháng 9 thì lượng vaccine về rất nhiều. Hiện nay tỷ lệ tiêm vaccine tại thành phố HCM là 10% tức là mình đã chích khoảng 1,4 triệu liều vaccine. HCM có 10 triệu dân thì có thể số lượng người tiêm vaccine nhiều hơn thì thống kê ở những nơi tư nhân tôi không nắm. Nếu mình có đủ vaccine mình chích làm sao cho đủ 50% thì đó là một thắng lợi lớn.
Đối với vaccine chúng ta còn thời gian để chích, không cần gấp lắm, chích tới đâu an toàn tới đó và năng lực chích vaccine của Việt Nam nó không phải là quá khó. Vấn đề ở chỗ là người Việt Nam quá kén về việc chích vaccine làm cho đội ngũ người chích vaccine khá mệt mỏi. Vấn đề nữa là thông tin chính thống hoặc không chính thống họ đánh giá tác dụng không mong muốn của vaccine quá rầm rộ.
Chúng ta nhìn những hiện tượng trên thế giới người ta đi xe hơi tới vạch tay lên, vạch vai lên chích 1 mũi lái xe hơi về. Người ta chích ở đâu? Chích tại nhà, người ta chích tại phòng khám, chích trong siêu thị, nhưng người Việt Nam mình quá khó thành ra mình tốn thêm về vấn đề đó. Đó là do thói quen mong muốn của người dân và để đáp ứng mong muốn đó thì nhà quản lý bắt buộc phải làm chuyện đó nên chúng ta lại càng tốn sức thêm.
Và chiến dịch này không phải là quá khó mà cái quan trọng là chúng ta có vaccine đủ hay không và cái lực chúng ta đổ ra nó chỉ ngắn hạn thôi bởi vì mỗi người chích 1 mũi thì 1 tháng sau người ta chích lại, cái việc chích vaccine tới tận nhà tôi nghĩ VN dư sức làm được. Vấn đề là có vaccine hay không thôi.
Trẻ bị dị ứng thức ăn cần được tư vấn y tế thường xuyên trong mùa dịch này thì cần phải làm thế nào?
Việc chúng ta theo dõi sức khỏe cho trẻ, chúng ta nên có kế hoạch ngay từ khi chúng ta có em bé để mình đặt một chương trình để theo dõi sức khỏe lâu dài. Thì có rất nhiều cách để chúng ta theo dõi. Chúng ta có thể tìm kiếm các thông tin y tế trên báo chí trên mạng nhưng phải chính thống. Chúng ta không nên đọc các thông tin không đảm bảo tính chính thống.
Hiện nay có rất nhiều công cụ để chúng ta tìm hiểu, đó là nói về sức khỏe thông thường. Riêng ở câu này thì một em bé có vấn đề về dị ứng có lẽ khá lâu dài vì vậy chúng ta nên tìm nguồn thông tin để tiếp cận dễ dàng hơn có thể hỏi đi hỏi lại, đặt đúng bác sĩ đã theo dõi và hiểu tình trạng bệnh của con mình, theo như tôi biết cái đó hiện nay có rất nhiều công cụ.
Chia sẻ thêm về câu hỏi này, trang tin y tế của YouMed là nguồn thông tin chính thống và hữu ích mà mọi người đều dễ dàng tiếp cận trong tình huống dịch bệnh và không có điều kiện thăm khám. YouMed là trang tin y tế duy nhất của Việt Nam đạt chứng chỉ quốc tế HON (Health On The Net). Ngoài ra, YouMed luôn cập nhật chính xác và kịp thời những thông tin đa dạng về sức khỏe được biên soạn 100% bởi đội ngũ Bác Sĩ, Dược sĩ để mọi người mọi nhà có thể an tâm tham khảo khi cần thiết.
Tại Việt Nam vaccine ngừa COVID-19 đang chỉ định/chống chỉ định cho đối tượng nào?
Vaccine Việt Nam có hiện nay chỉ không chích cho người dưới 18 tuổi.
Nhóm thứ 2 không chích theo sách vở: Người dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, người bệnh lý ở giai đoạn cuối, bệnh quá nặng. Ví dụ ung thư giai đoạn cuối.
