8 kinh nghiệm mở phòng khám tại nhà cho bác sĩ mới bắt đầu
Nội dung bài viết
Trong bối cảnh phòng khám tư được mở ra ngày càng nhiều, bác sĩ có dự định mở phòng khám tại nhà sẽ không khỏi lo lắng: Xây dựng phòng khám như thế nào đạt chuẩn chất lượng và có thể cạnh tranh trên thị trường? Quản lý phòng khám ra sao để mang về doanh thu và hạn chế rủi ro? Đừng quá lo lắng vì YouMed sẽ chia sẻ 8 kinh nghiệm mở phòng khám tại nhà được đúc kết từ nhiều bác sĩ đã thành công trong lĩnh vực này.
1. Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết
Lập kế hoạch kinh doanh là bước quan trọng nhất khi mở phòng khám tại nhà. Một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết sẽ giúp bạn hiểu rõ mục tiêu mà phòng khám muốn đạt được, cách thức để đạt được chúng, các nguồn lực cần thiết và dự tính các rủi ro có thể xảy ra.
Để lập kế hoạch, bạn nên tìm hiểu kỹ càng và đi dần từng bước từ việc phác thảo cho đến cụ thể ý tưởng của mình. Đôi khi việc lập kế hoạch kinh doanh chi tiết có thể quá sức với một số bác sĩ mới bắt đầu. Lúc này, bạn nên tìm đến các nhà tư vấn chiến lược kinh doanh giàu kinh nghiệm để được hỗ trợ.
Một số hạng mục bạn cần lưu ý để có bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả gồm:
Tìm hiểu thị trường và nhu cầu
Trước khi mở phòng khám tại nhà, hãy hiểu rõ thị trường và nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tại khu vực bạn sinh sống. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn xác định được nhóm bệnh nhân tiềm năng, hiểu được nhu cầu, mong đợi của họ đối với dịch vụ y tế và đối thủ cạnh tranh.
Điều này không chỉ giúp bác sĩ định hình được dịch vụ của mình sao cho phù hợp, mà còn là cơ sở để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả.
Xác định mục tiêu kinh doanh
Sau khi hiểu rõ thị trường và nhu cầu, hãy thiết lập các mục tiêu kinh doanh cụ thể, theo nguyên tắc SMART: Specific (Tính cụ thể), Measurable (Đo lường được), Achievable (Khả năng thực hiện), Realistic (Tính thực tế), Time-bound (Khung thời gian).
Các mục tiêu này có thể về doanh thu, số lượng bệnh nhân, chất lượng dịch vụ. Mục tiêu càng cụ thể sẽ càng dễ đánh giá hiệu quả hoạt động và định hướng phát triển trong tương lai.
Dự trù chi phí và chuẩn bị nguồn vốn
Bạn cần tính toán cẩn thận tất cả các chi phí để mở và duy trì hoạt động phòng khám. Bên cạnh đó, việc xác định nguồn vốn có sẵn hay vay ngân hàng, tìm kiếm nhà đầu tư cũng rất quan trọng. Lập kế hoạch tài chính cụ thể là một kinh nghiệm mở phòng khám tại nhà, không chỉ giúp bạn kiểm soát nguồn vốn hiệu quả mà còn cần thiết cho việc huy động vốn.
Các chi phí cho việc thành lập phòng khám như:
- Chi phí cơ sở vật chất: thuê mặt bằng (nếu chưa có sẵn), chi phí cải tạo không gian tại nhà để phù hợp với việc khám chữa bệnh,…
- Mua sắm trang thiết bị y tế: các thiết bị cần thiết cho phòng khám như giường khám, máy đo huyết áp, thiết bị chẩn đoán, v.v…
- Hệ thống quản lý: mua sắm phần mềm quản lý phòng khám, hệ thống bảo mật thông tin bệnh nhân.
- Giấy phép và bảo hiểm: chi phí để đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề, và các loại bảo hiểm cần thiết.
