YouMed

Hội chứng Cushing do thuốc có nguy hiểm không?

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Hội chứng Cushing có tỷ lệ xảy ra rất thấp tuy nhiên đa phần nguyên nhân gây ra thường là do lạm dụng nhóm thuốc glucocorticoid trong điều trị. Ở trường hợp này được xác định là hội chứng Cushing do thuốc. Vậy hội chứng Cushing do thuốc có nguy hiểm không? Điều trị bệnh này như thế nào? Hãy cùng ThS.BS Vũ Thành Đô tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thông tin về Cortisol và nhóm thuốc Corticoid

Cortisol là một loại hormone của lớp giữa tuyến vỏ thượng thận. Nồng độ cortisol trong máu thay đổi tùy thời điểm trong ngày. Thông thường nồng độ cortisol cao hơn vào buổi sáng và thấp nhất vào ban đêm. Ở những người làm việc ban đêm thì nhịp sinh học này sẽ đảo ngược lại.

Chức năng chính của cortisol là kích thích tế bào sản xuất glucose từ protein và acid béo. Ngoài ra nó còn giúp kiểm soát huyết áp. Cortisol chống lại căng thẳng và giảm phản ứng viêm cũng như phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Corticoid là một loại thuốc kháng viêm được chỉ định cho nhiều bệnh lý khác nhau. Một số loại bệnh lý điển hình cần sử dụng như: Viêm khớp dạng thấp, thấp khớp, lupus, hen phế quản, phế quản mãn tính tắc nghẽn, dị ứng,…

Tác dụng phụ nặng nề nhất của Corticoid là hội chứng Cushing. Ngoài ra nhóm thuốc này cũng làm tăng đường huyết, huyết áp và ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương của người bệnh. Trên thị trường Corticoid được sản xuất ở nhiều dạng dùng khác nhau như dạng viên, dạng hít, dạng tiêm truyền, dạng bôi ngoài da,…

Corticoid dạng bôi ngoài da vẫn có thể ảnh hưởng đến cơ thể tương tự như dạng toàn thân
Corticoid dạng bôi ngoài da vẫn có thể ảnh hưởng đến cơ thể tương tự như dạng toàn thân

Hội chứng Cushing do thuốc

Hội chứng Cushing do thuốc hay hội chứng Cushing ngoại sinh là trường hợp lạm dụng Corticoid liều lượng cao trong thời gian dài dẫn đến dư thừa lượng cortisol trong cơ thể. Theo số liệu y khoa hàng năm hội chứng Cushing ngoại sinh là trường hợp thường gặp trên lâm sàng hơn. Lý do vì đặc tính kháng viêm của Corticoid quá tốt nên thường bị lạm dụng trong việc sản xuất thuốc tân dược, dược liệu hay dạng bôi ngoài da không rõ nguồn gốc.

Các dấu hiệu của hội chứng Cushing do thuốc có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ dư thừa cortisol. Đa phần các dấu hiệu này tương tự như hội chứng Cushing nội sinh.

  • Tăng cân.
  • Mặt tròn bất thường.
  • Xuất hiện bướu trâu.
  • Vết rạn da màu hồng và tím trên da bụng, đùi, vú và chân tay.
  • Da mỏng, dễ bị bầm tím
  • Mụn.

Dấu hiệu mà phụ nữ mắc hội chứng Cushing do thuốc có thể gặp phải

  • Chứng rậm lông.
  • Kinh nguyệt không đều hoặc không có.

Dấu hiệu ở nam giới mắc hội chứng Cushing do thuốc có thể gặp phải

  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Giảm khả năng sinh sản.
  • Rối loạn cương dương.

