YouMed

Hội chứng đau cẳng chân: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Hội chứng đau cẳng chân là một bệnh thường gặp ở những người tập luyện cường độ cao. Người mắc thường thấy đau ở vùng xương chày – một xương lớn ở chân. Vậy hội chứng đau cẳng chân có nguy hiểm không? Bạn hãy cùng YouMed tìm hiểu nhé.

1. Tổng quan về hội chứng đau cẳng chân

Đau xương cẳng chân là một tình trạng hay đau ở vùng xương chày, một xương lớn ở vùng cẳng chân. Bệnh thường gặp ở vận động viên chạy bộ, vũ công hay quân nhân.

Tình trạng này còn được biết đến với tên hội chứng căng xương chày, thường gặp ở vận động viên tập luyện cường độ cao hay mới thay đổi bài tập. Tập luyện quá nặng có thể làm căng cơ, dây chằng và xương. Một số trường hợp mắc hội chứng đau cẳng chân có thể giảm sau khi nghỉ ngơi, chườm mát và một số biện pháp tự chăm sóc tại nhà khác. Ngoài ra, việc mang một đôi giày vừa chân và phù hợp với bài tập có thể giúp ngăn chặn cơn đau quay trở lại.

2. Những dấu hiệu và triệu chứng của đau cẳng chân là gì?

Các triệu chứng của đau cẳng chân là đau âm ỉ, đau do căng cơ dọc theo xương chày hoặc ở các cơ cẳng chân. Ban đầu, cơn đau sẽ ngừng khi bạn ngừng chạy bộ hoặc luyện tập. Tuy nhiên về sau, cơn đau vẫn có thể kéo dài dai dẳng dù bạn đã ngừng những hoạt động trên.

>> Xem thêm: Đau gót chân: Những nguyên nhân thường gặp

Người mắc Hội chứng đau cẳng chân thường đau dọc theo xương chày.

3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, và điều trị bằng cách nghỉ ngơi, chườm đá và thuốc giảm đơn không kê đơn không giúp làm giảm triệu chứng.

4. Nguyên nhân nào gây ra đau cẳng chân?

Đau cẳng chân xảy ra do viêm (sự kích thích mô) bởi chấn thương cơ, dây chằng và mô bám vào xương chày.

5. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ đau cẳng chân?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau cẳng chân, bao gồm:

  • Nghề nghiệp: Bạn là vận động viên điền kinh, đặc biệt nếu mới bắt đầu chương trình luyện tập.
  • Đột ngột thay đổi cường độ và thời gian tập luyện có thể làm xuất hiện cơn đau cẳng chân.
  • Địa hình hay môi trường hoạt động: chơi thể thao trên nền cứng với các động tác bắt đầu và dừng đột ngột, hoặc chạy trên đường không bằng phẳng, ví dụ như đồi núi.
  • Chương trình huấn luyện: bạn đang được huấn luyện quân sự.
  • Dị tật chân: Bạn có bàn chân bẹt hay vòm cao.

Tập luyện cường độ cao hoặc chạy trên các địa hình dốc có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng đau cẳng chân.

6. Làm sao để ngăn chặn cơn đau xuất hiện hoặc tái phát?

  • Phân tích lại các động tác tập luyện. Bạn có thể quay lại quá trình bản thân tập luyện hay chạy, từ đó bạn sẽ nhận ra lỗi kĩ thuật trong quá trình chạy. Thay đổi những vấn đề này có thể giúp giảm cơn đau.
  • Tránh tập luyện quá mức: Chạy quá nhiều hay quá nhiều bài tập cường độ cao có thể là gánh nặng cho chân, nhất là xương chày.
  • Chọn giày phù hợp: Nếu bạn là một vận động viên điền kinh, bạn nên thay giày sau mỗi đợt chạy từ 560 – 800 km.
  • Cân nhắc dùng thêm miếng lót hỗ trợ: Đặc biệt những người bị bàn chân bẹt, việc dùng thêm miếng đệm lót sẽ giúp ích rất nhiều.
  • Tập một số bài tập ít tác động đến vùng cẳng chân: Ví dụ như đi bơi, đi bộ hoặc đạp xe. Và bạn cần tập luyện nhẹ nhàng trước, rồi mới tăng dần mức độ nặng.
  • Tập thêm một số bài tập bổ trợ: Các bài tập tăng sức mạnh bàn chân, cổ chân đùi và dây chằng sẽ giúp chân bạn tập luyện bài cường độ cao tốt hơn.

>> Tham khảo thêm bài viết: Đau đầu vận động: có nên ngừng tập luyện?

7. Làm sao để chẩn đoán bệnh đau cẳng chân?

Bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán dựa vào bệnh sử và khám lâm sàng. Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang có thể giúp tìm ra những nguyên nhân khác gây đau như gãy xương.

8. Các phương pháp điều trị

Nghỉ ngơi. Tránh tập các bài có thể gây đau, sưng hay khó chịu. Tuy vậy, bạn không nên ngưng vận động hoàn toàn. Nếu bạn đang trong quá trình phục hồi, hãy thử những bài tập cường độ thấp, như bơi lội, đạp xe hay chạy bộ trong nước.

  • Chườm đá: mỗi 15 – 20 phút/ lần, 4 – 8 lần ngày trong nhiều ngày liền. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vấn đề bỏng lạnh. Bạn nên lót một tấm khăn dày trước khi chườm đá.
  • Dùng các thuốc giảm đau không cần kê toa: Ví dụ ibuprofen (Advil, Motrin IB,…), naproxen sodium (Aleve) hay acetaminophen (Tylenol, paracetamol…).
  • Bạn có thể vận động trở lại và tăng mức độ tập luyện sau khi đã giảm đau.

Tăng cường nghỉ ngơi giúp cơ thể hồi phục tốt hơn.

Nói tóm lại, hội chứng đau cẳng chân là hội chứng có thể gặp ở những người tập luyện cường độ quá cao. Triệu chứng thường gặp là đau dọc xương chày, do căng cơ và dây chằng. Thường người mắc chỉ cần giảm cường độ tập luyện, nghỉ ngơi kết hợp chườm mát giúp giảm đau. Ngoài ra, để giảm nguy cơ mắc hội chứng đau cẳng chân, bạn nên lựa chọn một đôi giày phù hợp, lên một kế hoạch tập luyện và các bài tập bổ trợ. Nếu bạn thấy bài viết trên hữu ích, bạn hãy chia sẻ với mọi người nhé.

Bác sĩ Vũ Thành Đô

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

https://www.mayoclinic.org/search/search-results?q=Medial%20tibial%20stress%20syndrome%20%28See%3A%20Shin%20splints%29

 

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người