Sau khi phòng khám đi vào hoạt động, các khoản chi phí có thể bao gồm:
- Chi phí nhân sự: Lương cho bác sĩ, y tá, nhân viên hỗ trợ.
- Chi phí vận hành: Bao gồm tiền điện, nước, vật tư tiêu hao, thuốc men.
- Chi phí bảo trì: Chi phí duy trì và sửa chữa thiết bị, cập nhật phần mềm.
- Chi phí marketing và quảng cáo: Chi phí cho các hoạt động tiếp thị để thu hút bệnh nhân mới và duy trì mối quan hệ với bệnh nhân hiện tại.
Kế hoạch tổ chức và quản lý nhân sự
Một kinh nghiệm mở phòng khám tại nhà quan trọng khác chính là lập kế hoạch tuyển dụng và quản lý nhân sự. Bạn cần xác định số lượng và chuyên môn của nhân viên cần tuyển, bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, và nhân viên hỗ trợ. Đồng thời, bạn cũng cần lên kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự để đảm bảo họ có thể cung cấp dịch vụ chất lượng cao cho bệnh nhân.
Phân tích thách thức, rủi ro
Hãy nhận diện và phân tích các thách thức, rủi ro mà phòng khám có thể gặp phải khi thành lập và trong quá trình hoạt động. Điều này bao gồm các vấn đề pháp lý, y tế, tài chính và thậm chí là công nghệ thông tin. Từ đó đưa ra những phương án giải quyết kịp thời, hiệu quả để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của phòng khám.
2. Hoàn thiện các thủ tục pháp lý và xin giấy phép
Kinh nghiệm mở phòng khám tại nhà, bạn cần đảm bảo tuân thủ các thủ tục pháp lý và xin các giấy phép cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam. Dưới đây là một số kinh nghiệm về các thủ tục pháp lý và xin giấy phép mở phòng khám:
- Đăng ký kinh doanh: Bạn cần đăng ký doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được công nhận là cơ sở y tế hợp pháp.
- Giấy phép hành nghề và giấy phép hoạt động: Bác sĩ trong phòng khám cần có giấy phép hành nghề hợp lệ, và phòng khám cần được cấp giấy phép hoạt động.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất: Phòng khám cần đạt các tiêu chuẩn về không gian, vệ sinh, và trang thiết bị,…
- Tiêu chuẩn chất lượng và an toàn dịch vụ: Phòng khám cần tuân thủ các tiêu chuẩn như quản lý và xử lý chất thải y tế, bảo đảm vệ sinh khi khám chữa bệnh, duy trì cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, bảo mật hồ sơ bệnh nhân,… theo quy định.
- Thuế: Phòng khám cần đăng ký và nộp thuế theo quy định của pháp luật.
- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: Thực hiện các yêu cầu về bảo hiểm cho nhân sự theo quy định.
3. Liên thông đơn thuốc điện tử và Cổng dược quốc gia
Theo Thông tư 27/2021/TT-BYT, tất cả các bệnh viện, cơ sở y tế và phòng khám trên toàn quốc phải kê đơn thuốc điện tử thay cho đơn thuốc viết tay và liên thông với Cổng dược quốc gia.
Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các phòng khám tư nhân để giảm thiểu sai sót trong quá trình khám chữa bệnh do nhầm lẫn thông tin ở đơn thuốc viết tay.
Để thực hiện kê đơn thuốc điện tử và liên thông với Cổng dược quốc gia, các bác sĩ có thể sử dụng các phần mềm quản lý phòng khám đã được đồng bộ hóa. Những phần mềm này không chỉ hỗ trợ kê đơn điện tử, mà còn đảm bảo thông tin được cập nhật trực tiếp lên Cục quản lý khám chữa bệnh và liên thông với Cổng dược quốc gia, giúp quá trình quản lý trở nên hiệu quả và chính xác hơn.
