Những điều cần biết về Caffeine
Nội dung bài viết
Caffeine là gì và được dùng trong những trường hợp nào? Cần lưu ý gì về những tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu thật kỹ Caffeine trong bài viết được phân tích dưới đây của Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên nhé!
Thành phần hoạt chất: Caffeine.
Caffeine là chất gì?
Caffeine là một chất đắng xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực vật, bao gồm:
- Hạt cà phê.
- Lá trà.
- Hạt kola, được sử dụng để hương vị nước ngọt colas.
- Hoặc có trong vỏ quả ca cao, được sử dụng để làm socola.
Ngoài ra, nó còn được tổng hợp nhân tạo và được thêm vào một số loại thuốc, thực phẩm và đồ uống như:
- Một số loại thuốc giảm đau.
- Thuốc cảm lạnh.
- Và thuốc không kê đơn để cảnh giác có chứa caffeine tổng hợp.
Hầu hết mọi người tiêu thụ caffeine từ đồ uống. Tuy hàm lượng trong các loại đồ uống khác nhau và có thể thay đổi rất nhiều. Nhưng chung các loại đồ uống chứa caffein có gồm:
- Một tách cà phê 240 ml: ~ 95 – 200 mg.
- Lon coca dung tích 355 ml: ~ 35 – 45 mg.
- Thức uống năng lượng dung tích 240 ml: ~ 70 – 100 mg.
- Một tách trà khoảng 240 ml: ~ 14 – 60 mg.
Caffeine hoạt động như thế nào?
Caffeine hoạt động bằng cách kích thích thần kinh trung ương, tim, cơ bắp và các trung tâm kiểm soát huyết áp. Lưu ý chất này có thể làm tăng huyết áp, nhưng có thể không có tác dụng này ở những đối tượng sử dụng chất này mọi lúc.
Ngoài ra, Caffeine cũng có thể hoạt động làm tăng lưu lượng nước tiểu và tác dụng này không phải xảy ra trên bất kỳ ai đã dùng chúng.
Tác dụng của Caffeine
- Kích thích hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp tỉnh táo hơn và cung cấp và tăng cường năng lượng.
- Giúp cơ thể loại bỏ lượng muối và nước bằng cách đi tiểu nhiều hơn. Hoạt động như một thuốc lợi tiểu.
- Tăng giải phóng axit trong dạ dày, đôi khi dẫn đến đau dạ dày hoặc ợ nóng.
- Làm tăng huyết áp.
- Ngoài ra, có thể cản trở sự hấp thụ canxi trong cơ thể.
Xem thêm bài viết: Tình trạng say cà phê và cách xử trí
Trường hợp không nên dùng
Không được dùng caffeine nếu mẫn cảm với thành phần này.
Cách dùng hiệu quả
Cách dùng
- Mỗi một chế phẩm với dung tích khác nhau thì có thể chứa các hàm lượng khác nhau.
- Phần lớn được hấp thu vào cơ thể ở đường uống như cafe pha, nước trà…
Liều dùng
Liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu dùng với mục đích điều trị bệnh thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Đối với đau đầu:
- Sử dụng 100 – 250 mg caffeine/ngày.
- Ngoài ra, chất này cũng đã được sử dụng cùng với acetaminophen, aspirin, ergotamine và sumatriptan.
Với tình trạng đau đầu sau khi gây tê ngoài màng cứng:
- Sử dụng 300 mg caffeine.
Giúp tỉnh táo về tinh thần:
- Dùng 100 – 600 mg caffeine mỗi ngày.
- Có thể dùng cùng với taurine, glucose và L-theanine.
Bệnh hen suyễn:
- Dùng với liều 9 mg caffeine/kg.
Cải thiện hiệu suất thể thao:
- 2 – 10 mg caffeine/kg.
Điều trị tình trạng đau:
- Liều 50 – 130 mg caffeine.
- Sử dụng với thuốc giảm đau bao gồm acetaminophen, propyphenazone và ibuprofen.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra
Đối với hầu hết mọi người, khi tiêu thụ tới 400mg caffeine mỗi ngày thường sẽ không có nguy hại gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, tác hại của caffeine có thể xảy ra nếu dùng quá liều có thể bao gồm:
- Cảm giác bồn chồn và run rẩy.
- Mất ngủ.
- Nhức đầu, chóng mặt.
- Rối loạn nhịp tim: tim đập bất thường hoặc nhịp tim nhanh.
- Tình trạng mất nước.
- Sự lệ thuộc vào caffeine.
