YouMed

Kháng sinh Fluoroquinolone và các công dụng của thuốc

Dược sĩ NGUYỄN NGỌC CẨM TIÊN
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Chuyên khoa: Dược

Thuốc Fluoroquinolone là gì? Thuốc Fluoroquinolone được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên tìm hiểu thật kĩ về thuốc Fluoroquinolone trong bài viết được phân tích dưới đây nhé!

Thành phần hoạt chất: Fluoroquinolone

Thuốc có thành phần hoạt chất tương tự: Cipro, Factive, Levaquin, Avelox, Floxin,..

Thuốc Fluoroquinolone là gì?

Fluoroquinolon là kháng sinh có hiệu quả cao với nhiều đặc tính dược động học ưu việt bao gồm sinh khả dụng đường uống cao, thể tích phân bố lớn và hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng. Ngoài ra, fluoroquinolon có nguy cơ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và có nhiều tương tác thuốc-thuốc.

Như vậy, fluoroquinolones là một nhóm thuốc kháng sinh được chấp thuận để điều trị hoặc ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Thuốc kháng sinh fluoroquinolon bao gồm:

  • Ciprofloxacin.
  • Gemifloxacin.
  • Levofloxacin.
  • Moxifloxacin.
  • Ofloxacin.

Chỉ định của thuốc Fluoroquinolone

Các fluoroquinolon được chỉ định để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm:

  • Viêm phế quản do vi khuẩn, viêm phổi, viêm xoang.
  • Các tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng trong ổ bụng.
  • Nhiễm trùng xương khớp, nhiễm trùng da và mô mềm.
  • Sốt thương hàn.
  • Bệnh than.
  • Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn.

Vào năm 2016, FDA đã khuyến cáo rằng fluoroquinolon không được sử dụng để điều trị nhiễm trùng xoang, viêm phế quản và nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng, ngoại trừ những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị nào khác. Chẳng hạn, chúng có thể được dùng cho những người bị dị ứng với penicillin hoặc bị nhiễm trùng do vi khuẩn nghiêm trọng nhất định

Không nên dùng thuốc Fluoroquinolone nếu

  • Dị ứng với bất kỳ kháng sinh nào thuộc nhóm fluoroquinolone.
  • Bệnh nhân tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn Clostridium difficile.
  • Các đối tượng mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu thấp.
  • Người bệnh bị thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD); magiê, kali trong máu thấp.
  • Mắc bệnh nhược cơ.
  • Rối loạn cơ xương.
  • Các bệnh lí tim mạch.
  • Tình trạng viêm gân, đứt gân.
  • Người bệnh có chức năng thận bị suy giảm (suy thận mạn tính trung bình – nặng), cấy ghép thận,..
  • Chứng phình động mạch chủ, phẫu thuật động mạch chủ.
  • Đang mắc các hội chứng như Marfan; Ehlers-Danlos; nhược cơ bẩm sinh; Loeys-Dietz.

Cách dùng thuốc Fluoroquinolone hiệu quả

Fluoroquinolones được chia thành 2 nhóm, dựa trên phổ kháng khuẩn và dược lý học:

  • Thế hệ cũ: Ciprofloxacin, norfloxacin, và ofloxacin.
  • Thế hệ mới: Gemifloxacin, levofloxacin, và moxifloxacin.

Do vậy, cần giảm liều lượng, ngoại trừ moxifloxacin, là cần thiết cho bệnh nhân suy thận.

Các fluoroquinolones ở thế hệ cũ hơn thường được cho 2 lần/ ngày; những loại mới hơn và dạng ciprofloxacin phóng thích kéo dài được tiêm 1 lần/ ngày.

Lưu ý: người bệnh nên tuân thủ theo liều lượng cũng như thời gian điều trị cụ thể để có thể đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ thường gặp của fluoroquinolon bao gồm:

  • Viêm dạ dày, tiêu chảy liên quan đến C. difficile, nhiễm độc gan.
  • Tình trạng tinh thần thay đổi.
  • Bệnh thần kinh ngoại vi có thể xảy ra ngay sau khi dùng thuốc và có thể là vĩnh viễn. Nếu các triệu chứng xảy ra (ví dụ: đau, bỏng, ngứa ran, tê, yếu, thay đổi cảm giác), nên ngừng sử dụng fluoroquinolone để ngăn ngừa các tổn thương không hồi phục.
  • QT-khoảng thời gian kéo dài có thể xảy ra, có khả năng dẫn đến nhịp nhanh thất và gây ngừng tim đột ngột, phình động mạch chủ và bóc tách.
  • Bệnh cơ, bao gồm đứt gân Achilles , có thể xảy ra ngay cả sau khi sử dụng fluoroquinolones ngắn hạn.
  • Rối loạn đường huyết, bong võng mạc,…
  • Xuất hiện các phản ứng quá mẫn.

Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Fluoroquinolone

  • Các kháng thể quinolon dễ bị tương tác với các loại thuốc khác.
  • Thuốc kháng acid có chứa nhôm, magiê và / hoặc canxi làm giảm sự hấp thu của kháng sinh và có thể dẫn đến thất bại trong điều trị.
  • Sucralfat, muối sắt và muối kẽm, cũng có thể làm giảm hấp thu.
  • Một số quinolon mới hơn ức chế hệ thống cytochrom P450 (enoxacin, pefloxacin và ciprofloxacin). Độc tính của các thuốc được chuyển hóa bởi hệ thống cytochrom P450 được tăng cường khi sử dụng đồng thời một số quinolon.
  • Theophylin: ciprofloxacin, enoxacin và pefloxacin có thể làm tăng nồng độ thuốc đến các giá trị độc hại.
  • Warfarin và cyclosporin không bị ảnh hưởng.

Những lưu ý khi dùng thuốc Fluoroquinolone

Fluoroquinolon là một nhóm thuốc kháng khuẩn được phê duyệt để điều trị một số loại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Do vậy, không nên kê đơn fluoroquinolon cho những bệnh nhân có các lựa chọn điều trị khác đối với bệnh:

  • Viêm xoang cấp do vi khuẩn.
  • Đợt cấp do vi khuẩn cấp tính của viêm phế quản mãn tính.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng.

Ngoài ra, vì Fluoroquinolones hoạt động bằng cách tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có thể gây bệnh. Giống như các loại thuốc kháng khuẩn khác, fluoroquinolon không điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi rút gây ra như cảm lạnh hoặc cúm.

Không những vậy, các tác dụng phụ thường gặp bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt, choáng váng hoặc khó ngủ.

Các phản ứng phụ nghiêm trọng bao gồm đau khớp hoặc gân bất thường, yếu cơ, cảm giác ngứa ran hoặc kim châm “kim châm”, tê tay hoặc chân, lú lẫn, ảo giác và lượng đường trong máu thấp đáng kể.

Các đối tượng sử dụng đặc biệt

1. Phụ nữ có thai

Quinolones và fluoroquinolones là những loại thuốc kháng sinh hiệu quả cao. Tuy nhiên, những lo ngại về tác dụng có hại có thể xảy ra đã hạn chế việc sử dụng chúng trong thai kỳ.

Do vậy, cần thận trọng khi sử dụng thuốc trên đối tượng này sau khi cân nhắc lợi ích cũng như nguy cơ.

2. Phụ nữ cho con bú

Ciprodex chỉ nên được sử dụng khi được kê đơn trong thời kỳ mang thai. Thuốc đi vào sữa mẹ nhưng không có khả năng gây hại cho trẻ bú mẹ.

Ciprofloxacin được bài tiết qua sữa mẹ ở cả động vật và người.

Hiện nay ciprofloxacin có nhiều bằng chứng nhất về tính an toàn và hiệu quả ở trẻ em. Cụ thể, BNF C 2006 khuyến cáo ciprofloxacin và lưu ý rằng nên tìm bác sĩ để được tư vấn nếu muốn sử dụng các fluorquinolon khác phù hợp để sử dụng trong hầu hết các điều kiện mà fluoroquinolon được chỉ định.

3. Lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể gây ra các tác động trên hệ thần kinh như đau đầu, chóng mặt hoặc buồn ngủ.

Do đó, cần thận trọng khi dùng thuốc trên các đối tượng đòi hỏi sự tập trung cao độ khi làm việc như lái xe cũng như vận hành máy móc.

Xử trí khi quên một liều thuốc Fluoroquinolone

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.

Cách bảo quản

  • Để thuốc Fluoroquinolone  tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Fluoroquinolone ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là < 30°C.

Bên trên là những thông tin sử dụng thuốc Fluoroquinolone. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Fluoroquinolonehttps://www.webmd.com/cold-and-flu/qa/what-are-the-risks-of-fluoroquinolones-and-when-are-they-not-worth-the-benefit

    Ngày tham khảo: 11/11/2020

  2. Cipro, Levaquin & Avelox Side Effectshttps://www.drugwatch.com/cipro-levaquin-avelox/side-effects/

    Ngày tham khảo: 11/11/2020

  3. Who should not take CIPROFLOXACIN?https://www.webmd.com/drugs/2/drug-7748/ciprofloxacin-oral/details/list-contraindications

    Ngày tham khảo: 11/11/2020

  4. Fluoroquinolonehttps://www.fda.gov/media/114192/download

    Ngày tham khảo: 11/11/2020

  5. Drug interactions with quinolone antibacterialshttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/1524699/

    Ngày tham khảo: 11/11/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người