Ngày càng nhiều phần mềm quản lý phòng khám ra đời giúp cho việc vận hành phòng khám hiện đại và dễ dàng hơn. Vậy hiện nay có những phần mềm nào được các bác sĩ đánh giá cao? Có những tiêu chí nào cần lưu ý để lựa chọn được phần mềm phù hợp với phòng khám của bạn? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết Top 5 phần mềm quản lý phòng khám chất lượng mà YouMed đã tổng hợp, mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé!
4. Tạo trải nghiệm dịch vụ tốt bệnh nhân
Tạo trải nghiệm dịch vụ tốt không chỉ gây ấn tượng với bệnh nhân, mà còn giúp hình thành tệp người bệnh trung thành với phòng khám. Khi bệnh nhân có những trải nghiệm tích cực, họ không chỉ quay lại khi cần. Mà còn có thể giới thiệu phòng khám của bạn cho người khác.
Để tối ưu trải nghiệm thăm khám của người bệnh, bác sĩ mở phòng khám nên xem xét những điểm sau:
- Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình hỗ trợ bệnh nhân trong mọi tình huống.
- Tối ưu hóa quy trình khám bệnh đơn giản, nhanh chóng.
- Hỗ trợ đặt lịch khám trước cho bệnh nhân để tiết kiệm thời gian, hạn chế chờ đợi tại phòng khám.
- Sử dụng hệ thống quản lý phòng khám tích hợp nhiều tiện ích như quản lý và bảo mật hồ sơ bệnh nhân, đặt lịch khám, dịch vụ tư vấn trực tuyến cho trường hợp không cần thiết phải đến phòng khám, thanh toán online,… tạo trải nghiệm đi khám thuận tiện cho người bệnh.
- Cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch cho bệnh nhân về các dịch vụ khám chữa bệnh, chi phí, và các lựa chọn điều trị,…
- Thực hiện khảo sát và ghi nhận những phản hồi của người bệnh về các dịch vụ. Điều này không chỉ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ, mà còn xây dựng mối quan hệ giữa bệnh nhân và phòng khám.
5. Quản lý hồ sơ dữ liệu phòng khám
Quản lý hồ sơ và bệnh án là một phần không thể thiếu khi kinh doanh phòng khám. Với phần mềm quản lý hiện đại, các bác sĩ có thể lưu trữ và sắp xếp hồ sơ bệnh nhân trực tuyến, dễ dàng tìm kiếm và bảo mật thông tin quan trọng. Sử dụng phần mềm quản lý phòng khám sẽ giúp khắc phục được những yếu điểm của các phương pháp lưu trữ truyền thống.
Trước đây, việc quản lý hồ sơ thủ công rất mất thời gian và dễ dẫn đến sai sót, mất mát thông tin. Một số bác sĩ đã chuyển sang sử dụng phần mềm văn phòng như Excel, tuy nhanh chóng hơn nhưng không đảm bảo bảo mật. Trong khi đó, phần mềm quản lý chuyên dụng không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, mà còn nâng cao độ chính xác và bảo mật trong quản lý hồ sơ bệnh án.
6. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị y tế
Để mang lại trải nghiệm khám bệnh thoải mái và hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Phòng khám cần trang bị các thiết bị y tế và cơ sở vật chất hiện đại, phù hợp cho việc khám, chữa các bệnh chuyên khoa.
Cùng với việc kê đơn thuốc và quản lý hồ sơ điện tử, việc điện tử hóa quản lý thiết bị y tế cũng là vấn đề mà bác sĩ mở phòng khám cần quan tâm.
Kinh nghiệm trong quản lý các thiết bị y tế là sử dụng phần mềm quản lý phòng khám có thể kết nối trực tiếp với các thiết bị; cho phép bác sĩ xem và trả kết quả ngay trên phần mềm mà không cần nhập liệu thủ công. Điều này giúp giảm thiểu sai sót, hỗ trợ bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị chính xác và hiệu quả hơn.
7. Kế hoạch marketing và quảng bá cho phòng khám
Một chiến lược marketing hiệu quả có thể giúp phòng khám thu hút nhiều bệnh nhân hơn. Từ đó tăng số lượng khách hàng và cải thiện doanh thu cho phòng khám.
