YouMed hợp tác báo Thanh Niên “Giải đáp thắc mắc tiêm Vaccine COVID-19 và Giải pháp khám bệnh mùa dịch”
Nội dung bài viết
Trong bối cảnh Việt Nam đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 tấn công trực tiếp vào những nơi trọng yếu, đặc biệt là TP.HCM, Bộ y tế đã triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine “thần tốc” để nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng và chiến thắng đại dịch covid 19. Điều này kéo theo không ít những lo lắng, băn khoăn của người dân xung quanh vấn đề tiêm chủng như tác dụng phụ, độ an toàn hay nên tiêm loại vaccine nào thì hiệu quả,…
Thấu hiểu những lo lắng, băn khoăn đó cùng với mục tiêu đem đến cho người dân những thông tin y tế chính thống và hữu ích, YouMed hợp tác với báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến “Giải đáp thắc mắc tiêm Vaccine COVID-19 & Giải pháp khám bệnh mùa dịch”. Chương trình có sự góp mặt của chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y tế dự phòng hiện nay. Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM).
Các bạn có thể xem video Tư vấn trực tuyến “GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ TIÊM VACCINE COVID-19 VÀ GIẢI PHÁP KHÁM BỆNH MÙA DỊCH”
Thông qua bài viết này, YouMed tổng hợp một số câu hỏi về thông tin vaccine Covid – 19 được bác sĩ Trương Hữu Khanh giải đáp và chia sẻ trong chương trình. Bạn có thể xem thêm các câu trả lời của Bác sĩ Khanh trong bài viết YouMed hợp tác báo Thanh Niên “Giải đáp thắc mắc tiêm Vaccine COVID-19 và Giải pháp khám bệnh mùa dịch” phần 2.
Tổng quan tình hình dịch COVID trên cả nước cũng như tại TPHCM?
Covid quay lại với 1 tâm thế khác. Lúc trước chúng ta cứ nghĩ nó đánh vào những xứ sở lạnh lẽo nhưng khi virus đã biến chủng đặc biệt là biến chủng Delta này thì nó đã giống như con Corona ở người có tình trạng lây lan rất dữ. Chính điều này làm cho các nước Châu Á không trở tay kịp. Tưởng virus cũng lây chậm như lúc trước, tưởng virus sẽ dễ chết bên ngoài môi trường, tưởng rằng đôi bàn tay của mình khó dẫn đi, tưởng nếu có sơ sẩy khẩu trang đi nữa cũng chưa sao. Tất cả những yếu tố đó đều sai lầm hết. Tưởng là từ từ hãy chích vaccine, chúng ta thấy là chỉ cần chậm chạp một chút sẽ dẫn đến hậu quả và rõ ràng các nước Châu Á đều đã bị hết, đặc biệt những nước Châu Âu chưa phủ được hết vaccine cũng bị luôn.
Tình hình ở Việt Nam mình chúng ta cũng biết rồi, con số tăng lên rất nhanh, đặc biệt ở miền Nam, và đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh. Con số tăng như vậy chứng tỏ công việc cần làm sẽ rất nhiều, đòi hỏi mỗi người cùng làm, chứ nếu chúng ta nghĩ công việc này là của cá nhân ai đó ở đâu hay của ban lãnh đạo hay ngành y tế thì hoàn toàn thất bại. Cho nên mỗi người chúng ta phải nghĩ là công việc chống dịch hiện nay mỗi người đều có vai trò, nếu như chúng ta chần chừ sẽ không thể nào thắng được đại dịch. Chúng ta biết dịch Covid-19 này không phải đơn giản là sống chết không phải đơn giản là bệnh ít bệnh nhiều mà ghê gớm nhất của đại dịch này có thể đánh sập luôn cả nền kinh tế, chúng ta sẽ nghèo đi, người nghèo càng nghèo thêm cho nên phải hiểu rằng cá nhân góp tay vào sẽ xử lý được rất nhiều việc, thành ra hi vọng tất cả chúng ta đều chung tay để chống lại đại dịch Covid này.
Các giải pháp then chốt giúp đẩy lùi dịch COVID-19 và vai trò của Vaccine trong cuộc chiến này?