Còn lại tất cả các trường hợp còn lại có thể chích được. Hoặc là chích liền, hoặc là chờ cho người đó ổn rồi chích.
Có một sai lầm mà người ta hay suy nghĩ sai, “người này có thể tạng và đề kháng yếu lắm chích vào có được không gì mà nhiều khi còn nặng thêm”. Điều này hoàn toàn sai. Nếu chúng ta nói người này có đề kháng yếu lắm thì người này mới phải được chích trước tiên.
Bởi vì đề kháng yếu mà gặp Covid sẽ bị nặng hơn. Người này thể tạng yếu lắm thôi khoan chích đi là hoàn toàn sai. Người có thể tạng yếu mới cần chích sớm hơn người thể tạng mạnh. Bởi vì thể tạng yếu dễ làm có khả năng bị Covid sẽ nặng hơn. Cho nên đừng đánh giá vào thể tạng và bệnh nền để quyết định không chính. Người càng có nhiều bệnh nền càng phải được chích sớm, người có thể tạng yếu cần được chích sớm.
Việt Nam hiện tại đang không giống với nước ngoài. Tuy nhiên đang chỉnh dần.
Bác sĩ cũng chia sẻ một số điểm khác:
- Người đang mắc bệnh mãn tính ổn định thì phải chích tại bệnh viện. Chích đâu cũng được cần được chính sớm.
- Bệnh mãn tính ổn định là bệnh uống thuốc mỗi ngày và sinh hoạt bình thường.
- Bệnh mãn tính không ổn định là uống thuốc mà bệnh vẫn cứ phát triển bình thường
- Phụ nữ mang thai và cho con bú trên thế giới được chính bình thường.
- Đối với phụ nữ cho con bú vẫn được chích và cho con bú bình thường. Đối với phụ nữ mang thai đang sống trong vùng có nguy cơ mắc bệnh cao thì nên chích.
Thông tin đã được bộ y tế sửa đổi lứa tuổi tiêm tùy thuộc vào nhà sản xuất. Vaccine nào chích từ 18-100 tuổi thì cứ chích bình thường.
Bác sĩ chia sẻ về giấy phép, mức độ an toàn và hiệu quả của các loại vaccine đang có tại Việt Nam?
Trong cuộc chiến đối với bệnh mới này, khi bàn đến vaccine phải bàn đến:
Thứ nhất: Vaccine sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh. Thứ hai: Sẽ giảm nồng độ virus trong họng của những người đã chích ngừa rồi thì người đó có khả năng lây cho người khác thấp hơn nhiều so với không chích vaccine. Đặc biệt sẽ giảm bệnh nặng kéo theo đó là giảm tử vong là đương nhiên.
Dựa vào những yếu tố này, người ta mới quyết định làm vaccine. Hiện nay vaccine giải quyết được những vấn đề trên. Đương nhiên có cái giảm mắc bệnh cao, có cái giảm mắc bệnh thấp. Và tất cả loại vaccine đều bằng nhau trong việc giảm mắc bệnh nặng và giảm tử vong. Vì thế vaccine nào cũng được miễn sao được Việt Nam cấp phép chích. Và được các nhà khoa học tìm tòi trên những y văn chứng minh có thể sử dụng.
Vaccine hiện nay đạt hiệu quả khoảng 70% là đủ để ngăn chặn thật sự.
Hiện nay có rất nhiều nguồn vaccine. Đang xài nhiều nhất là Astrazeneca của Anh. Có thể là phải chích mũi 3 nhưng phải chờ. Bên cạnh đó còn có vaccine của Mỹ, đều sử dụng công nghệ mới và đã được chích ở Mỹ. Sắp tới chúng ta sẽ có những nguồn vaccine mới và ngay cả Việt Nam cũng đã hứa hẹn vaccine Nanocovax rất là tốt. Tuy nhiên chọn lựa vaccine nào đối với người Việt Nam cũng không đơn giản. Do người Việt Nam cần thương hiệu, uy tín từ đó tới giờ. Chứ không đơn giản nghe các nhà khoa học nói và nghe thông tin từ báo chí.