Trong thời đại 4.0, bác sĩ có thể tận dụng mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, hay các công cụ tìm kiếm như Google để tiếp cận các bệnh nhân tiềm năng.
Bên cạnh đó, các kênh truyền thống như báo chí, truyền hình, hay phát tờ rơi cũng có thể được cân nhắc để quảng bá hình ảnh bác sĩ, phòng khám.
8. Kinh nghiệm quản lý phòng khám hiệu quả với phần mềm quản lý phòng khám
Lần đầu mở phòng khám tại nhà có thể khiến nhiều bác sĩ cảm thấy bỡ ngỡ vì phải đối mặt với hàng loạt vấn đề, từ lúc lập kế hoạch đến khi thành lập và vận hành phòng khám.
Một giải pháp toàn diện cho việc quản lý phòng khám được nhiều bác sĩ chia sẻ chính là sử dụng các phần mềm quản lý phòng khám, trong đó có YouMed Clinic. Là sản phẩm của công ty TNHH YouMed Việt Nam, giải pháp quản lý phòng khám YouMed Clinic có thể giúp các bác sĩ mới mở phòng khám giải quyết các vấn đề:
1. Liên thông đơn thuốc điện tử và Cổng dược quốc gia
YouMed là đơn vị được phép đồng bộ Đơn thuốc điện tử lên Cục quản lý khám chữa bệnh và liên thông Cục quản lý Dược quốc gia. Các bác sĩ có thể kê khai đơn thuốc theo thông tư 27/2021/TT-BYT một cách dễ dàng.
2. Tối ưu trải nghiệm dịch vụ cho bệnh nhân
YouMed Clinic giúp tối ưu hóa quy trình khám bệnh từ việc đặt lịch hẹn, quản lý khám chữa bệnh, đến thanh toán điện tử. Phần mềm còn hỗ trợ dịch vụ tư vấn trực tuyến và cung cấp thông tin rõ ràng, minh bạch cho bệnh nhân.
3. Quản lý và bảo mật hồ sơ, dữ liệu phòng khám
Sử dụng phần mềm YouMed Clinic cho phép bác sĩ lưu trữ và truy cập dữ liệu bệnh nhân một cách nhanh chóng, đảm bảo tính bảo mật cao.
4. Điện tử hóa việc quản lý thiết bị y tế
YouMed Clinic có khả năng kết nối với các thiết bị y tế như máy chẩn đoán hình ảnh, máy siêu âm, hay máy nội soi,… Hỗ trợ công tác khám, chữa bệnh của bác sĩ thuận tiện và hiệu quả cao.
5. Quảng bá hình ảnh bác sĩ và phòng khám
Sử dụng YouMed Clinic, bác sĩ có thể được hỗ trợ truyền thông như xây dựng trang thông tin bác sĩ, phòng khám chuyên nghiệp, được tối ưu SEO trên công cụ tìm kiếm như Google.
Ngoài ra, phòng khám của bác sĩ còn được tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm Google Maps, giúp bệnh nhân dễ dàng tìm thấy và tiếp cận dịch vụ.
YouMed Clinic còn có nhiều tính năng tiện ích khác mà bác sĩ có thể tìm hiểu thêm qua bài viết Phần mềm quản lý phòng khám YouMed Clinic – Giải pháp quản lý bệnh nhân hiện đại.
Đặc biệt, bác sĩ có thể trải nghiệm dùng thử miễn phí phần mềm YouMed Clinic đến 6 tháng cho phòng khám của mình. Để đăng ký sử dụng, bác sĩ truy cập tại đây và để lại thông tin liên lạc. Nhân viên YouMed sẽ liên hệ trong vòng 24 giờ để tư vấn và giải đáp những thắc mắc của bác sĩ về phần mềm.
Trên đây là 8 kinh nghiệm mở phòng khám tại nhà được nhiều bác sĩ chia sẻ trong hành trình khởi nghiệp của mình. Hy vọng những nội dung trên sẽ giúp ích cho quá trình thành lập và vận hành phòng khám của các bác sĩ.