Hiện nay chúng ta có 3-4 công việc mà chúng ta phải làm:
Thứ nhất là làm sao tách được F0 ra một chỗ khác, hay F0 phải đứng yên tại chỗ để đừng lây ra cộng đồng, còn tốt hơn nữa để đừng lây trong gia đình và tốt hơn nữa là đừng lây cho những người có yếu tố nguy cơ. Cái đó là cái trọng điểm nhất trong cách ly mình mong muốn và khi mình tách ra như vậy thì đa số những người đó họ sẽ tự hết và khi họ tự hết thì sẽ không lây thêm, thì khi đó cộng đồng của mình mới sạch con virus được. Cho nên chiến lược đầu tiên là mình cần hợp tác với nhau để tách cái đó ra và tùy theo cái tách đó đông hay ít mà chúng ta gom họ lại ở những khu vực nào hay là giữ họ chặt ở trong nhà tùy theo điều kiện chúng ta có.
Nhóm công việc thứ 2 là chúng ta phải tìm cho ra người nào sắp chuyển thành F0 và canh họ như thế nào khi họ vừa mới chuyển thành F0 thì họ cũng không lây được cho ai hết, cùng lắm là lây trong gia đình, nhất quyết không lây trong cộng đồng và rồi như vậy người F1 trở thành F0 và người F0 đó tự hết và F0 đó không lây cho ai nữa thì chắc chắn là sẽ hết virus.
Ngoài ra, chúng ta phải biết được rằng trong những người F0 đó chắc chắn sẽ có người trở nặng và cái này chúng ta có thể biết người đó là ai, vì đã có tính khoa học để chúng ta hình dung được rồi, và chúng ta sẽ tách những người đó ra để theo dõi thật là sát điều trị cho đúng, cái đó là cái bắt buộc phải làm. Trong thời gian chúng ta tách như vậy, nếu chúng ta có làm tốt thật là tốt đi nữa, 2 tuần chúng ta làm tốt, 2 tuần chúng ta yên lòng nhưng chắc chắn tới tuần thứ 5 nó sẽ quay lại, bởi vì con virus này nó hiện hữu rất nhiều nơi, âm thầm dữ lắm mà sức lây của nó rất là nhanh, có thể một tuần nó đã phá nát cái vùng đó rồi, cho nên trong thời gian 2 tuần, 2 tuần chúng ta phải đưa được vaccine xuống. Chúng ta phải làm sao huy động được rất nhiều nguồn vaccine, bởi vì nguyên tắc của một bệnh dịch mới nó chỉ dừng lại khi con virus này trở nên rất hiền không làm ai chết hết thì nó sẽ trở nên rất bình thường. Hoặc tất cả chúng ta đều bị bệnh hết, ai nặng thì nặng, ai nhẹ thì hết thì nó mới bình thường trở lại được, bởi vì lúc đó mình có miễn dịch.
2 yếu tố đầu này thì gần như chúng ta không bao giờ làm được, dù tỉ lệ tử vong rất là thấp. Có người hay nói là “tỉ lệ tử vong chỉ có 1-3% thôi lo gì mà lo dữ vậy” điều đó là hoàn toàn sai, tỉ lệ 1% nếu nó xảy ra trong một năm nó khác với 1% đó trong 1 cụm dân cư mà nó xảy ra trong vòng 1 tuần hoặc 1 tháng. Ví dụ dân cư của mình 10 triệu người mà 1% tổng số đó 1 năm sau mới mắc bệnh, nó lây lan rất chậm thì lúc đó mình tốn sức để chữa cho 1% đó, nhưng nếu trong vòng 1 tháng hoặc 1 tuần mà nó lây lan cho cả dân thành phố HCM này thì mình cứ nhân % lên thì mình hình dung xem bao nhiêu bệnh nhân sẽ có khả năng tử vong, bao nhiêu bệnh nhân sẽ nặng. vậy nên chúng ta không làm điều đó được.
Vậy thì 2 yếu tố này chúng ta không làm được thì mức độ ngừng cuộc chiến này chỉ có vaccine. Bởi vì vaccine nó là miễn dịch tầm chủ động tất cả các nước đã chứng minh điều này. Cho nên vai trò của vaccine hiện nay gần là quyết định trong thời gian chúng ta giãn cách và quyết định đưa chúng ta trở về cuộc sống bình thường. Không có cách nào khác.
