YouMed

Huyết áp tâm trương cao: Lời khuyên từ bác sĩ

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Huyết áp tâm trương cao là một trong những tình trạng tăng huyết áp không hề hiếm gặp. Tương tự như bệnh lý cao huyết áp nói chung, bệnh lý này luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp. Bài viết sau đây sẽ trình bày rõ hơn về tăng huyết áp tâm trương. Cũng như nêu lên những lời khuyên từ Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô về bệnh lý này.

Huyết áp tâm trương cao là gì?

Huyết áp tâm trương cao là bệnh gì?

Theo định nghĩa về huyết áp, huyết áp tâm thu là chỉ số huyết áp tối đa. Trong khi huyết áp tâm trương là trị số huyết áp tối thiểu. Cả hai chỉ số huyết áp này được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (ký hiệu là mmHg).

Tăng huyết áp gồm có 3 loại: tăng huyết áp tâm thu đơn độc, tăng huyết áp tâm trương đơn độc và tăng huyết áp hỗn hợp. Huyết áp tâm trương cao xảy ra khi chỉ số huyết áp tối thiểu tăng cao hơn mức bình thường. Theo đó, tăng huyết áp tâm trương được định nghĩa khi áp suất tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Tình trạng cao huyết áp tâm trương thường xảy ra ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên, khi huyết áp tâm trương của bạn từ 80 – 89 mmHg, bạn nên chú ý nhiều hơn. Vì giai đoạn này được gọi là tiền tăng huyết áp tâm trường. Thế nên bạn có nguy cơ rất cao tiến triển đến bệnh lý tăng huyết áp tâm trương trong tương lai.

Cơ chế tăng huyết áp tâm trương

Huyết áp tâm trương được định nghĩa là lực áp lực của máu tác động lên thành động mạch giữa hai nhịp co bóp của tim. Theo các chuyên gia, huyết áp tâm trương tăng là do sự thu hẹp các động mạch nhỏ trong cơ thể. Tình trạng này khiến máu di chuyển qua các tiểu động mạch bị nén lại. Từ đó, huyết áp tâm trương sẽ tăng cao hơn bình thường.

Hẹp mạch màu làm huyết áp tâm trương cao
Hẹp mạch máu làm huyết áp tâm trương cao

Cho đến thời điểm hiện nay, nguyên nhân cụ thể gây hẹp lòng động mạch vẫn chưa được xác định rõ ràng. Sự tăng cao nồng độ của một số chất gây tăng huyết áp, chẳng hạn như Renin, Angiotensin. Hoặc các cơ của thành động mạch co thắt bất thường là hai giả thiết phù hợp nhất. Yếu tố di truyền cũng giữ vai trò nào đó trong tình trạng tăng huyết áp này.

Nguyên nhân khiến huyết áp tâm trương tăng

Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm là vì sao huyết áp tâm trương lại tăng. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân làm cho huyết áp tâm trương cao vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có những yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng huyết áp tâm trương, bao gồm:

Tuổi và giới tính – yếu tố nguy cơ đầu tiên của tăng huyết áp tâm trương

Yếu tố nguy cơ hàng đầu, ảnh hưởng đến 90% người bị cao huyết áp nói chung chính là độ tuổi. Nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hơn so với độ tuổi trẻ hơn. Tuy nhiên, hiện nay, cao huyết áp ngày càng phổ biến hơn ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Nam giới thường có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn so với phụ nữ.

Chủng tộc – yếu tố nguy cơ huyết áp tâm trương tăng không thể thay đổi

Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn so với người da trắng cũng như các chủng tộc khác. Người Mỹ gốc Phi dễ bị tăng huyết áp khi còn trẻ. Đồng thời nguy cơ tử vong sớm do các biến chứng của bệnh cao huyết áp nói chung cũng tăng theo.