Một vài dấu hiệu khác

  • Mệt mỏi nghiêm trọng.
  • Yếu cơ.
  • Trầm cảm, lo lắng, cáu kỉnh.
  • Mất kiểm soát cảm xúc.
  • Khó khăn về nhận thức.
  • Tăng huyết áp..
  • Đau đầu, nhiễm trùng, sạm da.
  • Xương dễ gãy.
  • Trẻ em tăng trưởng kém.
Hình ảnh bệnh nhân hội chứng Cushing
Hình ảnh bệnh nhân hội chứng Cushing

Điểm khác nhau giữa hội chứng Cushing do thuốc và tự phát

Điểm giống nhau: Đều có nguyên nhân là do dư thừa cortisol trong cơ thể

Điểm khác nhau: Hội chứng Cushing do thuốc gây ra một số triệu chứng nặng nề hơn hẳn là đục thủy tinh thể dưới bao sau, hoại tử vô mạch, tăng áp lực nội sọ,…

Các phương pháp chẩn đoán hội chứng Cushing do thuốc

Ban đầu bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh cũng như các loại thuốc bệnh nhân đang và đã dùng. Từ đó các loại thuốc này sẽ được phân loại và tư vấn sử dụng hợp lý, đặc biệt là nhóm thuốc Corticoid.

Xét nghiệm nước tiểu

Mẫu nước tiểu của người bệnh sẽ được nhân viên y tế thu thập trong 24 giờ. Sau đó mẫu phẩm này sẽ được kiểm tra để xác định nồng độ cortisol của cơ thể trong một ngày.

Kiểm tra nước bọt

Theo nhịp sinh học bình thường, ban đêm lượng cortisol của cơ thể sẽ có nồng độ thấp nhất. Vì vậy tại thời điểm này mẫu nước bọt của bệnh nhân sẽ được thu thập và kiểm tra. Nồng độ cortisol cao bất thường nghĩa là bệnh nhân đang mắc phải hội chứng Cushing

Test DST qua đêm

Bệnh nhân được uống 1 mg dexamethasone lúc 23 giờ đêm. 8 giờ – 9 giờ sáng hôm sau bác sĩ sẽ đo nồng độ Cortisol trong máu. Đây là phương pháp thường dùng nhất hiện nay.

Tư vấn và cách điều trị hội chứng này

Điều trị hội chứng Cushing do thuốc được thực hiện bằng cách giảm nồng độ cortisol trong cơ thể. Liều lượng Corticoid có thể giảm dần trong thời gian vài tuần hoặc vài tháng và có thể ngưng sử dụng. Một số bệnh nhân không thể ngưng sử dụng thuốc này thì có thể cân nhắc giảm liều hoặc lựa chọn phương pháp điều trị thay thế.

Tuy nhiên bất kỳ sự thay đổi nào đối với việc sử dụng corticoid bệnh nhân cần phải được tư vấn và giám sát thực hiện của bác sĩ. Việc ngừng thuốc đột ngột có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cơ thể.

Một số khía cạnh khác của hội chứng này cần được điều trị bằng các loại thuốc bổ sung, Những người mắc phải hội chứng Cushing ngoại sinh có nguy cơ loãng xương, gãy xương nên cần được bổ sung các nhóm thuốc điều trị xương khớp là cần thiết. Đối với bệnh nhân trầm cảm cần được giới thiệu đến bác sĩ tâm lý để điều trị song song.

Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống để tránh tăng cân và lượng đường trong máu cao. Tập thể dục thường xuyên và tự thực hiện các biện pháp chăm sóc để tránh căng thẳng cho cơ thể cũng được bác sĩ khuyến khích.

Trên đây là những thông tin quan trọng về hội chứng Cushing do thuốc. Hội chứng Cushing do thuốc không hề nguy hiểm nếu người bệnh giảm liều lượng hoặc ngưng sử dụng nhóm thuốc Corticoid. Đồng thời tuân thủ điều trị kết hợp với thay đổi lối sống theo khuyến cáo của bác sĩ sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Exogenous Cushing syndromehttps://medlineplus.gov/ency/article/000389.htm

    Ngày tham khảo: 16/06/2021

  2. Cushing syndromehttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cushing-syndrome/diagnosis-treatment/drc-20351314

    Ngày tham khảo: 16/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người