Bác sĩ cho lời khuyên về việc sử dụng các biện pháp y tế thông minh để thăm khám trong mùa dịch
Cái mà người dân đi khám bệnh, đa số rất là bế tắc bởi vì khi họ khai ở khu phong tỏa, tất cả mọi người đều sợ lắm. Nếu đúng, theo tôi, họ cần điều trị thì chúng ta phải điều trị cho dân. Bởi vì lây covid, nếu mà mình làm tốt, nó không có lây. Mình đi ra đường, mình mang khẩu trang, mình mang tấm che, đừng gặp ai hết, đi khám bệnh thì khám cho đúng, khám xong rồi về, hợp tác, rất khó bị lây. Thứ 2 là nhân viên y tế, nếu mình cũng tuân thủ cái việc hỏi cho kỹ, cần xét nghiệm trước khi thăm khám thì định thần lại nguy cơ lây như thế nào, đeo khẩu trang ra làm sao, họ khai báo như thế nào, tình trạng dịch tễ của họ. Bởi có khi người ta khai theo hộ khẩu chứ không biết mà khai theo nơi ở, mình không hỏi thì mình sẽ sót mà sót thì mới có nguy cơ lây. Còn nếu mình làm đúng thì gần như rất khó lây. Cái làm đúng là phải luôn luôn chứ không thể nghĩ chỉ có một chút xíu không sao. Cho nên người dân là phải được khám bệnh đúng.
Thứ hai là những công nghệ mà chúng ta hiện có hiện nay thì có rất là nhiều, trước khi mình quyết định đi khám bệnh thì mình nên tìm những công nghệ đó, tìm một bác sĩ nào đó để hỏi và người ta trả lời rất nhiều: khi nào cần đi khám bệnh, với cái tình huống như vậy thì chúng ta nên làm gì, có cần uống thuốc thêm 1 tháng nữa hay không, có cần tự mua hay không, có cần nào là cấp cứu cái nào là từ từ khám thì chúng ta cần tìm hiểu cái đó trước khi chúng ta đến bệnh viện. Nhưng nếu cần là phải bởi vì nếu mình chậm có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Trong bối cảnh hiện nay, Bác sĩ khuyên rằng chúng ta nên sử dụng các nền tảng y tế thông minh để giúp duy trì liên lạc với y bác sĩ. Trong đó có giải pháp sử dụng ứng dụng đặt khám như YouMed giúp xác định phòng khám còn hoạt động, lựa chọn thời gian tới khám cụ thể. Việc này rất hữu ích trong việc duy trì lịch khám của người bệnh đồng thời đảm bảo tuân thủ giãn cách theo quy định. Các ứng dụng đặt khám như YouMed cũng làm giảm khối lượng công việc của bác sĩ và bệnh nhân, giúp hai bên sắp xếp thời gian khám bệnh khoa học, tiện lợi. Đây là một xu hướng trong tương lai mà người dân và bác sĩ nên thay đổi để cuộc sống tiện lợi hơn.
Bao nhiêu % dân số được tiêm vaccine thì đạt miễn dịch cộng đồng? Chiến dịch tiêm phòng như thế nào thì đạt hiệu quả cao nhất?
Ở mức 70% dân số được tiêm 2 mũi là có thể đạt miễn dịch cộng đồng, khi đó có thể đỡ giãn cách, chỉ cần khẩu trang hoặc có thể không. Ở mức 50% thì tùy vùng, tùy đối tượng. Về lâu về dài có thể chuyển thành loại vaccine chích mỗi năm 1 lần. Cách mà để đạt miễn dịch cộng đồng mà mọi người cùng được tiêm thì chỉ có thể là khuyên nhau tiêm vaccine là bảo vệ người trong nhà và cả cộng đồng. Ở mặt quản lý cũng không quá khó khi có dánh sách dân số trên 18 tuổi.
Nói thêm về vấn đề người dân thường có quan điểm chờ vaccine Mỹ, Bác sĩ Trương Hữu Khanh có trả lời “Người Việt Nam thói quen chuộng ngoại là quen rồi. Tiếp theo là theo nghiên cứu thì hiệu quả của vaccine Mỹ hiệu lực cao hơn. Cuối cùng là chưa có báo cáo về tác dụng phụ gây đông máu. Điều quan trọng là phải tiêm càng sớm càng tốt, càng nhiều người dân được tiêm càng tốt, càng nhiều người được tiêm 2 mũi càng tốt, cho nên nếu có vaccin thì cứ tiêm đừng chờ, sẽ mất cơ hội được tiêm mũi đầu trong khi hiệu quả khi tiêm 2 mũi khác nhau vẫn tốt”
Ngoài các đối tượng đang được ưu tiên, các đối tượng sắp được tiêm gồm những ai?
Thật ra vaccine này, theo tôi biết, lần này người ta sẽ mở rộng đối tượng ra. Trong đó cái đối tượng nguy cơ có khả năng tử vong mà được các nhà khoa học và những nhà lâm sàng nói rất nhiều trong vòng 1 tháng nay, thì tôi biết được là cái thay đổi ở nhà quản lý và đặc biệt là ở TPHCM đã bắt đầu cái chuyện đó. Vì khi chúng ta nhìn thấy số bệnh nhân này, nhìn thấy số người tử vong thì chúng ta phải thay đổi quan điểm của mình thôi.