Người Việt Nam có tính chắt chiu chọn vaccine rất là khó. Bởi vì đối với người Việt Nam khi nhắc đến vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng là một dấu ấn rất lớn. Vì thế họ chọn lựa rất kỹ. Quyền chọn lựa này hoàn toàn đúng. Nên chúng ta không thể bàn cãi và nói họ nên chích loại này, loại này tốt, không sao đâu.
Tuy nhiên người Việt Nam thường nghe những người làm khoa học hơn là những người làm chính sách đặc biệt và vaccine.
Chúng ta hình dung được chích vaccine vào gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Điều này là tất yếu xảy ra. Ở trẻ em điều này là bình thường, bác sĩ chia sẻ đã thấy hiện tượng này 20 năm nay rồi.
Tuy nhiên, người lớn có cảm thụ thể chất khá là rõ. Người lớn đọc rất nhiều sách báo. Thích thu thập thông tin và quan tâm đến một số thông tin có chiều hướng tiêu cực. Vì thế có nhiều tác dụng phụ không mong muốn mà nhiều người chia sẻ với nhau nghe. Tuy nhiên những tác dụng phụ đó gần như 98% sẽ hết trong 24 – 48 tiếng. Vì thế, theo lời bác sĩ Khanh cảm nhận về tác dụng phụ cũng là một điều thú vị chứ không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng khiến chúng ta quá lo lắng. Hãy suy nghĩ theo hướng tích cực rằng đây là một cảm nhận “lý thú” khi chích vaccine.
Trước khi tiêm vaccine Covid 19, có thể uống thuốc dự phòng để giảm các triệu chứng vaccine gây ra hay không?
Không cần thiết uống ngừa làm gì, bởi vì mình đau/sốt mình biết, mình biết thì tạo sao mình ngừa? Thuốc này kiếm đâu cũng có (ngoài tiệm thuốc hoặc trong bệnh viện chích xong người ta cho).Thuốc này uống 10-15p là ngấm, hơi đâu uống thuốc ngừa làm gì,uống vô không bị nó lại phí, cho nên không lo gì về vụ thuốc ngừa. Khi nào đau khi nào mệt thì uống vì uống 10,15 phút sau là ngấm.
Tác dụng phụ nguy hiểm nhất của vaccine là gì thưa bác sĩ?
Tác dụng phụ nguy hiểm nhất cũng là hiếm nhất không riêng gì đối với vaccine Covid-19 này mà đối với tất cả vaccine đó là sốc phản vệ. Sốc phản vệ này mình ăn/uống gì vô cũng có thể bị thì lẽ đương nhiên là vaccine covid cũng bị nhưng tỉ lệ rất thấp, vài triệu liều mới có 1 liều và rõ ràng thế giới người ta chích mấy chục triệu liều rồi, có thể cả tỷ hơn.
Nên ta thấy tỷ lệ rất thấp và khi có cũng xử lý bình thường, đặc biệt ở VN, 3 đợt chích cũng chỉ có 1 tình huống xảy ra sự cố.
Tác dụng phụ mà chúng ta lo lắng hay bàn thảo nhiều là tác dụng phụ đông máu đã có hướng điều trị , phản ứng đông máu không phải lăn đùng ra, nó có triệu chứng vài ngày và nếu không xử lý thì mới ra chuyện. Triệu chứng là gì? sau 4 ngày kể từ khi chích ngừa mình đau chỗ nào đó nhiều quá mà không lý giải được, nếu có hiện tượng đó người ta sẽ đi làm xét nghiệm để tìm ra có chuyện đông máu hay không? nếu có chỉ cần lấy đông máu đó ra coi tiểu cầu như thế nào? Kết quả đông máu làm sao?
Khi có chuyện đó thì xử lý cũng không phải là quá khó, không cần lo lắng vì đã có hướng dẫn hết.
Người lớn tuổi có nhiều bệnh nền như huyết áp, tiểu đường thì tiêm vaccine nào là an toàn nhất? Một số người bị cao huyết áp do hồi hộp, bác sĩ có lời khuyên nào không?
Người cao huyết áp hay người bị bệnh nền đã được nghiên cứu rằng: những người trên 65 tuổi chích tất cả vaccine đều không bị hành bằng con nít. Nhóm bị hành nhiều nhất là những người dưới 35 tuổi.