Tương tác khi dùng chung với Caffeine
- Ma hoàng: Trộn caffeine với thuốc này – được sử dụng trong thuốc thông mũi – có thể làm tăng nguy cơ huyết áp cao, đau tim, đột quỵ hoặc co giật.
- Theophylin: Thuốc được sử dụng để mở đường dẫn khí phế quản, có xu hướng có một số tác dụng giống như caffeine. Vì vậy, dùng nó với cafein có thể gây ra một số tác dụng phụ chẳng hạn như buồn nôn và tim đập nhanh.
- Đông trùng hạ thảo: Bổ sung thảo dược này, đôi khi được sử dụng để ngăn ngừa cảm lạnh hoặc nhiễm trùng khác, có thể làm tăng nồng độ caffeine trong máu của bạn và có thể làm tăng tác dụng khó chịu.
Những lưu ý khi dùng Caffeine
- Thận trọng trên đối tượng mang thai và phụ nữ cho con bú vì chất caffeine đi qua nhau thai/ sữa mẹ có thể gây hại cho thai nhi/ trẻ bú mẹ.
- Với những đối tượng bị rối loạn giấc ngủ bao gồm mất ngủ cần nên cẩn thận khi sử dụng các chế phẩm có chứa cafein.
- Ngoài ra, cần thận trọng khi dùng ở những bệnh nhân có chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu mãn tính khác; có cảm giác lo lắng, bị xuất huyết ở đường tiêu hóa, loét đường tiêu hóa. Hoặc xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim: tim nhanh hoặc tim không đều.
- Dùng một số loại thuốc hoặc chất bổ sung, bao gồm chất kích thích, một số loại thuốc kháng sinh, thuốc hen và thuốc trợ tim cần phải được bác sĩ tư vấn cẩn thận
- Trẻ em có thể đặc biệt nhạy cảm với tác dụng của caffeine. Vì thế, ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể gây ra tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như bồn chồn và khó ngủ.
- Dùng chất này ngay cả vào buổi chiều, có thể cản trở giấc ngủ. Ngay cả một lượng nhỏ mất ngủ cũng có thể làm tăng thêm và làm phiền sự tỉnh táo và hiệu suất ban ngày. Từ đó, có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
- Lưu ý, việc sử dụng caffeine để che giấu tình trạng thiếu ngủ có thể tạo ra một chu kỳ không mong muốn.
Cách giảm dần thói quen dùng Caffeine
Để thay đổi thói quen dùng, hãy thử những lời khuyên sau:
Chú ý đến lượng caffeine nhận được từ thực phẩm và đồ uống, bao gồm cả nước tăng lực.
Cắt giảm dần:
- Uống < 1 lon soda hoặc uống 1 tách cà phê nhỏ hơn mỗi ngày.
- Hoặc tránh uống đồ uống chứa chất caffeine vào cuối ngày.
Rút ngắn thời gian ủ hoặc ngâm thảo dược:
- Khi pha trà, ủ trong thời gian ngắn hơn.
- Điều này cắt giảm hàm lượng cafein từ trà.
Hoặc chọn các loại trà thảo dược không có caffeine.
Kiểm tra chai:
- Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có chứa caffeine.
- Thay vào đó, hãy tìm thuốc giảm đau không chứa caffeine.
Caffeine là một phần trong thói quen hàng ngày của hầu hết con người ngày nay. Thông thường, chúng sẽ không gây ra vấn đề sức khỏe. Nhưng hãy chú ý đến tác dụng phụ có thể có và sẵn sàng cắt giảm nếu cần thiết.
Xử trí khi đột ngột ngưng dùng Caffeine
Nếu bạn đã tiêu thụ chúng một cách thường xuyên và sau đó đột ngột dừng lại, bạn có thể đã rút caffeine. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Nhức đầu.
- Buồn ngủ.
- Cáu gắt.
- Buồn nôn.
- Khó tập trung.
Những triệu chứng này thường biến mất sau một vài ngày.
Cách bảo quản
- Để chế phẩm tránh xa tầm tay của trẻ em và thú cưng trong nhà.
- Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
- Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là từ 15 – 30°C.
Bên trên là những thông tin sử dụng chất Caffeine. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ một triệu chứng nào bất thường để có thể được xử trí và hỗ trợ kịp thời nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Caffeinhttps://medlineplus.gov/caffeine.html
Ngày tham khảo: 06/10/2020
-
Caffeine: How much is too much?https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/caffeine/art-20045678
Ngày tham khảo: 06/10/2020
-
Caffeine - Uses, Side Effects, And Morehttps://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-979/caffeine
Ngày tham khảo: 06/10/2020