Còn cái nguồn vaccine tôi chỉ hy vọng là nhà quản lý cho tất cả mọi người cùng làm. Ai kiếm được vaccine, trong tủ người ta có vaccine thì cho người ta làm. Mình đừng ôm tồm làm gì. Bởi vì chúng ta biết là người có nhiều phân tầng khác nhau: họ thích chích ở chỗ nào mát thì họ chích, rồi trả tiền thôi. Hoặc muốn chích gần nhà mà không muốn người ta đến nhà mình thì người ta đi ra dịch vụ người ta chích, vậy thôi. Mình mở nhiều kênh như vậy thì mới đúng là mình quan tâm thật đến dân.
Nên nghĩ là tại sao không lo miễn phí trước đi. Mình lo miễn phí trước đi thì những người có khả năng người ta chờ đến chừng nào. Trong khi người ta có điều kiện người ta tự làm, Và đặc biệt là những công ty lớn họ dư sức để bỏ tiền ra kiếm nguồn vaccine thì hơi đâu mà mình mệt. Tôi biết là nó có thể khó tìm nhưng không phải là rất khó, cho nên là mình nên tạo điều kiện cho mọi người có thể tiếp cận được. Và tôi cũng hy vọng là vào cuối tháng 7 hoặc sau tháng 7 chúng ta có rất là nhiều cái nguồn để cho người dân tiếp cận và người dân chọn sự chích ngừa rất là thoải mái chứ không phải là xếp hàng thì lúc đó chúng ta mới có được cái độ phủ nhanh và rộng. Tại vì cái chữ nhanh và rộng đó nó rất là quan trọng trong cái đợt chiến dịch mà chúng ta muốn hồi phục kinh tế.
Bác sĩ chia sẻ về giấy phép, mức độ an toàn và hiệu quả của các loại vaccine đang có tại Việt Nam?
Trong cuộc chiến đối với bệnh mới này, khi bàn đến vaccine phải bàn đến:
Thứ nhất: Vaccine sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh. Thứ hai: Sẽ giảm nồng độ virus trong họng của những người đã chích ngừa rồi thì người đó có khả năng lây cho người khác thấp hơn nhiều so với không chích vaccine. Đặc biệt sẽ giảm bệnh nặng kéo theo đó là giảm tử vong là đương nhiên.
Dựa vào những yếu tố này, người ta mới quyết định làm vaccine. Hiện nay vaccine giải quyết được những vấn đề trên. Đương nhiên có cái giảm mắc bệnh cao, có cái giảm mắc bệnh thấp. Và tất cả loại vaccine đều bằng nhau trong việc giảm mắc bệnh nặng và giảm tử vong. Vì thế vaccine nào cũng được miễn sao được Việt Nam cấp phép chích. Và được các nhà khoa học tìm tòi trên những y văn chứng minh có thể sử dụng.
Vaccine hiện nay đạt hiệu quả khoảng 70% là đủ để ngăn chặn thật sự.
Hiện nay có rất nhiều nguồn vaccine. Đang xài nhiều nhất là Astra của Anh. Có thể là phải chích mũi 3 nhưng phải chờ. Bên cạnh đó còn có vaccine của Mỹ. Đều sử dụng công nghệ mới và đã được chích ở Mỹ. Sắp tới chúng ta sẽ có những nguồn vaccine mới và ngay cả Việt Nam cũng đã hứa hiện vaccine Nanocovax rất là tốt. Tuy nhiên chọn lựa vaccine nào đối với người Việt Nam cũng không đơn giản. Do người Việt Nam cần thương hiệu, uy tín từ đó tới giờ. Chứ không đơn giản nghe các nhà khoa học nói và nghe thông tin từ báo chí.
Người Việt Nam có tính chắt chiu chọn vaccine rất là khó. Bởi vì đối với người Việt Nam khi nhắc đến vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng là một dấu ấn rất lớn. Vì thế họ chọn lựa rất kỹ. Quyền chọn lựa này hoàn toàn đúng. Nên chúng ta không thể bàn cải và nói họ nên chích loại này, loại này tốt, không sao đâu.
Tuy nhiên người Việt Nam thường nghe những người làm khoa học hơn là những người làm chính sách đặc biệt và vaccine.
Chúng ta hình dung được chích vaccine vào gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Điều này là tất yếu xảy ra. Ở trẻ em điều này là bình thường, bác sĩ chia sẻ đã thấy hiện tượng này 20 năm nay rồi.