Nhóm từ 35 tuổi đến 55 hành trung bình. Từ 55 – 65 hành rất ít. Và từ 65 trở lên rất ít hành. Cho nên đừng suy nghĩ là trên 65 tuổi nên chọn vaccine gì. Thực tế trên 65 tuổi có bệnh nền dễ chọn vaccine nhất. Bởi vì vaccine nào cũng ít hành. Vì người ta chứng minh được nó có miễn dịch. Trên 65 ở nước ngoài cái nào họ cũng chích. Họ chích rất đa dạng nên đừng lo nhiều về vấn đề này.
Thứ hai, về cao huyết áp trong chỉ định của Việt Nam cao huyết áp phải chích trong bệnh viện. Còn nước ngoài không có. Do nước ta cẩn trọng nên có yêu cầu này.
Đối với những người cao huyết áp thì nên điều trị cho ổn. Đối với những người tâm lý, theo Bác Sĩ Khanh đã từng chỉ vài người rằng nên mua máy đo huyết áp. Ngồi lại một chỗ đo huyết áp. Nếu kết quả ổn định thì có thể tìm đến nhân viên y tế đưa kết quả cho họ. Có thể kết quả giữa hai máy có sự chênh lệch nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Thì có thể được chích.
Có một số trường hợp quá căng thẳng có thể mua viên thuốc ngậm. Việc ngậm một viên thuốc giúp hạ huyết áp trong lúc căng thẳng sẽ không bao giờ có hại. Chỉ trừ trường hợp uống các loại thuốc chưa được kiểm định và uống trong thời gian dài sai chỉ định của bác sĩ mới gây hại. Nếu xử lý bằng biện pháp tâm lý ổn rồi thì không cần dùng thuốc.
Virus liên tục biến chủng, mỗi loại vaccine chỉ ngăn ngừa được 1-2 biến chủng. Vậy đạt được miễn dịch cộng đồng có khả thi không?
Khuynh hướng của virus là xuất hiện của nhiều biến chủng, vì bản chất của các virus corona trong lịch sử là như vậy. Tuy nhiên cấu trúc chính của virus lại không thay đổi, và khi điều chế vaccine, chúng ta đều dựa trên cấu trúc chính đó. Đa số vaccine vẫn bảo vệ được người đã chích vaccine dù có nhiễm chủng mới, tuy rằng bệnh nhân vẫn có thể nhiễm bệnh lại thì tỉ lệ tử vong sẽ thấp hơn. Từ đó, nếu đa số người dân được tiêm thì sẽ đạt miễn dịch cộng đồng, virus sẽ triệt tiêu đi hoặc trở thành 1 căn bệnh thông thường.
Xin bác sĩ chia sẻ thêm về quan điểm “Chúng ta cùng làm để vượt qua đại dịch” ở khía cạnh tổng quan?
Đầu tiên là hiện nay sự đồng lòng của chúng ta không còn như ở những đợt dịch trước, đặc biệt là trong khối dân lao động, không phải bởi vì thói quen mà là do bất chấp, đầu hẻm cứ phong tỏa còn ở trong nhà mình vẫn tụ tập và không tuân thủ 5K.
Cái thứ hai là ở khía cạnh nhà quản lý, đôi khi chúng ta phản ứng không kịp, chiến lược đưa ra không hiệu quả như mình mong muốn. Sau đợt dịch này chúng ta nên ngồi lại tìm ra giải pháp tối ưu nhất, mạnh mẽ nhưng chi phí thấp và không tốn sức nhân viên y tế nhất. Điều lo lắng nhất là các tỉnh giáp ranh TPHCM cũng có cách chống dịch như TPHCM.
Trò chuyện với Bác sĩ trong chương trình, Bác luôn nhấn mạnh rằng tất cả chúng ta phải đồng lòng và nâng cao ý thức hơn nữa để Việt Nam sớm kiểm soát được đại dịch. Ngoài ra với độ bao phủ thông tin thật giả như hiện nay chúng ta cần bình tĩnh và tìm đọc các thông tin y tế chính thống có chứng nhận của các tổ chức uy tín và được biên soạn bởi đội ngũ chuyên môn như trang tin y tế YouMed để cập nhật chính xác về sức khỏe và vaccine. Tin Y Tế YouMed đã đang và sẽ chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong mùa dịch.