YouMed

Huyết áp thấp có sinh thường được không? Giải đáp từ bác sĩ

bác sĩ hứa minh luân
Tác giả: Bác sĩ Hứa Minh Luân
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Khi mang thai, một trong các vấn đề mà bác sĩ luôn nhắc các mẹ bầu phải theo dõi là huyết áp. Tụt huyết áp cũng như tăng huyết áp là tình trạng khá phổ biến trong lúc mang thai. Chúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ cũng như em bé. Vậy huyết áp thấp khi mang thai là gì? Huyết áp thấp có sinh thường được không? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Hứa Minh Luân sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho các bạn. Nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

Huyết áp thấp khi mang thai là gì?

Huyết áp là chỉ số phản ánh tình trạng sức khoẻ của mẹ và bé. Khi tụt huyết áp có thể khiến cơ thể của mẹ biểu hiện các triệu chứng khó chịu và có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Tụt huyết áp thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm không kém gì tăng huyết áp thai kỳ. Tụt huyết áp thường xảy ra trong suốt tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Sau đó sẽ tăng trở lại trong tam cá nguyệt thứ ba.

Đối với người bình thường, chỉ số huyết áp sẽ dao động từ 90 đến 120 đối với huyết áp tâm thu và 60 đến 80 đối với huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp thường dao động trong ngày. Vậy tụt huyết áp được xác định khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg. Với huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg.

Ý nghĩa của các chỉ số hiện thị trên máy đo huyết áp điện tử
Ý nghĩa của các chỉ số hiện thị trên máy đo huyết áp điện tử

Tại sao mang thai dễ bị huyết áp thấp?

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều để thích nghi với việc nuôi dưỡng em bé. Chính vì thế các mẹ bầu cần khám thai định kì theo lịch khám của bác sĩ để được theo dõi sức khoẻ của mẹ và em bé.

Trong những tháng đầu các mẹ bầu thường bị huyết áp thấp. Nguyên nhân là do giai đoạn này có sự tăng sinh và giãn nở của các mạch máu tăng cường tuần hoàn đến tử cung và bánh nhau để nuôi dưỡng em bé. Ngoài ra trong những tháng đầu hormone Progesterone được tiết ra nhiều hơn góp phần gây nên tình trạng tụt huyết áp.

Trong những tháng cuối khi thai to ra, Tử cung có thể gây chén ép lên tĩnh mạch chủ dưới dẫn đến lượng máu về tim giảm sẽ gây ra tụt huyết áp. Ngoài ra còn có một số lý do khiến huyết áp thấp khi mang thai như:

  • Thiếu các chất dinh dưỡng, vitamin.
  • Uống nước ít.
  • Thiếu máu.
  • Tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài.
  • Có bệnh lý nền sẵn trước đó như: đái tháo đường, tụt huyết áp, suy tuyến giáp…

Mức độ nguy hiểm của huyết áp thấp khi mang thai

Trước khi tìm hiểu việc huyết áp thấp có sinh thường được không, bạn nên biết mức độ nguy hiểm của tình trạng huyết áp thấp trong thai kỳ là như thế nào. Việc bà bầu bị huyết áp thấp cứ kéo dài thường xuyên sẽ rất nguy hiểm. Vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn ảnh hưởng đến đứa bé trong bụng.

Ảnh hưởng đến thai phụ

Khi bị hạ huyết áp khi mang thai, thai phụ sẽ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn… Thậm chí nếu nặng hơn có thể gây ngất xỉu, truỵ mạch do thiếu lượng oxy đến não và các bộ phận khác của cơ thể.

Ngoài ra, nếu tình trạng tụt huyết áp xảy ra đột ngột khi mẹ bầu đang đi xe máy trên đường, đang đi bộ hay đi thang máy một mình sẽ khiến cho mẹ bầu có thể bị ngã, chấn thương và có nguy cơ sảy thai.

Hạ huyết áp đột ngột có thể khiến bà bầu choáng váng và chóng mặt
Hạ huyết áp đột ngột có thể khiến bà bầu choáng váng và chóng mặt

Ảnh hưởng đến thai nhi

Khi mẹ bầu bị tụt huyết áp sẽ dẫn đến tình trạng tim không đủ máu để bơm ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến thai nhi không được cung cấp đủ lượng máu và oxy. Gây nguy hiểm cho thai nhi như thai sẽ chậm phát triển, thai nhẹ cân, sinh non hoặc nghiêm trọng hơn có thể thai chết lưu. Chính vì thế mẹ bầu cần chú ý hơn theo dõi tim thai của bé.

Xem thêm: Theo dõi cử động thai như thế nào là đúng?

Huyết áp thấp có sinh thường được không?

Theo các nghiên cứu, đa số các trường hợp huyết áp thấp đều phải sinh mổ để an toàn. Tuy nhiên cũng có thể sinh thường được. Trên thực tế vẫn chưa có khuyến cáo nào được đưa ra về vấn đề này. Việc sinh thường hay sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của bà mẹ và các yếu tố khác mà bác sĩ sẽ chỉ định sinh thường hay sinh mổ. Nếu sức khoẻ tốt, huyết áp ổn định không quá thấp thì vẫn sinh thường được.

Cách kiểm soát huyết áp khi mang thai

Sau khi đã biết huyết áp thấp có sinh thường được không, các mẹ bầu nên biết những cách giúp kiểm soát huyết áp. Huyết áp ổn định sẽ hỗ trợ và đảm bảo cho mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kì. Dưới đây là một vài cách kiểm soát huyết áp khi mang thai như:

  • Ăn uống đầy đủ và đa dạng chất dinh dưỡng.
  • Không bỏ bữa, nên chia nhiều bữa ăn trong ngày.
  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
  • Nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh thay đổi tư thế đột ngột.
  • Giữ trạng thái tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Xem thêm: Mang thai tuần 11: Tình mẫu tử thiêng liêng

huyết áp thấp có sinh thường được không
Mẹ bầu huyết áp thấp có thể đọc sách, nghe nhạc để thư giãn và giúp tinh thần thoải mái

Tóm lại, huyết áp thấp khi mang thai là tình trạng tương đối nguy hiểm. Và có thể gây khó chịu cho mẹ bầu và ảnh hưởng đến thai nhi. Chính vì thế các mẹ bầu nên theo dõi sức khoẻ cũng như huyết áp để không gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé.

Hi vọng bài viết trên đây của bác sĩ Hứa Minh Luân đã cung cấp cho bạn những thông tin về tụt huyết áp khi mang thai. Cũng như giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề huyết áp thấp có sinh thường được không. Nếu các bạn có thắc mắc hay vấn đề gì cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Tụt huyết áp khi mang thaihttps://suckhoedoisong.vn/tut-huyet-ap-khi-mang-thai-169172231.htm

    Ngày tham khảo: 22/08/2021

  2. Is It Dangerous to Have Low Blood Pressure During Pregnancy?https://www.healthline.com/health/pregnancy/low-blood-pressure-during-pregnancy

    Ngày tham khảo: 22/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người