Tuy nhiên, người lớn có cảm thụ thể chất khá là rõ. Người lớn đọc rất nhiều sách báo. Thích thu thập thông tin và quan tâm đến một số thông tin có chiều hướng tiêu cực. Vì thế có nhiều tác dụng phụ không mong muốn mà nhiều người chia sẻ với nhau nghe. Tuy nhiên những tác dụng phụ đó gần như 98% sẽ hết trong 24 – 48 tiếng. Vì thế, theo lời bác sĩ Khanh cảm nhận về tác dụng phụ cũng là một điều thú vị chứ không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng khiến chúng ta quá lo lắng. Hãy suy nghĩ theo hướng tích cực rằng đây là một cảm nhận “lý thú” khi chích vaccine.
Liệu “chích vaccine ngừa COVID-19 có phải là mang virus COVID-19 vào người?”
Trên thế giới hiện nay có nhiều loại vaccine nhưng rất ít vaccine chích con virus còn sống vô cơ thể. Vaccine đó gọi là vaccine sống giảm động lực: vaccine thủy đậu,sởi- quai bị-rubella, viêm não Nhật Bản mới. Còn tất cả các vaccine khác, không có chuyện chích con virus vô người. Tương tự như vậy, vaccine covid này cũng không chích con virus vô người.
Vaccine virus có 2,3 loại thôi:
Thứ nhất là người ta cấy lên xong người ta giết chết đi, bất hoạt, nó không còn tác dụng chỉ còn cái xác xong người ta chích vô vai của mình, chứ không phải phun vô họng. Chích vô vai mà nó chết rồi thì làm sao lên họng mình mà nó sống được.Con đó đi vô máu của mình rồi mình mới tạo ra kháng thể,mình gặp nó mình bắt nó, sản xuất kháng thể để lần sau con virus vô họng mình,cái kháng thể trong máu chạy lên họng chặn lại. Thành ra cái đó không bao giờ có virus.
Thứ hai người ta chích một phần của con virus và tái cấu hợp lại, gọi là tiểu đơn tử.thì không có con virus vô người.
Thứ ba người ta đưa vào 2 loại mà mới nhất á, đó là vec tơ virus. Vec tơ này không phải virus corona mà là 1 con virus đơn thuần là Adeno, con này chế rất đặc biệt, chích vô 100 con thì là 100 con, không phát triên thêm, hết chu kỳ sống sẽ chết, nhưng trong quá trình sống sẽ phân ra 1 loại ADN, ADN này sản xuất ra 1 đoạn protein của con virus.
Đó là 1 đoạn protein thôi chứ không có con virus.Sau đó người ta biết được cấu trúc protein đó tạo ra được miễn dịch nên người ta chích người ta tạo ra cái đó và cuối cùng cơ thể mình tạo ra kháng thể.
Thứ nhất, Virus xuất hiện khi mình bệnh là xuất hiện trong họng, mình chích vô vai, không phải chích con virus sống thì làm sao lấy ở đâu ra trong họng mà có virus. Nhiều người hỏi, mình chích vô lỡ mình đi xét nghiệm, lỡ trong họng có virus có phải do vắc xin không? Thì hoàn toàn không phải, đó là do mình bị lây từ đâu đó.
Thứ hai, mình chích vô mình đi về nhà có lây cho người khác không? Có cần ở cách ly riêng với người khác trong nhà không? Hoàn toàn sai, nếu mình có lây cho người khác là do mình mang cái thân của mình đi ra ngoài rồi mình bị người khác lây mới về nhà lây, chích người không tạo ra việc đó.
Nhớ là sau khi chúng ta chích ngừa chúng ta là 1 người rất bình thường, nếu chúng ta bị người khác lây thì chúng ta sẽ bị bệnh và lây lại cho người khác chứ hoàn toàn không liên quan gì con virus hết. Nếu trong người có virus sẵn thì mình đi ra làm xét nghiệm nó dương tính chứ không liên quan vaccine.
Hi vọng thông qua buổi tư vấn trực tuyến khán giả đã có được cho mình những thông tin hữu ích và chính xác về việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 cũng như giải pháp khám bệnh thông minh trong mùa dịch của YouMed. Mỗi chúng ta hãy luôn nhớ thực hiện nghiêm túc những quy định phòng chống dịch, giãn cách xã hội. Chúng tôi tin rằng bằng nhiều biện pháp khác nhau cùng sự góp sức của toàn dân, Việt Nam sẽ nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh và quay lại những bình yên thường ngày vốn có.