Người Mỹ gốc Phi có nguy cô cao tăng huyết áp
Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao tăng huyết áp

Tiền sử gia đình – yếu tố nguy cơ cao huyết áp tâm trương thể hiện tính di truyền của bệnh lý

Nếu cha và/hoặc mẹ bị tăng huyết áp, người con sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lý này. Theo đó, nếu cha mẹ bị tăng huyết áp tâm trương đơn độc thì người con cũng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp tâm trương.

Các yếu tố liên quan đến lối sống làm tăng nguy cơ cao huyết áp tâm trương

Một số yếu tố liên quan đến lối sống giải thích tại sao huyết áp tâm trương cao bao gồm:

  • Thói quen hút thuốc lá.
  • Lười vận động thể lực.
  • Chế độ ăn mặn, nhiều muối.
  • Ăn nhiều chất béo bão hòa, mỡ động vật.
  • Uống nhiều rượu bia hoặc các thức uống có cồn.
  • Lạm dụng chất kích thích như: Caffein, Cocain, Amphetamin,…

Một số yếu tố nguy cơ khác gián tiếp là nguyên nhân làm cho huyết áp tâm trương cao

Một vài yếu tố nguy cơ khác cũng khá thường gặp bao gồm:

  • Căng thẳng tâm lý thường xuyên.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Việc sử dụng một số loại thuốc. Chẳng hạn như thuốc kháng viêm, kháng sinh, hormon giáp,…

Tăng huyết áp hậu COVID là vấn đề không thể xem nhẹ. Xem thêm: Có nên đi khám hậu COVID không? Gói khám hậu COVID bao gồm những gì?

Dấu hiệu huyết áp tâm trương cao

Nhiều bạn thắc mắc rằng huyết áp tâm trương cao có nguy hiểm không. Câu trả lời là “Có” nhé các bạn. Tăng huyết áp tâm trương tương tự như tăng huyết áp nói chung. Đây là một bệnh lý tim mạch tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp. Chính vì vậy, mỗi người chúng ta nên nhận biết các dấu hiệu cao huyết áp tâm trương, bao gồm:

  • Đau đầu, nặng đầu.
  • Xây xẩm, chóng mặt.
  • Vã mồ hôi.
  • Đỏ bừng mặt.
  • Mờ mắt.
  • Hồi hộp đánh trống ngực.
  • Chảy máu mũi, đi tiểu ra máu,…

Những triệu chứng nói trên tương tự như bệnh lý tăng huyết áp nói chung. Vì vậy, điều trị tăng huyết áp tâm trương đơn độc sẽ tương tự như điều trị tăng huyết áp nói chung.

Ngăn ngừa huyết áp tâm trương tăng cao

Tương tự như việc tìm hiểu về bệnh tăng huyết áp và cách phòng tránh. Mỗi người chúng ta nên biết cách ngăn ngừa huyết áp tâm trương tăng cao. Thông qua một số biện pháp điển hình sau đây:

  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên ở những đối tượng có nguy cơ cao. Việc kiểm tra có thể được thực hiện tại nhà. Hoặc thông qua khám sức khỏe định kỳ.
  • Chế độ ăn hạn chế muối, hạn chế mỡ động vật.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày.
  • Giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì.
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hạn chế lo âu, căng thẳng.
  • Cắt giảm việc uống rượu bia cũng như các thức uống có cồn.
Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày
Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về huyết áp tâm trương cao là như thế nào. Đồng thời, qua bài viết, bạn đọc sẽ biết được những cách phòng ngừa tăng huyết áp tâm trương. Hay phòng ngừa tăng huyết áp nói chung để giữ gìn sức khỏe được tốt nhất.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áphttps://kcb.vn/vanban/huong-dan-chan-doan-va-dieu-tri-tang-huyet-ap

    Ngày tham khảo: 05/08/2021

  2. Nguy cơ khi tăng huyết áp tâm trươnghttps://suckhoedoisong.vn/nguy-co-khi-tang-huyet-ap-tam-truong-169132368.htm

    Ngày tham khảo: 05/08/2021

  3. What causes high diastolic blood pressure?https://www.medicalnewstoday.com/articles/high-diastolic-pressure

    Ngày tham khảo: 05/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người